Bitcoin và câu chuyện về giá trị nội tại: Một góc nhìn mới
Nếu đã lắng nghe nhiều nhà phê bình Bitcoin khác nhau đủ lâu và chắc chắn bạn sẽ nghe thấy lập luận rằng Bitcoin không thể thành công vì nó không có bất kỳ giá trị nội tại nào.
Bạn không thể cầm bitcoin trong tay, bạn không thể ăn nó, bạn không thể đeo nó, bạn không thể làm bất cứ điều gì với nó ngoài việc giao dịch nó cho người khác.
Bitcoin không giống như tiền pháp định, được phát hành bởi ngân hàng trung ương liên kết với một chính phủ đầy quyền lực.
Nó không giống như cổ phiếu, nó mang lại cho người nắm giữ quyền sở hữu một phần công ty.
Nó không giống như trái phiếu, cung cấp cho người nắm giữ quyền yêu cầu về số nợ sẽ được hoàn trả khi trái phiếu đáo hạn.
Nó không tạo ra dòng tiền, như tiền thuê bất động sản hoặc lãi cho khoản vay. Nó không phải là kim loại quý được sử dụng trong công nghiệp và đồ trang sức như vàng.
Bitcoin không tạo ra bất cứ thứ gì mang tính hữu hình vật chất mà con người có thể thấy được ngoài đời. Tuy nhiên, điều mà mọi người không hiểu là đây không phải là lỗi mà là những tính năng rất quan trọng của Bitcoin.
Chưa hết, một Bitcoin có giá trị lên tới hàng chục nghìn đô la Mỹ. Mọi người mua, bán và sử dụng nó trên khắp hành tinh này. Tại sao? Chúng ta sẽ cùng giải đáp trong bài viết ngày hôm nay.
Hiểu về giá trị nội tại
Khi nói đến thế giới tài chính và đầu tư, một trong những khái niệm quan trọng nhất mà chúng ta cần hiểu là "giá trị nội tại". Giá trị nội tại là giá trị thực sự của một tài sản, không phụ thuộc vào giá thị trường hay những yếu tố bên ngoài khác. Nó thường được xác định bởi những yếu tố như tài sản cố định, tiềm năng sinh lời, hoặc thậm chí là giá trị sử dụng của tài sản đó.
Giá trị nội tại thường được xem xét trong bối cảnh đầu tư, như giá trị nội tại của một cổ phiếu dựa trên khả năng sinh lời của công ty.
Giá trị nội tại có thể chịu ảnh hưởng bởi sự đánh giá và quan điểm của con người, và nó không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định một cách chính xác.
Nhưng hãy nhìn ở một góc khác, có phải là những thứ được gọi là “giá trị nội tại” là do con người tạo ra và gán ghép cho mọi đối tượng.
Hãy tưởng tượng một thế giới không có con người. Trong thế giới đó, những thứ như vàng, đất, cổ phiếu, hay nhà cửa không còn ý nghĩa gì cả. Tại sao ư? Vì không còn ai để đánh giá chúng, không còn ai cần chúng nữa.
Hãy tưởng tượng một người đàn ông đang mắc kẹt trên một hòn đảo hoang. Trong lúc tìm kiếm thức ăn và nước uống, anh ta vô tình tìm thấy một thỏi vàng. Nhưng trên đảo hoang này, không có ai khác ngoài anh ta, không có cửa hàng, không có thị trường, không có nơi nào để anh ta có thể sử dụng thỏi vàng đó để trao đổi lấy thứ gì đó khác.
Trong hoàn cảnh này, thỏi vàng không khác gì một cục đá bình thường. Nó không thể giúp anh ta tìm thức ăn, không thể giúp anh ta xây nhà, và cũng không thể giúp anh ta thoát khỏi hòn đảo. Dù vàng có thể được coi là quý giá ở nơi khác, nhưng trên đảo hoang này, nó không có giá trị gì cả.
Điều này cho thấy rằng giá trị của vàng, hay bất kỳ thứ gì khác, không phải là thứ tự nhiên có, mà phụ thuộc vào hoàn cảnh và nhu cầu của con người. Trong một xã hội có thị trường và giao dịch, vàng có thể rất quý giá. Nhưng trong một hoàn cảnh khác, như trên hòn đảo hoang, giá trị của nó có thể không khác gì một cục đá.
Xưa kia, khi đất đai còn rất nhiều và ít người ở, mọi người không cần phải mua bán đất đai. Họ có thể đi đến đâu cũng tìm được chỗ để ở mà không cần trả tiền. Nhưng khi dân số tăng lên, đất đai trở nên quý giá hơn vì mọi người bắt đầu cần nó nhiều hơn.
Tương tự, giá trị của Bitcoin cũng không phải là thứ tự nhiên có. Nó quý giá vì chúng ta, những người sử dụng nó, quyết định rằng nó có giá trị. Chúng ta tin tưởng vào nó, chúng ta sử dụng nó để mua bán, gửi tiền, và lưu trữ giá trị. Nhưng nếu không có ai tin tưởng hay sử dụng Bitcoin, thì nó cũng sẽ không có giá trị gì cả.
Vậy nên, "giá trị nội tại" không phải là thứ tự nhiên có trong một vật thể. Nó là thứ được tạo ra bởi con người, dựa trên nhu cầu và quan điểm của chúng ta tại một thời điểm nào đó.
Con người gán giá trị cho mọi thứ.
Giá trị không thể tồn tại nếu không có người đánh giá. Người đánh giá ở đây là con người.
Vậy chúng ta có cách nào khác để để có thể nhìn ra đâu là một thứ giá trị và được đông đảo mọi người sử dụng?
Đó chính là “đặc tính nội tại”.
Đặc tính nội tại là các thuộc tính hoặc đặc điểm cố hữu của một đối tượng hoặc tài sản.
Như đối với vàng, đặc tính nội tại bao gồm độ bền, khả năng chống ăn mòn, và tính dẫn điện. Đối với Bitcoin, đặc tính nội tại bao gồm tính phi tập trung, khả năng chống kiểm duyệt, và số lượng cung cấp hạn chế.
Đặc tính nội tại không phụ thuộc vào ý kiến hoặc sự đánh giá của con người. Chúng là những thuộc tính cố hữu và không thay đổi của một đối tượng.
Giá trị nội tại của một đối tượng hay tài sản không chỉ phụ thuộc vào những đặc tính cố hữu của nó, mà còn dựa trên nhu cầu và sự đánh giá của con người trong một thời đại cụ thể. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp của Bitcoin.
Trong thời đại số hiện nay, nhu cầu của con người đã mở rộng và trở nên phức tạp hơn. Họ không chỉ tìm kiếm một phương tiện để tích lũy và bảo toàn của cải, mà còn cần một công cụ có khả năng vận chuyển xuyên biên giới nhanh chóng, chi phí thấp, và đặc biệt là không bị kiểm soát hay kiểm duyệt bởi bất kỳ tổ chức trung ương nào.
Bitcoin, với các đặc tính nội tại như tính phi tập trung, khả năng chống kiểm duyệt, và số lượng cung cấp hạn chế, đáp ứng chính xác những nhu cầu này. Đặc biệt, trong bối cảnh của một thế giới ngày càng kết nối và số hóa, những đặc tính này của Bitcoin trở nên quan trọng hơn.
Tìm hiểu thêm: Bitcoin - Kho lưu trữ giá trị
Bitcoin không chỉ là một phương tiện dự trữ giá trị, mà còn là một công cụ giao dịch hiệu quả. Nó cho phép người dùng chuyển tiền một cách nhanh chóng và an toàn mà không cần thông qua bất kỳ trung gian tài chính truyền thống nào. Điều này làm cho Bitcoin trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với những người sống trong các quốc gia có nền tài chính không ổn định hoặc những nơi mà việc kiểm soát tài chính quá chặt chẽ.
Như vậy, giá trị của Bitcoin không chỉ nằm ở các đặc tính nội tại của nó, mà còn bởi nó phù hợp với nhu cầu và mong muốn của con người trong thời đại hiện nay. Điều này giải thích tại sao, mặc dù không có "giá trị nội tại" theo “nghĩa truyền thống”, Bitcoin vẫn trở thành một tài sản quý giá và được nhiều người tin tưởng.
Những đặc tính nội tại của Bitcoin phù hợp với xã hội hiện đại ngày nay
Thay vì chỉ hỏi "Bitcoin có giá trị nội tại gì?", chúng ta nên hỏi những gì là quan trọng với chúng ta?" và "liệu Bitcoin có khả năng đáp ứng những điều đó không?".
Điều này có nghĩa là chúng ta cần xác định những gì chúng ta đánh giá cao và coi trọng (giá trị chủ quan của chúng ta), và sau đó xem xét xem các tính năng và đặc điểm của Bitcoin (giá trị khách quan của nó) có phù hợp với những giá trị đó hay không.
Ví dụ, nếu chúng ta coi trọng sự an toàn và độc lập tài chính, chúng ta sẽ xem xét xem Bitcoin có cung cấp những tính năng này không.
Nếu Bitcoin đáp ứng được những yêu cầu này, nó sẽ có giá trị đối với chúng ta dựa trên những tiêu chí mà chúng ta đặt ra.
Hầu hết mọi người đều coi trọng việc tích lũy và bảo tồn của cải.
Điều này giải thích tại sao vàng, với đặc tính bền vững và khan hiếm, đã trở thành một loại tiền tệ quý giá trong hàng nghìn năm.
Nhưng trong thời đại số ngày nay, nhu cầu của con người đã mở rộng hơn, không chỉ dừng lại ở việc tích lũy của cải, mà họ còn muốn các đặc tính vượt trội hơn, như việc di chuyển xuyên biên giới một cách nhanh với chi phí thấp, quyền tự do sử dụng và không bị kiểm duyệt.
Để xác định xem Bitcoin có khả năng đạt được và vượt qua mức độ thành công mà vàng đạt được trong hàng nghìn năm hay không, thì chúng ta phải phân tích các đặc tính nội tại của Bitcoin và đối chiếu nó với nhu cầu mà xã hội đang cần ở thời điểm hiện tại.
Tìm hiểu thêm: Bitcoin vs Gold - Phần 1: so sánh giữa hai loại tài sản
Những đặc tính nội tại của Bitcoin
Tính phi tập trung
Bitcoin hoạt động mà không có đơn vị tập trung kiểm soát. Không giống như một công ty có CEO và trụ sở, mạng lưới Bitcoin phân bố khắp thế giới và không ai có quyền đơn phương thay đổi giao thức.
Mọi thay đổi trong giao thức Bitcoin cần được chấp nhận bởi phần lớn cộng đồng (bao gồm lập trình viên, thợ đào, sàn giao dịch, nhà đầu tư…). Bất kỳ nút nào trong mạng cố gắng thay đổi mã của Bitcoin sẽ bị từ chối bởi các nút khác. Mạng lưới càng lớn, việc thay đổi càng khó khăn.
Tính không kiểm duyệt
Bitcoin mở cửa cho tất cả mọi người và không phân biệt đối xử. Trong bối cảnh nhiều chính phủ và công ty phương Tây ủng hộ kiểm duyệt, Bitcoin cung cấp một phương tiện không ai có thể bị kiểm duyệt vì chủng tộc, chính trị hoặc bất kỳ niềm tin nào.
Bitcoin không phân biệt giữa các giao dịch. Bất kỳ giao dịch nào trả phí đủ cao thì sẽ được xử lý và đưa vào blockchain.
Tính nhanh chóng và đáng tin cậy khi xử lý giao dịch
Bitcoin đem lại một cải tiến lớn trong tốc độ và độ tin cậy của giao dịch so với các phương thức thanh toán truyền thống:
Bitcoin nhằm mục đích giải quyết và xác nhận giao dịch mỗi 10 phút.
Điều này nhanh hơn đáng kể so với thời gian xử lý của các giao dịch ngân hàng truyền thống hoặc thẻ tín dụng, thường mất vài ngày để hoàn tất.
Bitcoin sử dụng công nghệ blockchain để đồng bộ hóa giao dịch trên toàn cầu. Điều này giúp giao dịch trở nên minh bạch và có thể được xác minh bởi bất kỳ ai trong mạng lưới.
Hệ thống proof-of-work của Bitcoin đảm bảo rằng mỗi giao dịch được xác nhận một cách công bằng và không thể gian lận. Điều này tạo ra một môi trường an toàn và đáng tin cậy cho người dùng.
Một khi giao dịch Bitcoin được xác nhận và có đủ số lượng xác nhận, nó trở nên không thể đảo ngược. Người dùng yên tâm rằng giao dịch của họ sẽ không bị hủy bỏ hoặc thay đổi sau khi đã được xác nhận.
Tìm hiểu thêm: Sự khác nhau giữa thanh toán Bitcoin và thanh toán thẻ Visa
Tính khan hiếm
Tính chất nổi tiếng nhất của Bitcoin là giới hạn nguồn cung ở 21 triệu đồng.
Khác với tiền fiat, nguồn cung có thể được mở rộng chỉ bằng một cú nhấp chuột bởi một nhóm người, nguồn cung 21 triệu của Bitcoin được đặt cố định mãi mãi.
Bitcoin không chỉ là một loại tiền tệ kỹ thuật số, mà còn là một công cụ mạnh mẽ cho việc bảo toàn tài sản và duy trì chủ quyền tiền tệ.
Nhờ những đặc tính nội tại trên mà Bitcoin có thể trở thành một loại tài sản mới trong thế giới hiện đại ngày nay với sự phát triển đáng kể của công nghệ và môi trường kỹ thuật số.
Bitcoin như một tài sản kỹ thuật số vượt trội
Bitcoin giúp người dùng bảo vệ giá trị và sức mua của tài sản của họ.
Nó cung cấp tự do trong việc sử dụng tài sản mà không lo ngại bị kiểm duyệt hay phân biệt.
Bitcoin giải quyết các hạn chế của tiền Fiat
Tiền fiat như đô la Mỹ thường không đáp ứng được mục tiêu bảo toàn tài sản do chính sách lạm phát.
Hệ thống tiền fiat phụ thuộc vào đường truyền thanh toán qua chính phủ và ngân hàng, có thể dẫn đến việc từ chối hoặc kiểm duyệt giao dịch.
Vượt trội hơn so với vàng
Vàng được chọn làm tiền tệ không phải do quy định của cơ quan nào, mà do người dùng nhận thức về giá trị của nó.
Tuy nhiên, vàng có hạn chế về sự tập trung hóa, khó chia nhỏ cũng như chậm chạp và nặng nề do bản chất vật lý, điều này không xảy ra với Bitcoin.
Bitcoin ở các quốc gia đang phát triển
Bitcoin đặc biệt hữu ích trong bối cảnh lạm phát cao và dịch vụ ngân hàng không ổn định ở các quốc gia nhỏ.
Người dân ở các quốc gia này thấy rõ giá trị của Bitcoin trong việc bảo toàn tài sản và chủ quyền tiền tệ.
Thu hút người dùng một các tự nhiên
Nhưng không gì marketing tốt bằng chính giá của nó, sự tăng giá phi mã của Bitcoin trong hơn một thập kỷ qua đã thu hút rất nhiều người mới bắt đầu sử dụng và đầu tư vào Bitcoin.
Hơn nữa, khả năng giao dịch nhanh chóng và chi phí thấp của Bitcoin, cùng với tính minh bạch và an toàn của công nghệ blockchain, làm cho nó trở thành một lựa chọn hấp dẫn cho việc chuyển tiền quốc tế và kiều hối. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người sống ở các quốc gia có hệ thống tài chính kém phát triển hoặc đang đối mặt với các hạn chế về chuyển tiền quốc tế.
Do đó, Bitcoin không chỉ là một phương tiện đầu tư hay một xu hướng thời thượng; nó thực sự cung cấp các giải pháp thực tế cho những vấn đề tài chính cụ thể mà nhiều người trên khắp thế giới đang đối mặt. Điều này giải thích tại sao Bitcoin ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người chấp nhận, không chỉ như một khoản đầu tư mà còn như một công cụ tài chính hữu ích.
Kết Luận
Có quá nhiều người luôn đặt câu hỏi giá trị nội tại của bitcoin là gì và luôn so sánh bitcoin với các loại tài sản khác như vàng, bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, vì những tài sản đó đã có thời gian tồn tại rất lâu và dễ dàng để người ta hiểu được giá trị của nó.
Trong khi Bitcoin là một tài sản hoàn toàn mới và tồn tại 100% trong môi trường kỹ thuật số và những vấn đề mà bitcoin có thể giải quyết cho con người là những vấn đề vô hình và khó hình dung như chống kiểm duyệt, xử lý giao dịch nhanh như sự tự do trong lưu trữ và di chuyển tài sản. Đây cũng là một quá trình phát triển tự nhiên vì mọi loại tài sản mới cần rất nhiều thời gian để giáo dục thị trường và cần một số lượng lớn người dùng có thể hiểu được giá trị của nó.
Giá trị của Bitcoin không chỉ thể hiện qua giá cả trên thị trường, mà còn qua sự tăng trưởng về số lượng người dùng và sự chấp nhận rộng rãi. Từ khi ra đời, Bitcoin đã chứng minh được khả năng tăng trưởng vượt trội so với nhiều loại tài sản khác, phản ánh sự tin tưởng và niềm tin mà cộng đồng đặt vào nó.
Bitcoin là một ví dụ điển hình về cách một loại tài sản mới có thể tạo ra giá trị thông qua sự đổi mới, đáp ứng nhu cầu của thời đại, và từ đó dần dần được chấp nhận rộng rãi. Sự tăng trưởng về giá trị và sự chấp nhận của Bitcoin là minh chứng cho tiềm năng và sức hấp dẫn của nó trong tương lai.
Vậy lần tới nếu có ai hỏi bạn giá trị nội tại của Bitcoin là gì thì bạn có thể gửi bài viết này nhằm thay lời muốn nói từ bạn đến họ nhé.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital