Thuancapital Market Insight #10: Hành Vi Của Người Mua và Người Bán
Đây là “Phân Tích Cơ Bản” trên Chuỗi bằng việc nhìn vào Nội Kinh Tế Học bên trong mạng lưới Bitcoin
Việc đánh giá về hành vi của người mua và người bán trong thị trường tiền điện tử trong những năm trước thực sự rất khó khăn tuy nhiên ở hiện tại để đánh giá vị trí của người nắm giữ bitcoin và cơ sở chi phí theo thời gian thực trở nên dễ dàng hơn nhiều. Ở bài viết này mình sẽ cung cấp cho các bạn một số chỉ dẫn cơ bản cần thiết để thực hiện những đánh giá về “hành vi của người mua và người bán” ở tầm chuyên gia với mức chi phí thấp nhất.
-
Yêu cầu: tài khoản có trả phí trên studio.glassnode.com
-
Rất khó để định giá giá trị của mạng Bitcoin theo một công thức hay cách thức nhất định nào đó, nhưng trong những năm qua việc xác định giá trị của một đồng bitcoin có thể được tính toán bằng một một hàm của cầu so với cung. Nguồn cung bitcoin được đo lường bằng toán học và được viết thành các mã không thể thay đổi cũng như có mã nguồn mở để ai cũng có thể tiếp cận, bởi nhu cầu đó nên nó có thể được xác định thêm một số các đặc tính tiền tệ cho phép bitcoin đóng vai trò như một loại tiền tệ kỹ thuật số toàn cầu.
Và kể từ khi ra đời cách đây hơn 12 năm, nhu cầu về bitcoin luôn có xu hướng tăng lên theo từng năm nhưng trong những khoảng thời gian ngắn, sự biến động của nó cao hơn khá nhiều các loại tài sản khác. Dựa trên dữ liệu trên chuỗi, các nhà đầu tư có thể đánh giá sự thay đổi của nhu cầu và những tác động có khả năng xảy ra đối với giá bằng cách phân tích hành vi của người mua và người bán bitcoin tại bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ ( ở hiện tại hoặc trong quá khứ).
Đây là “Phân Tích Cơ Bản” trên Chuỗi bằng việc nhìn vào Nội Kinh Tế Học bên trong mạng lưới Bitcoin.
Từ việc tận dụng các dữ liệu trên chuỗi khối của Bitcoin các nhà đầu tư có thể để đánh giá hành vi kinh tế — bao gồm cả dòng vào, dòng ra, mô hình nắm giữ và cơ sở chi phí - của tất cả những người tham gia thị trường. Chúng ta theo dõi từng người tham gia trên chuỗi bằng cách sử dụng phương pháp phỏng đoán dựa trên địa chỉ đơn giản thông qua các thuật toán được tối ưu bởi những kỹ sư dữ liệu hàng đầu trên Glassnode.
Xác định những người tham gia và đánh giá vai trò của họ trong “nền kinh tế” Bitcoin thông qua các biểu đồ trực quan giúp bạn đưa ra những quyết định chính xác hơn cũng như ít bị tác động hơn bởi những biến động ngắn hạn thường xảy ra trong thị trường tiền điện tử.
Đầu tiên chúng ta nên hiểu một số thành phần chính tạo nên các chỉ số này:
-
Miners and Mining Pools: Các công ty khai thác có trách nhiệm bảo vệ mạng cũng như phát hành thêm những bitcoin mới. Tài trợ cho hoạt động của họ cũng chính bằng những bitcoin khai thác được, họ là những người bán tự nhiên duy nhất tham gia vào mạng lưới. Áp lực bán liên quan đến các thợ đào tỷ lệ thuận với tỷ lệ bitcoin mới được phát hành.
-
Exchanges: Sàn giao dịch chịu trách nhiệm cho việc khám phá chuyển động giá của bitcoin. Qua các địa chỉ trao đổi là các luồng trực tuyến từ những người tham gia thị trường bao gồm thợ đào, giao dịch OTC, người giám sát và chủ sở hữu hay nhà đầu tư.
-
Holders, Investors, và Users: : Người nắm giữ, nhà đầu tư và người dùng làm cân bằng nền kinh tế bitcoin. Dữ liệu trên chuỗi đo lường tốc độ chấp nhận mà các tổ chức tài chính, nhà đầu tư có giá trị dòng cao hay nhà đầu tư cá nhân nhỏ qua khoảng thời gian họ nắm giữ bitcoin.
Nguồn: ARK Investment Management LLC, 2020
Dữ liệu trên chuỗi của Bitcoin bộc lộ chi tiết hành vi của những người tham gia bằng một hệ thống kế toán đơn giản và minh bạch đó là “đầu ra giao dịch chưa sử dụng”, gọi tắt là UTXO.
UTXO ghi lại số lượng bitcoin trong mỗi địa chỉ tại thời điểm thực hiện mọi giao dịch. Quan trọng nhất đó là UTXO cho phép các nhà đầu tư theo dõi hai điểm dữ liệu trong mọi địa chỉ trên sổ cái Bitcoin:
-
Số lượng đồng coin nằm trong mỗi địa chỉ (khối lượng) và
-
Khoảng thời gian đồng coin đã nằm trong mỗi địa chỉ đó (thời gian).
Việc theo dõi được những hành vi trên chuỗi của người mua và người bán có thể giúp các nhà đầu tư xác định sự kém hiệu quả trong hành động giá của bitcoin, từ đó chúng ta có thể rút ra các số liệu định giá tương đối để xác định mức độ kém hiệu quả trong ngắn hạn đến trung hạn về giá của bitcoin vào trong chiến lược đầu tư hay giao dịch của mình.
1. Bitcoin: Coin Days Destroyed (CDD)
Cointime Destroyed được trình bày rộng rãi trên diễn đàn Bitcointalk.org vào năm 2011, dưới bút danh của ByteCoin, nó đo lường doanh thu theo thời gian của bitcoin bằng số lượng bitcoin được giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định (khối lượng) và thời gian giữ trước khi giao dịch đó xảy ra (thời gian giữ).
Ví dụ: nếu 2 bitcoin không di chuyển trong 7 ngày nhưng sau đó tham gia vào một giao dịch, 14 coindays sẽ bị phá hủy.
Sự gia tăng Cointime Destroyed ngụ ý rằng những người nắm giữ đang chuyển tiền ra khỏi kho lưu trữ dài hạn và thu lợi nhuận. Ở mức hơn 5 tỷ USD ngày hôm nay, chúng ta có thể tin rằng đây là một thị trường tăng trưởng lành mạnh, như hiển thị bởi biểu đồ bên dưới: giá bitcoin đã tăng hơn gấp ba lần mức cao nhất mọi thời đại năm 2017, tuy nhiên Coinyears Destroyed vẫn ở dưới mức cao nhất mọi thời đại so với đầu năm 2018.
Nguồn: ARK Investment Management LLC, 2020
2. On-Chain Profits and Losses
Được Glassnode lên ý tưởng vào năm 2019.
Realized profits / losses (là 2 chỉ số thể hiện sự trực quan khác nhau) đo lường tổng giá trị USD của bitcoin đang giao dịch có lãi hoặc lỗ. Nếu bitcoin giao dịch ở mức giá cao hơn hoặc thấp hơn giá mà nó di chuyển lần cuối, động thái tiếp theo của nó sẽ tạo ra lợi nhuận hoặc thua lỗ, tương ứng. Các giai đoạn biến động mạnh tối đa hóa lợi nhuận và thua lỗ tương ứng ở các đỉnh và đáy của thị trường, như được hiển thị bên dưới.
Nguồn: ARK Investment Management LLC, 2020
Cung hỗ trợ cho profit / loss (đây cũng là 2 chỉ số tương tự nhưng mô tả một góc nhìn khác khác ) đo lường số lượng bitcoin còn lại có lãi hoặc lỗ so với giao dịch cuối cùng của chúng. Ngày nay, nguồn cung bitcoin sinh lời gần như ở mức cao nhất mọi thời đại và nguồn cung bị lỗ đang ở mức thấp chưa từng thấy kể từ cuối năm 2017. Ngoài ra, bất cứ khi nào số lượng bitcoin bị lỗ bằng hoặc vượt qua số bitcoin có lãi, dữ liệu cho thấy rằng giá đã ở trong quá trình tạo đáy, như hình dưới đây.
Nguồn: ARK Investment Management LLC, 2020
3. Realized Capitalization
Được Nic Carter và Antoine Le Calvez lên ý tưởng vào năm 2018.
-
Bitcoin market capitalization là vốn hóa thị trường bitcoin theo giá hiện tại.
-
Bitcoin realized capitalization là vốn hóa của tổng tất cả bitcoin theo giá ở lần di chuyển cuối cùng.
Bất cứ khi nào vốn hóa thị trường giảm xuống dưới mức giới hạn thực tế, thị trường bitcoin tổng thể trạng thái lúc đó là đang ở mức bán quá mức hay biểu thị sự đầu cơ quá mức (biểu hiện đây là khoảng thời gian tốt để mua Bitcoin).
Nguồn: ARK Investment Management LLC, 2020
4. Thermo Capitalization
Được Nic Carter lên ý tưởng vào năm 2018.
Thermo Capitalization là tổng giá trị USD của các đồng tiền được trả cho thợ đào để xác thực giao dịch và đảm bảo mạng Bitcoin. Giống như vốn hóa thị trường của bitcoin trong suốt 12 năm qua, thermo capitalization đã tăng lên, mặc dù với tốc độ không nhiều chủ yếu do sự gia tăng tỷ lệ giảm phát trong nguồn cung của bitcoin. Tính đến ngày 01/04, thermo capitalization ở khoảng 23 tỷ USD, thấp hơn gần 98% so với vốn hóa thị trường bitcoin và thấp hơn 93,5% so với giới hạn thực tế của nó, cho thấy rằng các thợ đào không còn chiếm ưu thế như những người bán tự nhiên.
Mặc dù thermo capitalization không cung cấp các tín hiệu rõ ràng về hành vi mua và bán của người lưu giữ bitcoin, nhưng nó là một thước đo quan trọng để định giá.
Nguồn: ARK Investment Management LLC, 2020
5. HODL Waves
Được lên ý tưởng bởi Dhruv Bansal vào năm 2018.
“HODL” waves, chia tổng nguồn cung lưu hành của mạng Bitcoin thành các dải chu kỳ nắm giữ.
Ví dụ, làn sóng HODL 1 tuần đo lường tỷ lệ bitcoin được giao dịch trong tuần trước, làn sóng HODL 1 đến 2 năm đo lường tỷ lệ bitcoin đã giao dịch trong khoảng thời gian từ một đến hai năm trước, v.v.
Thông thường “HODL waves” có 12 sóng (bạn nên xem theo đường link mình để ở trên), nhưng biểu đồ đơn giản bên dưới từ ARK Investment minh họa rằng các dải thời gian nắm giữ ngắn hạn tăng đáng kể trong các giai đoạn thị trường khởi sắc và các dải dài hạn tăng trong thời kỳ suy thoái lớn của thị trường. Ở hiện tại, khoảng 55% nguồn cung bitcoin đã không thay đổi trong hơn một năm, càng xác định hơn niềm tin về sự tập trung lâu dài của các nhà đầu tư.
Nguồn: ARK Investment Management LLC, 2020
Tổng Kết
Qua những nguồn dữ liệu trên chắc các bạn cũng nhận thấy những tín hiệu xác định được phần nào những hành vi mua và bán của người đang nắm giữ Bitcoin rồi phải không nào.
Những năm trước thì việc tiếp xúc đến những dữ liệu như thế này hầu như là không thể và ở hiện tại bạn có thể sử dụng những dữ liệu được trực quan hóa trên biểu đồ như trên. Mình mong rằng những thông tin trong bài sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trong việc ra quyết định đầu tư.
----
Tổng Hợp và Biên Tập - Dũng Bùi by ThuanCapital Team
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital