Lịch sử tiền tệ - Từ vỏ sò đến Bitcoin
Kể từ xa xưa, nhân loại đã có nhiều sáng tạo trong công việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Ban đầu, họ thực hiện các giao dịch trao đổi trực tiếp, chẳng hạn như đổi một con lạc đà lấy mười con cừu. Sau đó họ dựa vào các phương tiện trao đổi như muối hoặc vỏ sò, sau đó là tiền xu và tiền giấy.
Mỗi phương thức thanh toán mới đều làm thay đổi nền kinh tế và thói quen của người dân.
Qua bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá từng giai đoạn phát triển của tiền tệ, hiểu rõ hơn về cách thức mà nó đã hình thành và phát triển, cũng như những ảnh hưởng sâu rộng mà nó mang lại cho xã hội loài người.
Định nghĩa và bản chất của tiền tệ
Tiền tệ là một phương tiện trao đổi được chấp nhận rộng rãi trong một xã hội. Nó giúp giảm bớt những hạn chế của hệ thống trao đổi hàng hóa trực tiếp, nơi mà việc giao dịch cần sự trùng khớp cụ thể về nhu cầu và nguồn cung giữa hai bên.
Tiền tệ sinh ra để giải quyết các nhu cầu sau:
Phương tiện trao đổi: Tiền tệ giúp loại bỏ sự phức tạp của hệ thống trao đổi hàng hóa trực tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch.
Đơn vị tính toán và đo lường: Tiền tệ cung cấp một chuẩn mực để đánh giá và so sánh giá trị của hàng hóa và dịch vụ.
Kho lưu trữ giá trị: Tiền tệ cho phép người dùng lưu trữ giá trị qua thời gian, giúp họ lập kế hoạch và tiết kiệm cho tương lai.
Trước khi khái niệm tiền tệ được phát triển, loài người đã sử dụng hệ thống trao đổi hàng hóa, còn được biết đến là hệ thống barter, để giao dịch và lưu trữ tài sản.
Trong hệ thống barter, hàng hóa và dịch vụ được trao đổi trực tiếp cho nhau mà không cần đến một phương tiện trung gian như tiền tệ.
Ví dụ, một người nông dân có thể trao đổi lúa mì của mình lấy vải từ một người thợ dệt.
Giá trị của hàng hóa trong hệ thống barter dựa trên nhu cầu và sự đồng thuận giữa các bên tham gia giao dịch. Điều này đòi hỏi sự phù hợp về nhu cầu và nguồn cung, thường được gọi là "sự trùng hợp của mong muốn".
Trong thời kỳ không có tiền tệ, việc lưu trữ tài sản thường được thực hiện thông qua việc tích trữ hàng hóa có giá trị hoặc có thể sử dụng lâu dài. Điều này bao gồm việc tích trữ lương thực, vật liệu, công cụ, vũ khí, hoặc đồ trang sức.
Vật phẩm có giá trị như vàng, bạc, hoặc đá quý cũng được sử dụng như một cách để lưu trữ giá trị, do tính bền vững và giá trị của chúng được chấp nhận rộng rãi.
Một trong những hạn chế lớn của hệ thống barter là sự thiếu hụt về "sự trùng hợp của mong muốn". Điều này xảy ra khi một bên muốn trao đổi hàng hóa nhưng không thể tìm thấy đối tác có nhu cầu cụ thể cho hàng hóa đó.
Hệ thống barter cũng không thuận tiện cho việc thực hiện các giao dịch lớn hoặc phức tạp và không thể cung cấp một đơn vị đo lường chung cho giá trị.
Sự phát triển của tiền tệ đã giải quyết nhiều hạn chế của hệ thống barter, cung cấp một phương tiện trao đổi linh hoạt và một đơn vị đo lường giá trị chung, từ đó làm tăng hiệu quả và phạm vi của giao dịch kinh tế.
Khởi nguyên của tiền tệ
Bằng chứng sớm nhất về tiền có từ khoảng 3.000 năm trước công nguyên ở Lưỡng Hà cổ đại (Trung Đông ngày nay).
Sự ra đời của tiền tệ đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử loài người. Nó không chỉ thay đổi cách chúng ta giao dịch mà còn ảnh hưởng đến cấu trúc xã hội, văn hóa và thậm chí là chính trị.
Mọi thứ bắt đầu từ một chiếc vỏ sò.
Một ví dụ nổi tiếng là vỏ sò cowry, được sử dụng rộng rãi từ khoảng năm 2000 trước công nguyên như một phương tiện trao đổi hoặc thanh toán hàng hóa.
Vỏ sò cowry đã lưu thông trên một nửa quả địa cầu như một loại 'tiền tệ' quốc tế không thể làm giả. Tuy nhiên, tiền cowry không không chịu sự quản lý của chính phủ và cũng không có hệ thống ngân hàng đi kèm với nó.
Vỏ sò này được sử dụng rộng rãi ở nhiều nền văn hóa khác nhau, từ châu Á đến châu Phi, và thậm chí cả ở một số khu vực của châu Âu. Chúng trở thành một phương tiện trao đổi quốc tế, được công nhận và sử dụng bởi nhiều cộng đồng khác nhau.
Vỏ sò cowry được chọn làm phương tiện trao đổi do tính sẵn có, độ bền cao và khả năng chống làm giả. Vỏ sò có hình dạng đặc trưng, khó có thể làm giả hoặc sao chép.
Ngoài ra, vỏ sò cowry cũng dễ dàng được vận chuyển và lưu trữ, làm cho chúng trở thành một lựa chọn thuận tiện cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ.
Với sự phát triển của các hệ thống tài chính và tiền tệ, vỏ sò cowry dần được thay thế bởi các hình thức tiền tệ khác như tiền kim loại và sau này là tiền giấy, mang lại sự ổn định và quản lý tốt hơn cho giao dịch kinh tế.
Tiền tệ kim loại
Sự phát triển của công nghệ luyện kim đã dẫn đến việc sử dụng kim loại như vàng và bạc làm tiền. Kim loại này được đánh giá cao vì độ bền, khả năng chia nhỏ và tính đồng nhất. Tiền kim loại thường được đúc thành đồng xu có trọng lượng và hình dạng chuẩn.
Tiền xu truyền thống lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 700 trước công nguyên và dần dần trở nên phổ biến. Khác với tiền vỏ sò, tiền xu được chính phủ chỉ định là phương tiện thanh toán hợp pháp và việc phát hành chúng được quản lý.
Sự chuyển giao sang tiền kim loại, đặc biệt là vàng và bạc, đã có ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế thế giới. Nó không chỉ giúp củng cố hệ thống tài chính mà còn tạo ra những thay đổi lớn trong cách thức giao dịch và quản lý tài sản. Đồng tiền đúc cũng góp phần vào việc hình thành các quốc gia và đế chế, với việc sử dụng tiền tệ như một công cụ quản lý kinh tế và chính trị.
Tiền giấy và ngân phiếu
Tiền giấy lần đầu tiên được phát triển vào thời nhà Đường ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ 7, nhưng tiền giấy thật sự không phổ biến cho đến thế kỷ 11, dưới thời nhà Tống. Việc sử dụng tiền giấy sau đó đã lan rộng khắp Đế quốc Mông Cổ hay triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc.
Trong năm 1260, triều đại nhà Nguyên của Trung Quốc đã chuyển từ tiền xu sang tiền giấy.
Tiền giấy lần đầu tiên xuất hiện ở châu Âu vào thế kỷ 15 tại Tây Ban Nha, do có sự thiếu hụt tiền xu.
Tuy nhiên, tại Đức, không phải cho đến thế kỷ 19 thì người dân mới nhận ra lợi ích của việc sử dụng tiền giấy để thanh toán các khoản tiền lớn. Tiền giấy nhẹ hơn tiền xu và do đó dễ dàng vận chuyển hơn. Tiền xu gần như hoàn toàn bị thay thế bằng tiền giấy trong Thế chiến I, bởi vì các kim loại dùng để làm tiền xu cần được sử dụng để sản xuất vũ khí. Tỷ lệ tiền xu trong lượng tiền lưu thông giảm mạnh, từ 56% xuống còn 0.006% khi chiến tranh kết thúc, phản ánh sự chuyển dịch rõ rệt từ tiền xu sang tiền giấy.
Các ngân hàng trung ương đóng vai trò trung tâm trong việc phát hành và quản lý tiền giấy. Ban đầu, tiền giấy được phát hành dựa trên lượng vàng hoặc bạc mà ngân hàng giữ trong két.
Ngân hàng trung ương đóng vai trò như một "ngân hàng của các ngân hàng", cung cấp dịch vụ tài chính cho chính phủ và các ngân hàng thương mại khác. Họ cũng có trách nhiệm duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và giá trị tiền tệ.
Sau Thế chiến II, đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong lịch sử tiền tệ. Đồng đô la Mỹ được sử dụng làm tiền tệ chính trong giao dịch quốc tế, với giá trị được liên kết với vàng.
Tuy nhiên, vào năm 1971, Tổng thống Mỹ Richard Nixon tuyên bố chấm dứt việc chuyển đổi trực tiếp giữa đô la Mỹ và vàng, mở đường cho sự kết thúc của tiêu chuẩn vàng. Điều này dẫn đến sự ra đời của hệ thống tiền tệ fiat, nơi giá trị của tiền không còn dựa trên giá trị của kim loại quý như vàng hoặc bạc, mà giá trị của nó dựa trên niềm tin và sự chấp nhận của công chúng.
Sự chuyển đổi này cho phép các chính phủ và ngân hàng trung ương có khả năng kiểm soát lượng tiền lưu thông một cách linh hoạt hơn, giúp ứng phó với các thách thức kinh tế và tài chính.
Sự phát triển của giấy bạc và ngân phiếu không chỉ là một bước tiến trong lịch sử tiền tệ mà còn phản ánh sự thay đổi trong cách thức quản lý kinh tế và tài chính. Từ những ngân phiếu đầu tiên đến tiền tệ fiat hiện đại, chúng ta thấy rằng tiền tệ luôn phát triển để đáp ứng nhu cầu và thách thức của mỗi thời đại.
Hệ thống tiền tệ dựa trên ngân hàng
Trong những thập kỷ gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ của các hệ thống thanh toán điện tử và dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Từ việc thanh toán các hóa đơn sinh hoạt, chuyển khoản. Mọi thứ giờ đây đều có thể thực hiện chỉ với vài cú bấm trên điện thoại.
Công nghệ đã trở thành trung tâm của hệ thống tài chính hiện đại, không chỉ mang lại tiện ích mà còn tăng cường an toàn cho người dùng.
Từ khi máy ATM ra đời. Chúng cho phép chúng ta rút tiền mặt mọi lúc, mọi nơi, giảm bớt sự phụ thuộc vào các chi nhánh ngân hàng truyền thống.
Sự chuyển đổi từ việc giữ tiền mặt sang lưu trữ số dư trong tài khoản ngân hàng dưới dạng điện tử là một bước tiến quan trọng. Ngày nay, phần lớn số dư tiền của chúng ta được lưu trữ dưới dạng số liệu trong các tài khoản ngân hàng, có thể truy cập và quản lý dễ dàng qua internet.
Tiếp nối từ sự phát triển của hệ thống ngân hàng hiện đại, chúng ta chứng kiến sự xuất hiện và bùng nổ của các hệ thống thanh toán điện tử như PayPal, Google Pay và Apple Pay. Các hệ thống này không chỉ tiếp tục cải thiện sự tiện lợi mà còn mang lại những ưu điểm vượt trội so với hệ thống ngân hàng truyền thống.
Tìm hiểu thêm: Sự khác nhau giữa thanh toán Bitcoin và thanh toán thẻ Visa
Tưởng chừng như mọi thứ đã quá tốt đẹp và hệ thống tài chính tiền tệ đã chạy một cách mượt mà qua internet. Nhưng liệu nó có còn thiếu chỗ nào không? còn chưa tối ưu chỗ nào và những góc khuất nào của nó mà chúng ta chưa nhận ra?
Nhưng đã có một người hoặc một nhóm người đã “nhận ra” vấn đề của hệ thống tiền tệ fiat dưới sự kiểm soát của Ngân hàng trung ương.
Vào năm 2009. Bitcoin được ra đời để giải quyết những trở ngại đó và mang lại thêm sự công bằng cho hệ thống tài chính hiện đại, cũng như giải quyết vô số vấn đề lớn của hệ thống tài chính truyền thống như “sự tin tưởng” và thời gian “xử lý giao dịch” vô cùng lê thê và cần một nguồn lực lớn.
Chúng ta hãy bước tiếp đến chương tiếp theo của sự phát triển tiền tệ, một loại tiền tệ hoặc cũng có thể gọi là một loại tài sản, sống hoàn toàn trong môi trường kỹ thuật số và được kiểm soát bởi cộng đồng. Nơi bản tính phi tập trung và không cần niềm tin vào bên thứ 3 để giao dịch như loại tiền fiat kể trên.
Sự ra đời của Bitcoin
Trong bối cảnh công nghệ số ngày càng phát triển, Bitcoin xuất hiện như một bước tiến tự nhiên để giải quyết tiếp những bài toán mà hệ thống tài chính gặp phải.
Bitcoin được xây dựng trên nền tảng công nghệ blockchain, mang đến một hình thức tài chính phi tập trung, minh bạch và an toàn.
Khái niệm về một hệ thống tài chính không cần trung gian, nơi mỗi giao dịch được ghi chép một cách không thể thay đổi, đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử tiền tệ.
Nếu đọc từ đầu đến giờ. Đi qua bao nhiêu giai đoạn phát triển của tiền, từ vỏ sò, kim loại, tiền giấy bảo chứng bằng vàng, tiền fiat. Bạn có thể thấy được mức độ tinh vi và tiền lợi của tiền ngày càng được nâng lên, nhưng mức độ tập trung về quyền sản xuất tiền và quản lý tiền lại tập trung lại. Cho tới đỉnh điểm là tiền fiat, hoạt động hoàn toàn dựa vào niềm tin của cộng đồng cho đồng tiền ấy, và nhà nước có thể in ra nhiều tiền hơn mà không cần có vật bảo chứng phía sau như vàng. Từ đó chúng ta có thể thấy sự hiện của khái niệm “lạm phát”.
Bitcoin đưa tiền trở về đặt tính ban đầu của vỏ sò, là được sự đồng thuận của cộng đồng để trao đổi hàng hoá, và lưu trữ giá trị cũng như không bị kiểm soát bởi chính phủ.
Nhưng Bitcoin lại có thêm đặc tính của thế giới kỹ thuật số hiện đại. Ở việc bạn có thể lưu trữ, gửi và nhận hoàn toàn trên môi trường internet.
Và mang tính cải tiến hơn tiền fiat ở việc bạn có thể chuyển Bitcoin đi đến nơi bạn muốn mà không cần tin tưởng vào nơi thứ 3 như ngân hàng và không cần xin phép sự chấp nhận của bất kỳ ai để gửi tiền, vì giao dịch này sẽ được xử lý thông qua blockchain. Một hệ thống phi tập trung được vận hành bởi rất nhiều thực thể khác nhau trên toàn thế giới.
Sự thành công của Bitcoin đã chứng minh rằng tiền tệ có thể tồn tại và hoạt động mà không cần sự kiểm soát của ngân hàng trung ương hay chính phủ.
Sự thành công của Bitcoin đã mở đường cho sự ra đời của hàng loạt các loại crypto khác, mỗi loại mang những đặc điểm và mục đích riêng. Ethereum, với khả năng hỗ trợ hợp đồng thông minh, đã mở ra cánh cửa cho các ứng dụng phi tập trung và token hóa tài sản.
Sự đa dạng hóa của crypto không chỉ dừng lại ở việc tạo ra các loại tiền mới mà còn mở rộng sang các lĩnh vực như DeFi, NFTs, và nhiều hơn nữa, cho thấy tiềm năng vô tận của công nghệ blockchain trong tương lai.
Như vậy, từ những bước đầu tiên của tiền tệ dưới dạng vật phẩm tự nhiên như vỏ sò, qua sự phát triển của tiền kim loại, giấy bạc, và hệ thống ngân hàng hiện đại, chúng ta đã đến với kỷ nguyên của crypto. Mỗi giai đoạn trong lịch sử tiền tệ không chỉ phản ánh sự thay đổi trong công nghệ và xã hội mà còn mở ra những cơ hội và thách thức mới trong cách chúng ta nhìn nhận và sử dụng tiền tệ.
Tác động của crypto to lớn đến mức các chính phủ không thể đứng yên nhìn đồng tiền fiat tụt hậu so với crypto về công nghệ và tính tiện lợi. Nên CBDC được các quốc gia gấp rút tạo ra đời là vì lẽ đó.
Tác động của Bitcoin đến hệ thống tài chính
Tiếp nối hành trình lịch sử tiền tệ từ vỏ sò đến Bitcoin, chúng ta không thể không nhìn nhận tác động sâu rộng mà Bitcoin nói riêng và crypto nói chung đã mang lại cho thế giới tài chính.
Bitcoin và các loại crypto khác đã đặt ra thách thức lớn cho hệ thống tài chính truyền thống, đặc biệt là về quyền kiểm soát và quản lý tiền tệ. Với cơ chế hoạt động phi tập trung và không cần trung gian. Crypto làm lung lay các nguyên tắc cơ bản của hệ thống ngân hàng và tài chính hiện hành.
Bitcoin, với số lượng cung cấp hạn chế và không thể kiểm soát bởi bất kỳ tổ chức tài chính nào, đã nhanh chóng trở thành một lựa chọn dự trữ giá trị, tương tự như vàng. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh lạm phát và biến động kinh tế.
Tìm hiểu thêm: Bitcoin vs Gold - Phần 1: so sánh giữa hai loại tài sản
Ngoài ra, Bitcoin cũng được sử dụng như một phương tiện giao dịch, đặc biệt trong các giao dịch quốc tế, nhờ vào tính nhanh chóng và chi phí thấp so với các hình thức chuyển tiền truyền thống.
Trong lĩnh vực kiều hối, Bitcoin đã trở thành một công cụ quan trọng, đặc biệt ở các quốc gia nghèo. Nó cho phép việc chuyển tiền xuyên biên giới một cách nhanh chóng, an toàn và với chi phí thấp hơn so với các bên trung gian tập trung. Một lợi ích lớn so với các phương thức chuyển tiền truyền thống.
Trong các quốc gia mà đồng tiền fiat mất giá nhanh chóng do lạm phát, Bitcoin đã trở thành một công cụ quan trọng để bảo vệ giá trị tài sản. Người dân ở những quốc gia này sử dụng Bitcoin như một hàng rào chống lại sự mất giá của tiền tệ quốc gia, đảm bảo rằng giá trị tài sản của họ không bị ảnh hưởng bởi biến động kinh tế.
Tất cả ví Petro sẽ bị đóng vào ngày 15/01. Số dư Petro còn lại sẽ được chuyển đổi thành Bolivar, đồng tiền chính thức của Venezuela. Petro từng được hỗ trợ bởi dự trữ dầu mỏ và có giá trị 60 USD mỗi đơn vị khi ra mắt.
— ThuanCapital.eth (@ThuanCapital) January 14, 2024
Petro không được người dân sử… pic.twitter.com/RP1yQ4HuYF
Sự phát triển của công nghệ blockchain và tiền điện tử cũng đang mở ra những hướng đi mới trong lĩnh vực tài chính, từ tài chính phi tập trung (DeFi), NFTs đến token hoá các tài sản vật lý vào blockchain. Cho thấy một tương lai đa dạng và phức tạp cho hệ thống tài chính toàn cầu.
Kết Luận
Từ vỏ sò đến Bitcoin, lịch sử tiền tệ là chứng nhân của sự sáng tạo và thích nghi không ngừng của loài người. Mỗi bước tiến trong sự phát triển tiền tệ không chỉ phản ánh sự phát triển công nghệ mà còn mở ra cách thức giao dịch mới. Trong tương lai, tiền tệ sẽ tiếp tục phát triển, hứa hẹn sự đổi mới và thách thức trong kỷ nguyên số.
Sự phát triển của tiền tệ qua nhiều hình thức khác nhau phản ánh sự phát triển của công nghệ và xã hội mà còn cho thấy khả năng thích ứng và đổi mới không ngừng của con người trong việc tạo ra và sử dụng các công cụ tài chính.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital