XM - Đối tác Xuất sắc

Thuật ngữ thường dùng - [Kiến thức cơ bản số #5.2]

26 Tháng 05, 2021 17:56

Bài viết này là tổng hợp những thuật ngữ thường được sử dụng trong thị trường tiền điện tử.

Thuật ngữ thường dùng - [Kiến thức cơ bản số #5.2]

THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNG TRONG THỊ TRƯỜNG TIỀN ĐIỆN TỬ

Kiến thức cơ bản - Phần 05


 

GIỚI THIỆU

Nếu bạn thấy mình không hiểu rõ ràng những gì mọi người đang đàm luận ở trong thị trường tiền điện tử hay không rõ những thuật ngữ này có thực sự ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư của bạn hay không?


Thật tiếc rằng, việc bạn thiếu những hiểu biết cơ bản chắc chắn làm giảm đi khả năng kiếm được tiền khi tham gia vào thị trường này. Bởi vì một phần thị trường này còn quá mới mẻ, một phần nó cũng liên quan nhiều đến những công nghệ phức tạp và đang còn trên con đường khai phá.

Việc bạn hiểu rõ một chút về những thuật ngữ cơ bản sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi tham gia vào thị trường này.

 

Lưu ý: Những bài viết trong seri “Kiến thức cơ bản dành cho người mới” tuy chỉ là kiến thức cơ bản nhưng những thuật ngữ cũng như kiến thức trong đó tương đối hai não với những bạn nào lần đầu tiếp xúc. Vì thế, hãy lấy cho mình một chút đồ uống và để đầu óc thật thoải mái trước khi bạn sẵn sàng tìm hiểu những kiến thức mới mẻ này nhé.

Hãy bấm "Ctrl+F" để tìm kiếm nhanh hơn.

 

Tiếp


 

P

  • Paper wallet: Là ví tiền điện tử được in ra giấy cho mục đích lưu trữ ngoài máy tính, điều này giúp cho nó tránh bị hacker đánh cắp.
  • Pump – upward price movement : đẩy giá lên.
  • Peers: Là nói đến các nút mạng ngang hàng trong mạng mang hàng (Peer to Peer).
  • Pool: Thuật ngữ này được sử dụng với những người đào coin, tức là cung cấp các thiết bị của mình cho việc xác thực các giao dịch của một loại tiền kỹ thuật số và đổi lại người ta được trả công. Khi việc đào coin được nhiều người tham gia thì việc cạnh tranh trở nên khó khăn và rất khó để dành chiến thắng. Nếu không hợp sức và chia đều rủi ro thì có người cả năm đào mà chẳng trúng block nào. Bởi vậy nhiều thợ mỏ có thể tập hợp năng lực tính toán của mình để cùng nhau dò tìm để được nhận giải thưởng. Nếu một trong các thợ mỏ tìm được block thì sẽ chia đều cho các thành viên của nhóm tuỳ theo năng lực tính toán của từng người. Như vậy khả năng trúng block cho toàn nhóm là cao nhưng lại chia đều nên thợ mỏ có được phần thưởng tuy nhỏ để trang trải chi phí. Pool là cách để tập hợp nhiều thợ mỏ để cùng nhau đào và chia nhau giải thưởng. Thông thường với các loại coin nhiều người biết như Bitcoin thì mỗi Pool có thể có hàng ngàn thợ mỏ/máy đào khác nhau, thậm chí nhiều hơn.
  • Private key: Có nghĩa là khoá riêng hay khoá bí mật. Trong lĩnh vực mã hoá thì có một lĩnh vực gọi là mã hoá bất đối xứng hay mã hoá công khai. Lĩnh vực này để mã hoá và giải mã thông tin chúng ta cần 2 chìa khoá, một dùng để khoá (mã hoá thông tin) và một để mở (giải mã thông tin). Chìa khoá dùng để mã hoá gọi là chìa khoá công khai, có thể cung cấp cho tất cả những ai mà ta muốn nhận thông tin dưới dạng mã hoá từ họ, còn chìa khoá bí mật (hay còn gọi chìa khoá riêng) dùng để giải mã thì ta giữ riêng, khi thông tin được mã hoá với khoá công khai rồi thì chỉ ai có chìa khoá bí mật mới giải mã để đọc được thông điệp. Chìa khoá bí mật đó gọi là Private key (hay còn gọi là secret key) còn chìa khoá công khai gọi là public key.
  • PrivateSend: Đây là một dịch vụ chuyển tiền ẩn danh của Dash. Dash được phát triển lên từ Bitcoin nên kế thừa dịch vụ chuyển tiền với sự minh bạch và bán ẩn danh của Bitcoin. Điều đó có nghĩa là các giao dịch chuyển tiền của Bitcoin không có chứa thông tin về tên người gửi và người nhận, thay vào đó là các địa chỉ là chuỗi ký tự khoá loằng ngoằng. Tuy nhiên, nếu biết địa chỉ của một người thì chúng ta có thể biết là địa chỉ đó có số dư thế nào và giao dịch với những địa chỉ khác ra sao. Dịch vụ PrivateSend giúp đảm bảo sự riêng tư bằng cách xáo trộn các nguồn đầu vào và đầu ra nhằm giúp đảm bảo thông tin được riêng tư và người ta không có cách nào truy tìm được nguồn gốc tiền của một người cũng như không biết anh ta có giao dịch với người nào khác nữa.
  • Proposal: Có nghĩa là một đề xuất. Trong hệ sinh thái của Dash, các lập trình viên, các nhóm lập trình, marketing,… có thể đề xuất một dự án giúp bổ sung giá trị cho hệ sinh thái của Dash và các chủ masternode có thể bỏ phiếu thông qua. Nếu được bỏ phiếu thông qua một đề xuất thì người chủ của đề xuất đó sẽ được cấp một lượng vốn để anh ta hay nhóm của anh ta có kinh phí thực hiện công việc. Đây là một đặc điểm ưu việt khá thú vị của Dash giúp cho hệ sinh thái này làm việc giống như một tổ chức tự động phi tập trung.
  • Protocol: Có nghĩa là giao thức hay cách thức chuẩn để các bên có thể giao tiếp được với nhau, thường là các máy tính có thể làm việc với nhau thông qua mạng. Thường đối với các mạng máy tính thì có giao thức mạng như TCP/IP, IPX/SPX,… còn các hệ thống tiền điện tử cũng có các giao thức như giao thức bitcoin, giao thức dash,… để các thành phần tham gia các hệ thống có cùng giao thức này có thể làm việc và giao tiếp với nhau.
  • Proof of Work: Dịch sang tiếng Việt có nghĩa là chứng tỏ năng lực làm việc đây là một kỹ thuật để chọn ra thợ mỏ nào xứng đáng để được trao quyền tạo block và nhận giải thưởng cho việc xác thực giao dịch. Nó cũng là cách khuyến khích người dùng đầu tư máy móc cho việc xác thực giao dịch và đảm bảo tính an ninh cho mạng lưới thanh toán. Kỹ thuật này cho phép những người có năng lực tính toán (hàm băm) nhanh hơn thì có nhiều hơn cơ hội để đào trúng và nhận giải thưởng. Nhờ việc cạnh tranh nhau để đào trúng bằng việc nâng cấp thiết bị có tốc độ nhanh hơn thì khả năng đảm bảo an ninh cho mạng lưới thanh toán càng cao hơn.
  • Proof of Stake: Đây là một kỹ thuật khác cũng dùng để xác thực các giao dịch nhưng thay vì phải cạnh tranh nhau về năng lực tính toán để xác thực và được quyền nhận phần thưởng thì kỹ thuật này lại ưu tiên cho những người giữ một lượng coin trong ví lớn hơn và lâu hơn. Kỹ thuật này không dùng các máy đào và không cạnh tranh về năng lực tính toán cho việc đào mỏ nên tiết kiệm chi phí cho thiết bị và năng lượng cho máy hoạt động, nhưng nó chỉ ưu tiên cho người ban đầu có nhiều coin và bật phần mềm ví cho hoạt động nhiều. Điều này không tạo được động lực cho những người biết đến muộn và việc trả thưởng dựa vào số coin trước có nên không tạo được động lực cạnh tranh cho người tham gia. Có nhiều tranh luận về sự ưu/nhược giữa Proof of Work và Proof of Stake nhưng cho đến nay thì chưa có coin nào dùng Proof of Stake giữ được thành công.
  • Proof of burn : bằng chứng cháy . Cá nhân mình cũng không hiểu thuật ngữ này .
  • Proof of capacity (poc) : bằng chứng dung lượng
  • Proof of activity : bằng chứng hoạt động
  • Proof of Authority : bằng chứng đồng thuận liên tục
  • Proof of Service:Đây là một kỹ thuật được sử dụng trong Dash. Nó không phải dùng cho việc xác thực các giao dịch, tạo block mà là một kỹ thuật giúp người dùng đầu tư máy móc và đặt cọc một số coin nhất định nhằm cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho các dịch vụ gia tăng cho hệ sinh thái của Dash. Kỹ thuật này tạo động lực cho người tham gia máy móc làm hạ tầng cho mạng bậc hai, tức là các nút mạng dạng Masternode.
  • Private blockchain : blockchain cá nhân
  • Public blockchain : blockchain công khai
  • Public key: Như đã giải thích trong phần Private Key, Public key là chìa khoá dùng để mã hoá thông tin. Các hệ thống tiền điện tử không sử dụng trực tiếp việc mã hoá thông tin mà sử dụng một ứng dụng của mã hoá thông tin đó là công nghệ chữ ký điện tử. Kỹ thuật này giúp đảm bảo thông tin vẫn giữ được sự minh bạch nhưng không bị giả mạo. Public key được sử dụng làm địa chỉ (không dùng trực tiếp khoá này mà dùng mã hoá nó ở dạng dễ đọc), còn khoá riêng thì dùng làm chìa khoá để chuyển tiền.
  • Pump: Bơm tiền ra mua một loại coin nào đó, điều này có thể làm giá của loại coin đó tăng cao nếu như có nhiều người bơm tiền ra mua nó.
  • Pump and Dump: Có nghĩa bơm tiền vào để mua sau đó bán ra để kiếm lời chứ không muốn giữ lâu hay chu kỳ lặp đi lặp lại của một altcoin nhận được rất nhiều sự chú ý, dẫn đến sự tăng giá siêu nhanh và sau đó, giá giảm liên tục.  Một loại coin được gọi là Pump and Dump là loại coin không đáng để giữ lâu mà chỉ có thể kiếm lời trong ngắn hạn.
  • Psp: nhà cung cấp dịch vụ thanh toán. Psp hoạt động như các đại lý bitcoin cho các thương gia chấp nhận thanh toán trực tuyến

 

Q

  • Quorum: Số người bỏ phiếu tối thiểu để việc bầu cử có hiệu lực. Trong công nghệ phi tập trung (DAO) cần sự bỏ phiếu của các nhân tố tham gia (có thể là các agent là các phần mềm hoạt động trên các máy tính đơn lẻ) có thể tự động tham gia bỏ phiếu cho những điều kiện nhất định.
  • Qr code: là hình ảnh khối hai chiều chứa mẫu màu đen trắng đại diện cho một dãy dữ liệu. Các hình ảnh có thể quét được và thường được sử dụng để mã hóa địa chỉ bitcoin

 

R

  • Rig: Trong lĩnh vực đào coin thì một rig là một dàn máy đào, hoặc một dàn gồm một máy tính có một số nhất định các card đồ hoạ dùng cho việc đào coin.
  • Roi : “return on investment”, tỷ lệ phần trăm số tiền đã được thực hiện so với đầu tư ban đầu (nghĩa là 100% roi có nghĩa là ai đó đã tăng gấp đôi số tiền của họ).
  • Raiden network : một thay đổi giao thức sắp tới đối với ethereum sẽ cho phép truyền tốc độ cao trên toàn mạng. Nó cũng tương tự như một số khía cạnh đối với lightning network được lên kế hoạch của bitcoin.
  • Real – time settlement : thanh toán theo thời gian thực
  • Rekt : thua lỗ nặng. Suy ra từ “wrecked”.
  • Reverse indicator : ai đó mà luôn dự đoán sai chuyển động sai giá.

 

S

  • Sats : viết gọn của satoshi một cách gọi giá của một coin vd. 3000 sats là 0.00003 btc.
  • Satoshi: Satoshi Nakamoto là bí danh của người phát minh ra Bitcoin, người ta thường gọi tắt là Satoshi. Ngoài ra Satoshi cũng là tên của một đơn vị nhỏ nhất của Bitcoin. Một Satoshi bằng 0.00000001 Bitcoin.
  • Scam: Là một mưu đồ, một hành vi không trung thực nhằm lừa dối để tư lợi.
  • Scaling: Là việc mở rộng hệ thống (thường là máy tính và phần mềm) để có thể đáp ứng được lượng nhu cầu truy cập tăng lên rất nhiều.
  • Secret key: Hay còn gọi là Private key là khoá bí mật, trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa thì khoá bí mật dùng để gửi tiền và chứng tỏ mình là chủ sở hữu của ví tiền.
  • Sepa: một khu vực thanh toán châu âu. Sepa được thiết kế như là một thỏa thuận hội nhập về thanh toán của liên minh châu âu, giúp dễ dàng chuyển tiền giữa các quốc gia bằng đồng euro
  • Segregated witness (segwit) : nhân chứng tách rời
  • Secure hash algorihm : thuật toán mã hóa an toàn sử dụng hàm băm
  • Shitcoin : một coin không có giá trị tiềm năng hoặc giá trị sử dụng.
  • SHA: Là tên của một thuật toán băm, nó là viết tắt của Secure Hash Algorithm. Thuật toán SHA có nhiều phiên bản như SHA-1, SHA-2, SHA-3,…
  • Sharding : một giải pháp mở rộng quy mô cho blockchain. Thông thường, mỗi node trong một mạng blockchain chứa một bản sao hoàn chỉnh của blockchain. Sharding là một phương thức cho phép các node có một phần bản sao của blockchain hoàn chỉnh để tăng hiệu suất mạng và tốc độ đồng thuận.
  • Solidity : một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất mà các smart contract có thể được viết. Có một số điểm tương đồng với javascript.
  • Shapeshift: Đây là tên một dịch vụ cho phép chuyển đổi từ loại tiền kỹ thuật số này sang tiền kỹ thuật số khác. Ví dụ như có thể chuyển từ Bitcoin sang Dash. Công ty này hoạt động như một sàn giao dịch.
  • Signature: Chữ ký. Ở đây nói đến chữ ký điện tử. Trong lĩnh vực tiền tệ mã hóa thì công nghệ chữ ký điện tử được áp dụng nhiều. Việc tiêu tiền thực chất là việc ký một thông điệp chuyển tiền.
  • Sell wall / buy wall : sử dụng biểu đồ, các nhà giao dịch có thể thấy điểm mua và bán giới hạn hiện tại.
  • Short – margin short position : đầu cơ giá xuống.
  • Shill : để quảng cáo hoặc thổi phồng 1 coin lên, thường qua truyền thông xã hội.
  • Shilling / pumping : một người nào đó, về cơ bản quảng cáo một cryptocurrency khác. Các tin tức được tung ra thị trường, tin xấu coin giảm, tin tốt coin tăng.
  • Soft Fork : Đây là quá trình thay đổi trong giao thức hoạt động của Blockchain. Nghĩa là khối giao dịch hợp lệ phía trước đó bị xem là không hợp lệ.Soft Fork sẽ tương thích ngược, các Node không cập nhật sẽ được xem là khối mới hợp lệ.Bạn có thể hiểu đơn giản mã nguồn được cập nhật phiên bản mới, trong đó có nhiều thay đổi liên quan đến hệ thống tuy nhiên nếu bạn không cập nhật mới thì vẫn sử dụng được bình thường.
  • Solo mining: Đây là việc đào coin một mình, thường trong giai đoạn ban đầu khi một loại tiền kỹ thuật số mới được đưa ra mắt, khi đó có ít người đào và khả năng đào trúng cao hơn nên solo mining không phải chia sẻ vận may với người khác. Ngược lại khi ngày càng có nhiều người đào coin thì người ta tập hợp với nhau thành các pool vì tỷ lệ đào trúng rất thấp thậm chí hàng năm trời không đào trúng, nên việc tập hợp thành coin giảm bớt rủi ro và có được kinh phí để tiếp tục công việc đào. Thường dân đào coin chuyên nghiệp đi săn những loại coin mới khi nó mới ra mắt đào theo cách solo này.
  • Softwave wallet : lưu trữ cryptocurrency tồn tại hoàn toàn dưới dạng tệp phần mềm trên máy tính. Các softwave wallet có thể được tạo miễn phí từ nhiều nguồn khác nhau. Myetherwallet (mew) là một trong những phổ biến.
  • Smart contract: Hợp đồng thông minh. Đây là một khái niệm mới về việc nhúng những đoạn mã có thể thực thi như các chương trình phần mềm, nó được nhúng vào trong các giao dịch để tuỳ tình huống mà giao dịch đó có thể thực thi theo các điều kiện khác nhau. Ví dụ hợp đồng thông minh có thể sử dụng cho trò số đề của một nhóm người theo kết quả thông báo của sổ số, mọi người cùng chuyển tiền và cùng sử dụng hợp đồng thông minh đến 7 giờ tối khi có kết quả sổ số thì người nào chọn đúng 2 số cuối trùng với giải đặc biệt sẽ nhận được toàn bộ số tiền. Đây là cách chơi số đề mà không cần nhà cái. Người trúng thay vì chỉ nhận 70% tổng tiền thì có thể nhận toàn bộ tiền của tất cả mọi người chơi.
  • Smart contract protocol : giao thức hợp đồng thông minh
  • Stable coin : một loại cryptocurrency với biến động cực thấp có thể được sử dụng để giao dịch chống lại thị trường chung.
  • STOs : Security Token Offering (STO) là một hình thức khá mới hiện nay để gây quỹ của các startup. Nó có một số điểm tương đồng với một doanh nghiệp truyền thống được công khai thông qua một đợt chào bán công khai ban đầu ra công chúng (IPO). Trong STO, một công ty sẽ phát hành security token cho các nhà đầu tư của mình. Các security token có thể được mô tả dưới dạng IOU (I owe You, tôi nợ bạn) được đảm bảo bằng tài sản của công ty. Các token này có thể được coi là hợp đồng đầu tư ràng buộc pháp lý cho phép nhà đầu tư tiếp cận cổ phần của công ty, cổ tức hàng tháng hoặc có tiếng nói trong quá trình ra quyết định kinh doanh.
  • Speculation: Sự đầu cơ
  • Speculator: Nhà đầu cơ, người thực hiện việc đầu cơ.
  • SPV: Là viết tắt của Simple Payment Verification có nghĩa là một kỹ thuật giúp các ví nhẹ (có thể chạy trên điện thoại di động) có thể kiểm tra các giao dịch mà không cần tải đầy đủ toàn bộ Blockchain. Ví SPV chỉ cần tải phần đầu khối, nó nhỏ hơn rất nhiều so với toàn bộ các khối.
  • Swing : chuyển động giá zig zag (lên hoặc xuống).

 

T

  • Timestamp : nhãn thời gian
  • Token : thẻ , bạn có thể coi đây là một bằng chứng của 1 hợp đồng thông minh và khi khởi chạy mạng lưới thì bất cứ ai giữ một thẻ này đều có thể được nhận được giá trị tương ứng có ghi trong hợp đồng thông minh sẵn có . VD : ERC20 trên mạng lưới Ethereum .
  • Testnet: Có nghĩa là mạng thử nghiệm. Testnet là mạng các nút mạng chạy cùng một phần mềm mới mạng chính (mainnet) nhưng có thông số phân biệt giúp những người phát triển phần mềm, người kiểm tra,… thử nghiệm và kiểm tra lỗi trong quá trình phát triển ứng dụng mà không làm ảnh hưởng đến những giao dịch chính thức.
  • Transaction: Có nghĩa là giao dịch, nó tương đương với việc chuyển tiền từ một địa chỉ này đến một địa chỉ khác.
  • Tresor: Đây là tên một loại ví cứng (ví phần cứng).
  • Troll/ Trolling: Là một bài đăng trên mạng có tính chất gây khó chịu, hoặc gây khiêu khích nhằm gây tức giận, thất vọng cho người khác.
  • Troller: Là người đăng những nội dung có tính chất khó chịu, hoặc gây khiêu khích nhằm làm người khác khó chịu, tức giận…
  • Transaction fee: phí dịch vụ nhỏ được thêm vào một số giao dịch. Khoản phí này được trả cho người khai thác làm tích luỹ khối chứa giao dịch
  • Transaction block: biên dịch các giao dịch bitcoin được thu thập thành một khối, sau đó băm và thêm vào blockchain
  • Trustless: Không cần sự tin cậy hay đặt niềm tin. Từ trustless ở đây không có nghĩa là không tin tưởng mà có nghĩa là không cần đặt niềm tin vào ai. Thường với nền kinh tế truyền thống việc chuyển tiền giữa người này sang người kia qua mạng thì phải thực hiện thông qua một đơn vị trung gian (có thể chỉ là máy móc) của một hoặc vài ngân hàng nào đó. Nhưng công nghệ tiền kỹ thuật số cho phép chúng ta giao dịch trực tiếp với nhau mà không cần phải đặt niềm tin vào bất cứ bên trung gian nào.
  • Turing completeness: Là một hệ thống hay ngôn ngữ lập trình có thể được sử dụng để thực hiện bất kỳ một phép tính hay một chương trình tính toán nào. Mặc dù Bitcoin cũng có khả năng có các đoạn mã trong giao dịch để thực thi những điều kiện nhưng script trong Bitcoin khá đơn giản, ngược lại Ethereum lại cho phép các đoạn mã trong giao dịch có được khả năng của một ngôn ngữ lập trình hoàn chỉnh tức là có thể lập trình cho nó để xử lý bất cứ vấn đề gì. Turing là tên của nhà toán học người Anh tên là Alan Turing người đặt nền móng cho ngành tin học.
  • Tx: Là viết tắt của từ Transaction. TxID là mã giao dịch.

 

U

  • Unbank: Khi nói về một người thì có nghĩa là người đó không sử dụng ngân hàng, mà thường sẽ dùng giao dịch bằng tiền mặt. Từ này cũng có nghĩa ám chỉ đến những người nghèo hoặc ở vùng sâu vùng xa nơi chưa có các dịch vụ ngân hàng.

 

V

  • Verify: Từ ngày có nghĩa là kiểm tra. Đối với các giao dịch thì verify có nghĩa là việc kiểm tra một giao dịch có hợp lệ hay không, verified có nghĩa là đã được kiểm tra. Đối với lĩnh vực mã hoá và chữ ký số thì verify là kiểm tra xem chữ ký số đó có phải là chữ ký hợp lệ trên một thông điệp hay không.
  • VirtualBox: Đây là tên một phần mềm giả lập máy ảo của công ty Oracle. Phần mềm này có thể được sử dụng miễn phí và rất hữu ích nếu bạn muốn thử nghiệm một coin mới mà không lo hacker có thể cài mã độc vào ví của coin mới nhằm đánh cắp các coin mà bạn đang có.
  • Volume: Có nghĩa là khối lượng giao dịch, thông thường người ta thường tính khối lượng giao dịch của một loại coin trong vòng 24 giờ. Ví dụ khi nói volume của Dash thì ý người ta nói đến giá trị của Dash được giao dịch trong vòng 24 giờ. Nó có thể được quy đổi ra đô la mỹ khi nói đến giao dịch trên các sàn mua bán coin hoặc chỉ là khối lượng lưu chuyển của coin giao dịch trong mạng lưới trong vòng 24 giờ khi nói đến lưu lượng giao dịch của một loại coin.
  • Volatility: độ biến động của thị trường phản ánh sự đo lường, sự biến động giá trong một khoảng thời gian cho một tài sản tài chính được giao dịch, bao gồm bitcoin
  • VPN: Là viết tắt của từ Virtual Private Network, có nghĩa là mạng riêng ảo. Mạng riêng là mạng chỉ dành riêng cho các máy tính nhất định ở một khu vực nhất định, nhưng nhờ có công nghệ mã hoá và việc kết nối Internet phổ biến thì chúng ta có thể thiết lập một mạng riêng ảo dựa trên việc mã hoá đường truyền để chỉ những máy tính có cài đặt khoá mới có thể truy cập mạng riêng này và chia sẻ dữ liệu được cho nhau dù chúng có thể cùng kết nối vào mạng toàn cầu nhưng những máy không có khoá thì không thể truy cập được mạng lưới đó do dữ liệu được mã hoá chỉ cho riêng các máy trong mạng lưới mới có thể đọc được.
  • VPS: Đây là từ viết tắt của Virtual Private Server, có nghĩa là máy chủ riêng ảo. Thay vì bạn phải thuê một máy chủ cho việc chạy một trang web hoặc chạy một masternode thì bạn có thể dùng dịch vụ máy chủ ảo này. Với dịch vụ máy chủ ảo, bạn chỉ cần trả chi phí cho nhu cầu của mình mà không bị lãng phí. Ví dụ ở thời điểm hiện tại bạn chỉ cần thuê một máy chủ ảo với chi phí khoảng 10 USD/tháng cho một masternode thay vì thuê máy chủ vật lý thì chi phí khoảng vài trăm USD/tháng.

 

W

  • Wallet: Ví tiền kỹ thuật số.
  • Whale : một người sở hữu lượng cryptocurrency lớn.
  • Wire transfer : chuyển tiền từ người này sang người khác. Chuyển khoản ngân hàng thường được sử dụng để gửi và lấy tiền tệ truyền thống fiat từ các giao dịch bitcoin.

 

X

  • X11: Tên thuật toán băm dùng trong tiền kỹ thuật số Dash. Thuật toán X11 là việc sử dụng 11 thuật toán băm kết nối với nhau, đầu ra của hàm băm với thuật toán này lại được làm đầu vào cho hàm băm của thuật toán kia. Đây là cách để tăng độ khó cho việc đào coin cũng như đảm bảo tính an toàn cho các giao dịch.

 

 

Danh sách các thuật toán băm ( Hash Algorithm ) :

  • SHA256: Bitcoin, Mastercoin, MazaCoin, Namecoin, NuBits, Peercoin, BitcoinDark, Scotcoin, Nubits, CarpeDiem, Paccoin, Tigercoin, Mazacoin, eMark, Titcoin, Neoscoin, Saffroncoin, Curecoin, Zetacoin, Acoin, TEKcoin, Unobtanium, Blakecoin, Reikicoin, Ixcoin, Bytecoin
  • Scrypt: Auroracoin, Coinye, Synereo, Syscoin, GameCredits, Dogecoin, Litecoin, Potcoin, Starcoin, Teslacoin, Nucoin, Topcoin, Pesetacoin, Smartcoin, Xivra, Zedcoin, Stockcoin, Foxcoin, Worldcoin, Reddcoin
  • Scrypt Adaptive-N: Vertcoin, Execoin, Parallaxcoin, SiliconValleycoin, GPUcoin
  • Scrypt-Jane (Scrypt-Chacha): Yacoin, Ultracoin, Velocitycoin
  • X11: Dash, Crevacoin, Cryptcoin, Fuelcoin, Startcoin, Crevacoin, Adzcoin, Influxcoin, Cannabiscoin, Darkcoin, Hirocoin, X11coin, Smartcoin, Goldblocks,
  • X13: Cloakcoin, Sherlockcoin, Boostcoin, Ambercoin, Navcoin, QiBuck, Networkcoin, Marucoin, X13coin
  • X15: X15Coin, BitBlock
  • Groestl: Groestlcoin, Securecoin, Myriad-Groestl
  • Quark: BitQuark, Diamondcoin, Animecoin
  • Qubit: Geocoin, DGB-Qubit, Myriad-Qubit
  • NeoScrypt: Feathercoin, Phoenixcoin, Orbitcoin, UFOcoin
  • SHA-3 (Keccak): Maxcoin, Slothcoin, Cryptometh, NexusNiro
  • Blake-256: Dirac, Electron, BlakeBitcoin, Blakecoin, Photon
  • Ethash: Krypton, Shift, Expanse, EthereumClassic, Ethereum
  • Lyra2REv2: Monacoin, Vertcoin
  • Chacha: Ultracoin
  • Cryptonight: Monero, Bytecoin, Boolberry, Dashcoin, DigitalNote, DarkNetCoin, FantomCoin, Pebblecoin, Quazarcoin

 


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
26 Tháng 05, 2021 17:56