FANTOM (FTM) - Đắp mộ cuộc tình với Andre Cronje
Fantom khởi đầu năm 2022 hoành tráng với lượng tiền khoá lại ở các dự án DeFi tăng nhanh chống để rồi biến cố Andre Cronje ập đến.
Fantom là gì?
Fantom cũng là một trong những nền tảng tương thích với Ethereum. Giống như những nền tảng nổi bật trong thời gian qua như BSC, Polygon, Near, Avalanche…
Sự khác biệt chính giữa Fantom và các nền tảng khác. Là Fantom tạo ra một blockchain mới cho mỗi dApp được triển khai trên nó. Điều này cho phép khối lượng công việc được trải rộng trên các blockchain và hỗ trợ khả năng mở rộng. Thay vì lưu trữ tất cả thông tin trên một chuỗi duy nhất. Fantom chia sẻ thông tin đó ra hàng trăm blockchains. Các blockchains này đều được kết nối và sử dụng chung một mô hình đồng thuận.
Đẩy nhanh tính cuối cùng của giao dịch trên Fantom
Trên Fantom. Việc chuyển tiền chỉ mất 1 giây trong khi chỉ tốn 0,0000001 đô la.
Giống như Avalanche. Fantom muốn giải quyết tính cuối cùng của giao dịch. Không cần phải chờ lâu để đợi giao dịch chắc chắn hoàn thành.
Tính cuối cùng của giao dịch là đảm bảo rằng các giao dịch không thể bị thay đổi sau khi chúng đã được hoàn thành. Nó được sử dụng để đo lượng thời gian người dùng phải đợi để nhận được xác nhận rằng một giao dịch được thực hiện trên blockchain sẽ không bị thay đổi hoặc bị hủy bỏ.
Trên Fantom. Thời gian cuối cùng của giao dịch thường là khoảng 1 đến 2 giây
Fantom giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng này bằng cách cung cấp cho mỗi dApp một blockchain độc lập của riêng nó. Giống như mỗi ứng dụng có một máy tính riêng lẻ để chạy nó
Thay vì một cái máy tính gánh hết tất cả các apps bên trong. Thì giờ chia ra mỗi cái máy tính gánh một app. Để khi cần mở lên một loạt apps cùng một lúc thì cái máy tính gánh nhiều apps sẽ bị đơ. Và mỗi cái máy tính sẽ được tùy chỉnh phần cứng lẫn phần mềm để phù hợp với cái app được cài lên. Các máy tính đó được kết nối với nhau và từng app của máy tính này có thể tương tác với app kia trên máy tính nọ.
Cách hoạt động của Fantom
Lachesis
Lachesis là một thuật toán đồng thuận đặc biệt dành cho các mạng DAG. Được sửa đổi từ cơ chế bằng chứng cổ phần (PoS).
Trong Lachesis. Mỗi validator có DAG riêng chứa cấu trúc giao dịch và trình tự thời gian. Vì vậy, validator chỉ cần tuân theo cấu trúc DAG của riêng họ. Điều này cho phép mỗi validator đạt được sự đồng thuận một cách độc lập.
Tất cả các validator có thể xác minh các giao dịch mà không cần phải khớp dữ liệu với nhau. Vì thuật toán đảm bảo rằng mỗi validator được cung cấp một tập hợp các giao dịch khác nhau. Phương pháp xác minh này còn được gọi là bằng chứng cổ phần không cần người lãnh đạo.
Lachesis hỗ trợ triển khai mạng chính Opera của Fantom. Sử dụng Máy ảo Ethereum (EVM) và nó tương thích với Ethereum.
Mỗi dApp phát triển trên Fantom được tách ra thành một blockchain độc lập. Có thể tùy chỉnh theo nhu cầu từng dApp. Nhưng khác với Cosmos là cơ chế Hub với Zone. Các blockchain được kết nối vào Hub phải tự bảo vệ mạng lưới của họ. Tuy nhiên, các blockchain độc lập trên Fantom đều được gắn vào Lachesis. Tất cả các blockchains có thể tương tác qua lại với nhau và được hưởng lợi từ tốc độ và tính bảo mật của cơ chế đồng thuận aBFT của Fantom.
Mỗi blockchain bên trong Fantom hoàn toàn có thể tùy chỉnh theo cách sử dụng cụ thể.
aBFT
Fantom là một mạng PoS (Proof of Stake).
Nhưng trong PoS có nhiều cách khác nhau để đạt được sự đồng thuận. Fantom sử dụng phương pháp đồng thuận được gọi là aBFT. Thuật ngữ aBFT đơn giản có nghĩa là mỗi node có thể xử lý thông tin một cách độc lập. Mạng có thể hoạt động ngay cả khi một số node khác có thông tin không chính xác.
Sự đồng thuận aBFT của Fantom cho phép các giao dịch được xử lý không đồng bộ. Tăng tốc độ và thông lượng của giao dịch so với các sổ cái BFT đồng bộ như trên mạng Ethereum và Bitcoin. Như trong mạng lưới Bitcoin. Khi có giao dịch xuất hiện, nó được phát sóng ra cho tất cả các node đều biết. Còn ở Fantom thì không cần thiết. Nó chỉ phát sóng ra cho những node gần đó biết và xác nhận luôn, nên rút ngắn thời gian lại.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt của Fantom là việc nó sử dụng phiên bản riêng của hệ thống aBFT mà nó đặt tên là Lachesis. Đây là một dạng của hệ thống aBFT. Nhưng thay vì ghi lại các giao dịch thành một chuỗi khối dài vô tận mà người ta thường gọi là blockchain thì chúng được ghi lại trong cái được gọi là DAG (Đồ thị vòng quay được hướng dẫn).
Fantom sử dụng mô hình DAG
Với những blockchain hiện tại như hình bên trái là một chuỗi khối dài được khoá lại vào nhau và không thay đổi lịch sử được. Còn Fantom sử dụng mô hình mới gọi là DAG.
Như có thể thấy ở trên. Không giống như một chuỗi khối. Một DAG có thể có nhiều chuỗi giao dịch được xử lý cùng một lúc. Điều này làm cho mạng tương thích cao với các mạng khác và giải quyết hiệu quả vấn đề phi tập trung. Khả năng mở rộng và bảo mật cùng một lúc.
Fantom có thể phá vỡ các ràng buộc của 'bộ ba blockchain' bởi vì về mặt kỹ thuật nó không phải là một blockchain. Mà là một DAG.
Nói tóm lại. Khả năng chịu lỗi Byzantine không đồng bộ (aBFT). Cho phép mạng đạt được sự đồng thuận trung thực, ngay cả khi 1/3 số nút đang hoạt động có hại.
DeFi trên Fantom (FTM)
Fantom là một trong số ít các nền tảng tích hợp hỗ trợ mạnh mẽ cho hệ sinh thái DeFi.
Fantom là một trong những nền tảng có lĩnh vực DeFi phát triển nhanh nhất. Có thể thấy được điều này qua số tiền khoá lại của Fantom đạt đỉnh hơn 12 tỷ đô la và vươn lên vị trí thứ 3 dựa trên TVL (tổng tiền được khoá lại) vào ngày 24/1/2022.
Ngoài ra, với khả năng tương thích với Ethereum. Các ứng dụng DeFi lớn như Curve và Yearn Finance đã có khả năng tương thích với Fantom. Giúp chuyển tiền từ Ethereum sang Fantom.
Fantom Opera ra mắt Mainnet vào cuối năm 2019 và Fantom bắt đầu tập trung xây dựng DeFi qua sự ra mắt của fWallet. Trong chiếc ví đa năng này. Bạn có thể swap, staking, đúc đồng ổn định bằng FTM trực tiếp trên ví.
Khác với các nền tảng layer 1 đang làm là họ sẽ dành token để trả thưởng cho người tham gia vào DeFi nhằm thu hút số lượng người mới. Fantom chọn thưởng số tiền đó cho các dự án xây dựng trên Fantom với số lượng lên đến 370 triệu FTM.
Hiệu quả của gói kích thích được đưa ra vào tháng 9/2021 - Nguồn: defillama
Đầu năm 2022 TVL của Fantom tăng trở lại qua sức nóng từ mô hình Ve(3,3). Được áp dụng ở Solidly AMM do Andre Cronje và Daniele Sestagalli phát triển. Đây là hai cái tên nổi bật của thị trường DeFi với vô số dự án được ra đời trước đó. Đặc biệt là Yearn Finance được sáng lập bởi Andre Cronje. Ông cũng là cố vấn kỹ thuật cho Fantom Foundation từ 2018. Cronje đã đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn và mở rộng sự phát triển đa chuỗi của Fantom và đã giúp khởi chạy cầu nối của nó với Ethereum.
Khi tầm ảnh hưởng của một vài cá nhân tác động quá lớn đến nền tảng nào đó. Thì nó cũng kéo theo nhiều hệ luỵ khi họ rời đi.
Và chuyện gì đến cũng đến…
Ngày 26/3/2022 Andre Cronje tuyên bố rời khỏi DeFi. Ngừng cống hiến cho 25 dự án đang thực hiện.
Thông tin được xác nhận bởi Fantom Foundatio việc Andre Cronje rời đi.
We're extremely grateful to Andre for all he did for crypto as a whole.
— Fantom Foundation (@FantomFDN) March 6, 2022
However, Fantom isn't and never was a one man team.
There are 40+ people working at Fantom.
Có lẽ đây là một thời điểm khó khăn đối với Fantom nói chung và hệ sinh thái DeFi Fantom nói riêng. Khi dự án mới phát hành trên Fantom là Solidly AMM gặp nhiều trở ngại. Cùng với việc mất đi một thành viên chất lượng ở mảng DeFi là Andre Cronje.
Token FTM
Mã thông báo FTM của Fantom được sử dụng để đặt cược, quản trị, thanh toán và phí. Với tổng nguồn cung là 3,175 tỷ FTM. Người dùng có thể đặt cược FTM với 4% APY hoặc chọn phần thưởng linh hoạt của Fantom và khóa FTM của họ với mức lên đến 12% APY .
Tùy theo số lượng FTM và số ngày bạn khoá lại mà phần trăm trả thưởng sẽ khác nhau. Khóa tối đa 365 ngày
Việc bán mã thông báo của Fantom đã được triển khai vào tháng 6 năm 2018. Các mã thông báo FTM được bán với giá 0,043 đô la.
Fantom đã nhận được các khoản đầu tư lớn. Bao gồm khoản đầu tư 35 triệu đô la từ công ty đầu tư nổi tiếng Alameda Research.
Nhà sáng lập đầu tiên của Fantom là một tiến sĩ khoa học máy tính có tên là Ahn Byung Ik đến từ Hàn Quốc. Nhưng hiện tại ông đã từ bỏ dự án và bạn không còn tìm thấy một dấu vết Fantom nào trên trang Linkedin của ông ấy. Hiện tại Fantom Foundation được dẫn dắt bởi giám đốc điều hành mới tên là Michael Kong.
Trước là sự ra đi của nhà sáng lập Ahn Byung Ik. Sau là sự ra đi của cố vấn kỹ thuật Andre Cronje.
Có lẽ đây là một thử thách cho cộng đồng Fantom ở lĩnh vực DeFi nói riêng và toàn bộ hệ sinh thái Fantom nói chung phải trải qua để chứng minh rằng Fantom là một mạng lưới thật sự phi tập trung. Phi tập trung ở đây không những ở những node được đặt ở khắp nơi trên thế giới. Mà còn phi tập trung sự ảnh hưởng của những nhà sáng lập tài năng lên trên dự án
Kết luận
Fantom khởi đầu năm 2022 thật hoành tráng với lượng tiền khoá lại ở các dự án DeFi tăng nhanh chống. Để rồi biến cố Andre Cronje ập đến làm giảm phần lớn giá trị đồng FTM ở thời điểm hiện tại.
Nếu Fantom là một giải pháp tốt. Một dự án đáp ứng được những đòi hỏi từ người dùng thì nó vẫn sẽ phát triển và lớn mạnh trong tương lai.
Hiện tại ở những nền tảng blockchain tương thích với Ethereum như Polygon, Near, BSC, Avalanche… Đang cạnh tranh nhau gay gắt để chiếm lĩnh thị phần. Các dApps DeFi mộc ra như nấm sau mưa với phần thưởng cực cao. Liệu sau cơn mưa phần thưởng đó, liệu các cây nấm có có còn tồn tại nổi qua một mùa đông khắc nghiệt của crypto và tiếp tục phát triển trong dài hạn bằng sự hiệu quả. Cùng giá trị mà chính các dApps đó mang lại cho người dùng?
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital
Bài liên quan
- AVALANCHE (AVAX) là gì?
- TERRA (LUNA) - Được ví như Alipay trên blockchain
- COSMOS (ATOM) là gì? - Vũ trụ để kết nối các blockchain
- NEAR PROTOCOL - Mang blockchain đến GẦN với mọi người hơn
- BINANCE SMART CHAIN - Sức mạnh đến từ sự tập trung hay sự đổi mới công nghệ?
- POLYGON - Cung cấp các giải pháp mở rộng ethereum một cách đa khía cạnh