Tin Lớn: CPI, FED Điều Trần - Chiến Tranh Thương Mại Trung - Mỹ Và Ảnh Hưởng
Tuần này, các thông tin kinh tế quan trọng của Hoa Kỳ như CPI, PPI cũng được công bố và chủ tịch FED cũng có phiên điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ. Thị trường những ngày qua đầy biến động bởi lo ngại chiến tranh thương mại, đặc biệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Tình hình thị trường
Chứng khoán Hoa Kỳ chủ nhật (09/02-US) với thị trường hợp đồng tương lai tăng ở cả ba chỉ số, trong đó Nas FUT tăng nhiều nhất 0.49%. Hợp đồng dầu có tăng nhưng vẫn mức ổn quanh 71.4 USD/thùng. Vàng tiếp tục tăng lên 2916 USD/ounce.
Bitcoin ngày qua tiếp tục quanh mức 97,000 USD. Một số altcoin lớn vẫn là xu hướng giảm. Vốn hóa thị trường crypto là 3.3 nghìn tỷ USD.
Tỷ lệ BTC có lời cũng giảm về 84.24% nằm dưới vùng màu đỏ.
Tuần này, thị trường Hoa Kỳ sẽ nhận được nhiều tin quan trọng. Đây là một tuần bận rộn với căng thẳng thương mại thuế quan, dữ liệu lạm phát CPI, phiên điều trần về crypto tại Quốc hội và khoảng 20% công ty trong S&P 500 báo cáo lợi nhuận.
Đầu tuần, thứ hai là ngày Trung Quốc bắt đầu áp thuế 15% đối với một số hàng hóa Mỹ nhằm đáp trả thuế quan của ông Trump. Còn Hoa Kỳ, ông Trump công bố kế hoạch áp thuế "Reciprocal Tariff" lên nhiều quốc gia. Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Hoa Kỳ tổ chức phiên điều trần với chủ đề: "Kỷ nguyên vàng của tài sản kỹ thuật số: Định hướng tương lai”. Chủ tịch FED Powell cũng có phiên điều trần trước quốc hội. Bên cạnh đó, nhiều chủ tịch FED cũng phát biểu trước truyền thông như chủ tịch Fed Cleveland, Beth Hammack; chủ tịch Fed San Francisco, Daly; chủ tịch Fed New York, Williams;.... Hai chỉ số kinh tế quan trọng là dữ liệu lạm phát CPI, PPI, doanh số bán lẻ tại Mỹ cũng được công bố.
Lo ngại chiến tranh thương mại các nước
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết vào chủ nhật (giờ US) rằng ông sẽ áp dụng mức thuế mới 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào Hoa Kỳ, ngoài các mức thuế kim loại hiện có, trong một động thái leo thang lớn khác trong cuộc cải tổ chính sách thương mại của ông. Sau thông tin này, thị trường phản ứng tiêu cực bởi lo ngại sự theo lang trong chiến tranh thương mại.
Thời điểm này, các quốc gia hầu hết đều muốn né tránh chiến tranh thương mại. Bởi nó sẽ tổn hại đến nền kinh tế của cả các bên. Thêm vào đó, các nước đều cho thấy xu hướng nền kinh tế đã chậm lại và càng dễ tổn thương hơn nếu chiến tranh thương mại xảy ra.
Các quốc gia đang muốn kích thích kinh tế phát triển trong tình hình bất ổn hiện nay. Như Mexico vừa cắt giảm 0.5% lãi suất xuống còn 9.5%. Về Trung Quốc sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi covid-19 và thị trường bất động sản gặp nhiều vấn đề xấu, cho nên họ đã giảm duy trì lãi suất thấp và tung nhiều gói hỗ trợ những năm gần đây. Ngược lại với nhiều quốc gia, Trung Quốc lo sợ giảm phát nên với những nỗ lực thời gian qua, lạm phát CPI của nước này đã trở về mức dương 0.5%/năm nhưng vẫn dưới mức 2% mong đợi. Tuy nhiên, chỉ số lạm phát bán sỉ PPI vẫn ở mức (-2.3%).
Lịch sử: chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc 2018-2020
Mới đây, Thuận thấy được một bình luận từ một bạn xem lại video số 400, thời điểm đó là khoảng năm 2019 khi chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng đang diễn ra.
"Vô tình nghe được clip này của a Thuận mà nếu không để ý cứ nghĩ là đang nghe video mới của a. Vẫn những thông tin đó: Trump là tổng thống Mỹ, Trump đang áp thuế quan lên Trung Quốc (cũng là 10%), Powell vẫn làm chủ tịch FED, Jimm Crammer vẫn làm MC, trùng hợp hơn nữa là cũng tối nay lại có tin chỉ số việc làm và phần trăm thất nghiệp, nổi cả da gà.
Chỉ khác ở chỗ, BTC giờ đã x10 giá - 109k ATH cách đây tầm 2 tuần và hiện tại vẫn là 98k. Chu kỳ sẽ vẫn lặp lại!"
Nhiều khi càng nhìn vào quá khứ, chúng ta càng thấy tương lai. Trước đây, trong nhiệm kỳ tổng thống trước đây, Hoa Kỳ cũng đã trải qua chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Điều này lại lặp lại ở nhiệm kỳ tổng thống trước đây của ông. Chúng ta cùng nhìn lại những gì diễn ra trong lịch sử và tác động của nó ra sao.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, một trong những xung đột kinh tế quan trọng nhất trong lịch sử hiện đại, kéo dài 782 ngày, từ 6/7/2018 đến 25/8/2020. Xung đột bắt đầu khi Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc với lý do các hành vi thương mại không công bằng, sau đó leo thang thành một cuộc chiến thuế quan trả đũa lẫn nhau.
Trong hơn 2 năm, cả hai nước đã áp thuế lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa, gây ra biến động thị trường, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và tạo ra sự bất ổn kinh tế. Cuộc xung đột này trải qua nhiều vòng áp thuế, đàm phán và cuối cùng đạt được một giải pháp một phần với Thỏa thuận Giai đoạn Một (Phase One Deal) vào tháng 1/2020.
Tóm tắt dòng thời gian của chiến tranh thương mại 2018-2020:
2018: Căng thẳng leo thang
-
6/7/2018 – Mỹ áp thuế 25% lên 34 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc trả đũa bằng mức thuế tương tự lên 34 tỷ USD hàng hóa Mỹ.
-
23/8/2018 – Vòng thuế quan thứ hai: Mỹ áp thuế 25% lên 16 tỷ USD hàng Trung Quốc; Trung Quốc trả đũa với 16 tỷ USD thuế quan.
-
24/9/2018 – Mỹ mở rộng thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc; Trung Quốc trả đũa với 60 tỷ USD thuế quan.
-
1/12/2018 – Thỏa thuận đình chiến 90 ngày được đồng ý tại Hội nghị G20 ở Argentina để mở đường cho đàm phán.
Cuối 2018: Căng thẳng tiếp tục leo thang
2019: Leo thang và bắt đầu giảm căng thẳng
-
5/5/2019 – Mỹ tăng thuế lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.
-
1/8/2019 – Trump tuyên bố áp 10% thuế lên 300 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc.
-
23/8/2019 – Trung Quốc trả đũa với 75 tỷ USD thuế quan; Mỹ tiếp tục tăng thuế.
-
11/10/2019 – Thỏa thuận Giai đoạn Một (Phase One Deal) được công bố, tạm dừng một số đợt tăng thuế.
-
13/12/2019 – Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận Giai đoạn Một, dẫn đến việc giảm thuế.
2020: Dấu hiệu hòa hoãn
-
15/1/2020 – Thỏa thuận Giai đoạn Một chính thức được ký kết, tập trung vào mua bán thương mại, sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và chính sách tiền tệ.
-
25/8/2020 – Cả hai nước xác nhận cam kết thực hiện Thỏa thuận Giai đoạn Một.
Tác động của chiến tranh thương mại lên thị trường
Chiến tranh thương mại tác động lớn đến thị trường và chúng ta cùng nhìn lại sự ảnh hưởng đến một số chỉ số, thị trường cụ thể dưới đây:
Chỉ số S&P 500
Chỉ số S&P 500 bắt đầu cuộc chiến thương mại ở mức 2,913 điểm vào tháng 7/2018, sau đó giảm xuống 2,506 điểm vào tháng 10/2018 (giảm 14%), sau đó phục hồi và đạt mức ATH 3,230 điểm vào tháng 10/2019 dù cuộc chiến thương mại vẫn tiếp tục. Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, chỉ số giảm xuống 2,584 điểm.
Bitcoin
Bitcoin bắt đầu cuộc chiến thương mại (tháng 7/2018) ở mức 6,600 USD.
Khi căng thẳng leo thang, Bitcoin giảm xuống còn 3,400 USD vào tháng 12/2018, sau đó ổn định quanh mức này vào tháng 2/2019.
Tháng 6/2019, Bitcoin phục hồi mạnh lên 12,000 USD, mặc dù cuộc chiến thương mại vẫn tiếp tục leo thang và không chấm dứt cho đến tháng 8/2020.
Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng từ tháng 12/2018 đến tháng 6/2019, không chỉ có cuộc chiến thương mại mà đây cũng là đỉnh điểm của "crypto winter" trong chu kỳ thị trường crypto.
Dữ liệu cũng bị tác động bởi COVID-19, khiến Bitcoin rơi nhanh xuống 5,000 USD vào tháng 3/2020 trước khi nhanh chóng phục hồi và đạt ATH trong cùng năm, dù thuế quan và đại dịch vẫn đang diễn ra.
Nhìn nhận hai mặt của cuộc chiến
Về góc nhìn tiêu cực, cuộc chiến thương mại khiến cả Hoa Kỳ và Trung Quốc chịu tổn thương, thị trường chứng khoán cả 2 quốc gia và crypto điều chỉnh mạnh. Khi thị trường vừa khởi sắc thì đại dịch COVID-19 ập đến vào đầu năm 2020, kéo dài thêm sự bất ổn. Cuộc chiến thương mại kéo dài 782 ngày (hơn 2 năm), gây ra thiệt hại đáng kể về kinh tế và đầu tư.
Còn mặt tích cực, hai bên có thể đã rút ra nhiều bài học từ cuộc chiến này và có khả năng sẽ không để tình trạng tương tự tái diễn trong tương lai. Có thể,trong một vài tuần tới, cả hai quốc gia sẽ ngồi lại đàm phán và thị trường cũng chờ đợi kết quả của cuộc đàm phán này.
Ethereum đối mặt với lượng vị thế Short kỷ lục
Các nhà đầu cơ tổ chức Phố Wall trên sàn CME đã xây dựng vị thế short Ethereum lớn nhất trong lịch sử, với lượng short tăng +40% chỉ trong một tuần và tăng mạnh +500% kể từ tháng 11/2024.
Mặc dù thị trường CME đang đặt cược mạnh vào việc ETH tiếp tục giảm giá, dòng tiền đổ vào từ các ETF vẫn rất mạnh. Trong ba tuần qua, ETH đã thu hút hơn 2 tỷ USD, bao gồm một dòng tiền kỷ lục 854 triệu USD trong một tuần từ Phố Wall, mức cao nhất từ trước đến nay.
Ngoài ra, khối lượng giao dịch ETH cũng rất mạnh, với những đợt tăng đột biến vào ngày 21/1 (ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ) và ngày 3/2 (đợt sụt giảm thị trường).
Hiện tại, Ethereum đang giao dịch thấp hơn khoảng 45% so với mức ATH tháng 11/2021. Sự thật là nhiều altcoin lớn khác vẫn giảm 70% hoặc hơn so với đỉnh, ETH không phải là đồng giảm mạnh nhất, nhưng nó đã tăng chậm hơn hầu hết các crypto lớn, bao gồm cả Bitcoin, kể từ năm 2024.
Một số ý kiến cho rằng đây có thể là sự thao túng thị trường, một chiến lược phòng hộ crypto, hoặc đơn giản là quan điểm tiêu cực về Ethereum so với các đối thủ như Solana.
Điều kỳ lạ là chính quyền Trump và các cơ quan quản lý dưới chính quyền Trump lại có xu hướng ủng hộ Ethereum, nhưng ETH vẫn bị short mạnh, trong khi Bitcoin vẫn giữ giá gần ATH.
Không có tin tức tiêu cực nào ảnh hưởng đến altcoin gần đây, nhưng hầu hết các altcoin đều giảm mạnh. Điều này càng làm cho các nhà đầu tư trên thị trường lo lắng, đặc biệt những người nắm giữ nhiều altcoin. Tâm lý nhà đầu tư càng tiêu cực hơn, câu hỏi được đặt ra nhiều là liệu có altcoin season hay không?
Thị trường crypto hiện có gần 11 triệu token và đồng coin niêm yết trên CoinMarketCap, chủ yếu tăng vọt do phong trào memecoin trên Solana. Sự bùng nổ này gây lo ngại về việc chia nhỏ “mindshare” tức sự chú ý và dòng vốn của nhà đầu tư, khiến nhiều altcoin công nghệ mất ưu thế. Nhà phân tích Ali Martinez dự đoán việc có quá nhiều token sẽ ngăn cản khả năng hình thành một “altcoin season” giai đoạn altcoin tăng giá đồng loạt như trước đây.
Chúng ta không biết được chắc chắn về tương lai. Đó là suy nghĩ tiêu cực của các nhà đầu tư, nhưng cũng có những nhà đầu tư khác vẫn có lòng tin và tin tưởng những dự
án họ đang tích lũy thì thời điểm altcoin giảm này có thể là cơ hội để họ tích lũy ở mức giá tốt. Mỗi người mỗi vị thế, thời gian và nhu cầu khác nhau. Vì vậy, mỗi nhà đầu tư đều phải có chiến lược đầu tư và chiến lược quản lý rủi ro của mình.
Các thông tin khác:
-
Tổng thống Trump đã chỉ đạo Bộ Tài chính Mỹ ngừng sản xuất đồng xu 1 cent. Hiện tại, chi phí để đúc một đồng xu này lên tới 3 cent. Quyết định này hợp lý vì hầu như không ai sử dụng đồng xu 1 cent, ngay cả máy bán hàng tự động cũng thường từ chối nhận 1 cent.
-
Elon Musk và nhóm của ông tại DOGE cho rằng Bộ Tài chính Mỹ có thể đang chi khoảng 1 tỷ USD mỗi tuần cho các tài khoản gian lận. Tổng thống Trump nhận định nếu đúng, điều này có thể ảnh hưởng đến cán cân nợ quốc gia, dù con số này chỉ là một phần nhỏ so với lãi suất nợ công. Trump tuyên bố trên Không lực Một rằng DOGE sẽ điều tra thị trường trái phiếu chính phủ (T-bills) và phát hiện của Musk về gian lận trong USAID có thể chỉ là khởi đầu. Ông dự đoán tình trạng lãng phí, gian lận cũng tồn tại trong lĩnh vực giáo dục, quân sự và thậm chí cả trái phiếu kho bạc. Trump gợi ý rằng nếu những vấn đề này được xác minh, nợ quốc gia thực tế có thể thấp hơn ước tính hiện tại.
-
Ngày qua, Michael Saylor ra dấu StrategyB chuẩn bị mua thêm BTC. Sau đó, StrategyB đã mua 7,633 BTC với giá khoảng 742.4 triệu USD, tương đương 97,255 USD mỗi bitcoin. Tính đến ngày 09/02/2025, StrategyB đang nắm giữ 478,740 BTC, mua với giá 65,033 USD mỗi Bitcoin.
-
Đại học Austin vừa công bố quỹ Bitcoin trị giá 5 triệu USD, nằm trong kế hoạch đầu tư 200 triệu USD của trường. Họ dự định giữ khoản đầu tư này ít nhất 5 năm, vì tin vào tiềm năng dài hạn của Bitcoin. Ông Chad Thevenot, Phó Chủ tịch Cấp cao của trường, so sánh Bitcoin với các tài sản truyền thống như cổ phiếu và bất động sản. Trước đó, Đại học Emory cũng đã đầu tư vào Spot ETF Bitcoin.
-
Kentucky trở thành tiểu bang mới nhất của Mỹ đề xuất dự luật dự trữ Bitcoin, cho phép phân bổ tối đa 10% quỹ dự trữ của bang vào tài sản kỹ thuật số như Bitcoin. Hiện đã có 20 tiểu bang đề xuất dự luật dự trữ Bitcoin.
-
PNC Bank, ngân hàng lớn thứ 8 tại Mỹ với 325 tỷ USD tài sản quản lý đang nắm giữ Bitwise Bitcoin ETF trị giá 67 triệu USD theo hồ sơ 13F gửi lên SEC.
-
Sàn chứng khoán Brazil - B3 dự kiến mở rộng danh mục crypto với hợp đồng quyền chọn bitcoin và hợp đồng tương lai cho ether và solana trong năm nay. B3 đã ra mắt hợp đồng tương lai bitcoin vào tháng 4 năm ngoái, hiện đạt trung bình 860 triệu USD khối lượng giao dịch mỗi tháng. Trong khi đó các sàn crypto truyền thống tại Brazil ghi nhận 6.66 tỷ R$ (1.13 tỷ USD) khối lượng giao dịch trong tháng 1.
-
Hồng Kông vừa cho phép sử dụng Bitcoin và Ethereum để chứng minh tài sản trong chương trình đầu tư định cư, với hai trường hợp thành công đầu tiên tổng trị giá trên 30 triệu HKD (khoảng 3,8 triệu USD). Ứng viên phải chứng minh họ sở hữu ít nhất 30 triệu HKD, sau đó đầu tư số tiền này vào Hồng Kông trong vòng sáu tháng. Trước đây, nhà đầu tư thường dùng cổ phiếu hoặc trái phiếu để đáp ứng yêu cầu, cơ quan quản lý yêu cầu crypto phải được lưu trữ an toàn, trong ví lạnh hoặc trên các sàn uy tín như Binance.
-
CEO của Tether khẳng định máy tính lượng tử chưa thể đe dọa Bitcoin, và trước khi rủi ro xuất hiện, Bitcoin sẽ hỗ trợ địa chỉ chống lượng tử. Người dùng sẽ chuyển BTC sang địa chỉ an toàn chống lượng tử, trong khi Bitcoin trong ví bị mất khoá , bao gồm cả của Satoshi (nếu không còn sống), có thể bị hack và tái lưu thông.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital