XM - Đối tác Xuất sắc

ARBITRUM là gì? - Mang sứ mệnh giúp Ethereum mở rộng

15 Tháng 06, 2022 21:44

Arbitrum là một giải pháp Layer 2. Sứ mệnh của nó là giúp Ethereum đỡ gánh nặng bằng việc giảm tải số lượng giao dịch trên mạng Ethereum.

ARBITRUM là gì? - Mang sứ mệnh giúp Ethereum mở rộng

Hẳn các bạn đã nghe quá nhiều về các công nghệ mở rộng Ethereum như Optimistic Rollups, Zk-Rollup… Và nhiều dự án được xây dựng trên các công nghệ đó. 

Chỗ này hẳn sẽ làm nhiều bạn bối rối.  

Optimistic Rollups là một giải pháp công nghệ giúp Ethereum tăng giao dịch và giảm phí. 

Tiêu biểu và lớn nhất là hai dự án sử dụng công nghệ Optimistic Rollups. Có tên là Arbitrum và Optimism

Trong bài viết này chúng ta sẽ tập trung vào dự án Arbitrum. 

Optimistic Rollups giả định rằng tất cả các giao dịch mới được thêm vào blockchain đều hợp lệ. Và các Validator có 7 ngày để đưa ra bằng chứng tố giác nếu họ thấy các giao dịch đó không hợp lệ.

Từ đó người ta mới sinh ra cái tên là “cuộn lên một cách lạc quan” (Optimistic Rollups) vì mặc định tất cả giao dịch là hợp lệ và cuộn lên trước đã. Còn giao dịch đó có hợp lệ hay là không thì tính sau.

Optimistic Rollups là một trong những loại giải pháp Layer 2 phổ biến nhất. Nó giúp xác thực số lượng lớn các giao dịch ngoài chuỗi. Rồi gửi một lượng dữ liệu tối thiểu trở lại blockchain Ethereum. Mục đích là để giảm việc tính toán nhiều, nhằm làm tắc nghẽn Ethereum.

Những dự án Layer 2 như những cây cầu vượt song song với đường chính phía dưới. Giúp giảm tải lưu lượng xe cho đường chính. Nhưng nó vẫn có tính an toàn, vì móng của cầu vượt được xây trên đường chính. 

Người ta hay dự đoán rằng một khi ETH 2.0 ra đời với cơ chế proof-of-stake. Giúp tiết kiệm điện và chạy nhanh hơn. Thì những nền tảng Layer 2 sẽ lỗi thời vì lúc đó Ethereum đã nhanh và rẻ.

Rất khó để có thể dự đoán tác động của ETH 2.0. Cho đến khi nó ra mắt. Không chắc rằng bản cập nhật sẽ giải quyết hoàn toàn các vấn đề về khả năng mở rộng. Vì vậy các dự án lớp 2 có thể vẫn hữu ích trong trung và dài hạn.

 


 

Chúng ta cùng tìm hiểu Ethereum 2.0 là gì qua video này nhé!.

 

Arbitrum là gì?

Arbitrum là một giải pháp Layer 2. Sứ mệnh của nó là giúp Ethereum đỡ gánh nặng bằng việc giảm tải số lượng giao dịch trên mạng Ethereum và giúp phí giao dịch rẻ hơn. 

Nền tảng này được xây dựng để cho phép các nhà phát triển dễ dàng đưa các dApps từ Ethereum qua Arbitrum một cách dễ dàng. Đồng thời vẫn hưởng lợi từ bảo mật của Ethereum.

Ethereum được đánh giá là blockchain có độ phi tập trung cao. Chỉ sau blockchain Bitcoin

Arbitrum đã nhanh chóng phổ biến và có hơn 1 tỷ đô la được khoá lại trong hợp đồng thông minh. 

 

Blockchain-arbitrum-tvlHiện tại có 1.23 tỷ đô la khoá lại trên Arbitrum. So với đối thủ gần nhất của nó là Optimism. Hiện đang có 314 triệu đô la được khoá lại trên hợp đồng thông minh. 

 

Arbitrum có tốc độ ở mức 40.000 giao dịch/giây.

 

Cách hoạt động của Arbitrum

Arbitrum tập hợp các giao dịch theo lô. Giải quyết chúng trên blockchain của Arbitrum và sau đó cung cấp dữ liệu giao dịch trở lại vào blockchain Ethereum. 

Khi bạn giao dịch trên Arbitrum. Thì bạn được hưởng sự bảo mật của Ethereum với mức phí thấp hơn nhiều.

Mục đích của Arbitrum là giúp Ethereum xử lý bớt giao dịch. 

Giống như những cây cầu vượt giúp giảm lưu lượt xe cho đường chính phía dưới mỗi lần đi qua ngã 4.

Sau đây là cách hoạt động của Arbitrum, khi có một giao dịch xuất hiện. 

Thay vì bạn gửi giao dịch trực tiếp trên Ethereum. Thì nay bạn sẽ gửi nó trên blockchain Arbitrum (vẫn tính phí gas bằng ETH nhé).

 

Trình tổng hợp 

Các trình tổng hợp (Aggregator), sẽ cuộn các giao dịch đó lại thành từng bó. Như mấy bó rơm vậy đó.

Không có giới hạn về số lượng trình tổng hợp có thể tồn tại. Ai cũng như ai có thể trở thành trình tổng hợp. 

Sau đó trình tổng hợp đăng các bó giao dịch này lên để được xử lý một lần.

Tại sao phải cuộn các giao dịch riêng lẻ thành một bó lớn. Vì như vậy Ethereum chỉ tốn công xử lý một lần. Chứ không cần tốn thời gian ngồi giải quyết từng giao dịch lẻ. 

Nhưng các giao dịch riêng lẻ này chỉ được cuộn lại một cách tự do và mặc định rằng chúng hợp lệ mà chưa qua kiểm tra.

Không ai biết những bó giao dịch đó hợp lệ hay là không. Lỡ có giao dịch nào gửi mà không thanh toán thì sao?

 

Trình xác nhận 

Từ đây sinh ra các trình xác nhận (Validators) trên Arbitrum. Các Validators xử lý các lô giao dịch đó và dán một cái “tem” (một dạng xác nhận) lên những lô giao dịch đó.

Cái “tem” minh chứng cho việc họ đã kiểm tra nó rồi. Và nói rằng bó giao dịch này OK.

Để trở thành Validator trên Arbitrum thì nó không miễn phí. Họ phải cọc một số tiền bằng đồng ETH. Vì nếu mà họ xác nhận và dám “tem” lên các lô giao dịch. Mà có ai đó chứng minh rằng lô giao dịch đó vẫn có gian lận thì người dán tem sẽ bị trừ số ETH đã cọc.

Sau khi một cái “tem” được dán lên lô giao dịch, để đưa vào blockchain Ethereum. Thì nó sẽ có thời gian 7 ngày. Cho tất cả các Validators khác trên Arbitrum kiểm tra.

Nếu các Validators kia chứng minh rằng cái lô giao dịch đó có gì đó mờ ám và gian lận. 

Thì cái người mà dán “tem” ban đầu sẽ bị phạt. Còn người chứng minh cái “tem” kia là gian lận sẽ được thưởng.

Từ đó tạo ra động lực vô hình cho những người khác kiểm tra những lô giao dịch được dán “tem” có thật sự hợp lệ. Trước khi được đưa vào blockchain Ethereum hay là không.

Nếu 7 ngày trôi qua mà cái “tem” kia vẫn không có ai chứng minh nổi nó là gian lận. Thì các lô giao dịch được dán tem chính thức được đưa vào blockchain Ethereum và không thể thay đổi được nữa. 

Trình tổng hợp giao dịch (Aggregator) và trình xác nhận (Validator) dán “tem” sẽ nhận được phần thưởng cho công sức mình bỏ ra nếu lô giao dịch đó thành công được đưa vào Ethereum. 

Nếu có nhiều Validator thông đồng với nhau để dán “tem” lên các lô giao dịch để gian lận. Thì chỉ cần có 1 Validator trung thực trong Arbitrum đưa ra bằng chứng rằng cái “tem” đó là gian lận thì các lô giao dịch đó sẽ bị huỷ bỏ. 

 

Arbitrum Bridge 

Ở phần trên bạn có nghe nói đến việc giao dịch trên Arbitrum thay vì trên Ethereum. Nhưng mà để giao dịch trên Arbitrum được thì bạn phải cần một cái cầu. Để coin của bạn còn có thể chạy qua Arbitrum được chứ. 

Arbitrum One Bridge cho phép bất kỳ ai gửi token ERC-20, bao gồm ETH, tới Arbitrum.

Để sử dụng nó, bạn phải kết nối ví Ethereum của mình với cây cầu Arbitrum. Bạn có thể sử dụng MetaMask hoặc bất kỳ ví nào được hỗ trợ.

Nhiều nền tảng tài chính phi tập trung (DeFi) hàng đầu. Chẳng hạn như Uniswap, Aave , Balancer, 1inch , Band Protocol và Curve, đã tận dụng Arbitrum. 

 

Dapps-trên-blockchain-arbitrum-là-gìXem thêm tất cả các dApps đang chạy trên Arbitrum tại đây.
 

Bạn có thể di chuyển tiền của mình trở lại Ethereum bằng cách sử dụng cầu nối này bất cứ khi nào bạn muốn. Nhưng các giao dịch này sẽ phải chịu thời gian rút tiền 7 ngày vì họ phải dò xem các giao dịch trên Arbitrum có hợp lệ không trước khi chấp nhận nó trên Ethereum.

Đó là đặc điểm thiết kế của công nghệ Optimistic Rollups.

Trong tương lai, các giải pháp tương tác chuỗi chéo như Hop Protocol sẽ phổ biến việc rút tiền nhanh chóng từ các dự án như Arbitrum. 

 

Tính năng trình xác thực con của Arbitrum

Điều đặc biệt trên Arbitrum. Là họ cho phép các trình xác thực con (Validator subset) hoạt động.

Nó chỉ khác biệt ở chỗ là các Validator subset được quyền chọn những dApps nào họ muốn xác nhận. Thay vì xác nhận cho tất cả các dApps trên Arbitrum.

Như một dApps về game có thể cần những xác nhận nhanh hơn những dApps khác. Nên họ có thể nhờ những Validator subset chỉ tập trung xác nhận giao dịch cho họ. 

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các Validator subset đó cũng không cần giao tiếp với toàn bộ mạng lưới blockchain. Giúp tăng tốc độ nhanh hơn và cũng mang tính tập trung hơn.

 

Hạn chế của Arbitrum 

Arbitrum cuối cùng là một chuỗi hợp đồng thông minh. Vì vậy người dùng của nó về cơ bản phải đối mặt với rủi ro hợp đồng thông minh. Rủi ro bắt nguồn từ khả năng mất tiền do lỗi hợp đồng thông minh hoặc những sai sót không lường trước được. 

Tuy là hưởng sự an toàn từ nền móng Ethereum nhưng ai biết được trong quá trình xây dựng. Thì code của Arbitrum có lỗi gì đó khiến hacker có thể khai thác được không.

Một bài viết trên Medium của Arbitrum One đã báo cáo rằng: Mạng lưới của Arbitrum đã bị ngừng hoạt động trong khoảng thời gian 45 phút, không có block mới, các giao dịch mới không thể được gửi trong thời gian này.

Offchain Labs, nhóm phát triển của Arbitrum, nhấn mạnh rằng quá trình phát triển mạng Arbitrum vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm nên do đó tình trạng không ổn định có thể sẽ lặp lại.

 


 

 

Arbitrum không có token

Các giao dịch trên Arbitrum được trả phí bằng ETH và Offchain Lab hiện không có kế hoạch phát hành token.

Nói thì như vậy nhưng trong tương lai khả năng cao họ sẽ phát hành token.

Giống như cái cách mà Optimism đã làm qua việc Airdrop cho những người dùng đầu.

Bạn có thể trải nghiệm sử dụng Arbitrum. Biết đâu sau này nếu may mắn sẽ nhận được airdrop. 

 

Nhà sáng lập

Offchain Lads là công ty có trụ sở tại New York và đứng sau Arbitrum. Được đồng sáng lập vào năm 2018 bởi Ed Felton, giáo sư khoa học máy tính và các vấn đề công cộng tại Princeton. Ông cũng từng là Phó Giám đốc Công nghệ và cố vấn cấp cao cho Tổng thống trong giai đoạn 2015-2017.

Vì không phát hành token để gọi vốn từ cộng đồng. Nên Aribitrum đã kêu gọi vốn riêng tư qua các vòng. 

Và lần gần nhất mà gọi huy động được là 120 triệu đô la trong một vòng gọi vốn seri B do công ty Lightspeed Venture Partners dẫn đầu. Điều này mang lại cho công ty một định giá 1,2 tỷ đô la. Các nhà đầu tư đáng chú ý khác của Offchain Labs bao gồm Coinbase Ventures, Pantera, Compound và Blocknation.

 

Kết luận 

Qua bài viết này thì bây giờ bạn đã biết Arbitrum là gì rồi đúng không nào. Arbitrum cùng với Optimism là hai tiểu hành tinh xoay quanh hành tinh mẹ là Ethereum. Sứ mệnh của 2 tiểu hành tinh này là hỗ trợ hành tinh mẹ phát triển một cách mạnh mẽ trong tương lai. 

Tuy là bạn chưa thể đầu tư trực tiếp vào Arbitrum được vì họ chưa có token nhưng nếu bạn yêu thích những dự án Layer 2 trên Ethereum thì đây là một trong những dự án lớn và quan trọng bật nhất. 

Tương lai gần không xa. Việc ra mắt ETH 2.0 và sự phát triển mạnh hơn của các giải pháp công nghệ tiên tiến khác là ZK-Rollups sẽ chiếm bớt thị phần của Arbitrum. 

Một bất lợi khác của các dự án Layer 2 là nó làm phân mảnh nguồn thanh khoản. Vì nguồn tiền phải chia ra để chảy vào nhiều giải pháp Layer 2 khác nhau. Khi mà người dùng cảm thấy họ được lợi nhiều nhất khi sử dụng nó. 

Arbitrum sẽ làm gì để thu hút thanh khoản chảy vào blockchain của họ so với các Layer 2 khác và nhiều blockchain Layer 1 khác cũng muốn hỗ trợ Ethereum trong việc mở rộng? 

 


 

Nếu bạn chưa hiểu rõ Ethereum là gì?. Và nó mang lại một cuộc cách mạng mới cho ngành công nghiệp blockchain như thế nào?. Thì bạn có thể xem thêm video này nhé!

 


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
15 Tháng 06, 2022 21:44