XM - Đối tác Xuất sắc

Thanh khoản là gì? Nó sẽ giúp bạn như thế nào trong việc đầu tư

16 Tháng 12, 2022 17:46

Thanh khoản trong tiếng anh gọi là “liquidity”, có nghĩa là chất lỏng, mà chất lỏng thì có thể dễ dàng chảy từ chỗ này sang chỗ kia và có tính thích ứng với vật chứa nó một cách dễ dàng.

Thanh khoản là gì? Nó sẽ giúp bạn như thế nào trong việc đầu tư

Một sáng nọ, bạn đi tập thể dục về. Người mồ hôi nhễ nhại và cổ thì khát rang. Chạy nhanh đến chiếc tủ lạnh để tìm chai nước suối. Cầm chai nước trên tay, bạn tuôn ùng ục xuống cuống họng và cơn khát được dập tắt nhanh chóng.

Đó là một trường hợp tốt vì bạn có sẵn nước cho cơn khát của mình. Nước chạy từ cái chai qua cuống họng của bạn một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Nhưng chúng ta hãy giả sử trường hợp thứ hai là nhà bạn không còn tí nước suối nào. Tất cả những gì còn lại trong tủ lạnh mà một cục nước đá siêu to khổng lồ. Mặc dù cục đá cũng từ nước mà đông thành. Nhưng bạn không thể uống nó ngay được. Bạn phải ngồi chờ nó tan ra thành nước và quá trình đó sẽ diễn ra khá lâu và cơn khát của bạn vẫn còn đó. Do đó ta thấy được chai nước suối có tính thanh khoản tốt vì nó dễ dàng chảy qua nơi khác, còn cục đá lạnh có tính thanh khoản kém hơn vì nó cần một khoảng thời gian nhất định để chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng. 

Vậy chúng ta có thể xem chai nước suối kia là tiền mặt với tính thanh khoản cực cao và dễ dàng quy đổi nó sang nhiều thứ khác. Còn cục đá siêu to khổng lồ kia được so sánh như là bất động sản, đồ cổ, tranh ảnh hiếm… Nó đại diện cho những thứ có giá trị và ít thanh khoản. Còn cơn khát nước đại diện cho sự gấp gáp mà bạn cần để sử dụng tài sản đó. 

Vậy còn có trường hợp nào khác không?

Ở trường hợp này khi mở tủ lạnh ra bạn cũng sẽ không có nước suối. Cũng không có cục đá siêu to khổng lồ. Mà chỉ có vài vỉ đá viên. Tuy chúng không phải là nước nhưng vì kích thước của đá viên khá nhỏ nên chúng có thể dễ được chia nhỏ ra theo từng lần sử dụng và chúng cũng có thời gian tan ra nhanh hơn. Đây là những tài sản có tính thanh khoản tương đối như chứng khoán, trái phiếu, tiền mã hoá. Chúng sẽ không quá thanh khoản như nước nhưng cũng không mất quá nhiều thời gian để tan ra như bất động sản. Và chúng còn có thể chia nhỏ ra nhiều mảnh khác nhau để mua bán. 

Nhưng nếu ra sao khi thời tiết thay đổi nhanh chóng và trở nên lạnh cóng dưới 0 độ C? mọi thứ đều bị đóng băng và cần nhiều thời gian hơn nữa để đá có thể tan ra. Đó là thời điểm của những đợt khủng hoảng kinh tế. Khi mà đâu đâu trên thị trường cũng có nhiều người muốn bán hơn người muốn mua. Khiến thanh khoản cực kỳ kém. 

Thanh khoản là gì? 

Tính thanh khoản là việc mô tả mức độ dễ dàng chuyển đổi một tài sản tài chính nào đó thành một tài sản khác mà không ảnh hưởng đến giá trị của nó. Nói một cách đơn giản, tính thanh khoản cao là việc mô tả mức độ nhanh chóng và dễ dàng của một tài sản có thể được mua hoặc bán. 

Ngược lại, tính thanh khoản thấp có nghĩa là tài sản khó có thể chuyển thành tài sản khác hay khó để mua và bán một cách nhanh chóng. Nếu có thể thì giao dịch đó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến giá của nó. 

Từng loại tài sản thanh khoản và không thanh khoản có thể phục vụ các mục đích khác nhau. Các tài sản siêu thanh khoản như tiền thì có thể sử dụng để trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày. Hoặc dùng nó để mua các loại tài sản khác. Còn các loại tài sản kém thanh khoản do không dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt ngay được thì có thể lý tưởng cho các khoản đầu tư dài hạn. Và không cần dùng ngay đến số tiền đó trong ngắn hạn. 

Tài sản nào có mức độ thanh khoản cao nhất 

Bạn có thể dùng tiền để đi mua cà phê, mua xe cộ, mua nhà cửa, mua hầu hết những thứ vật dụng và dịch vụ bạn cần cho cuộc sống. Vì hầu hết mọi người đã chấp nhận một tiêu chuẩn chung cho vật trao đổi giá trị là tiền. Từ đó chúng ta có thể thấy tiền là loại tài sản có tính thanh khoản cao. 

Bạn không thể nào cảm thấy bụng rồi đi bán một ít cổ phiếu ra tiền mặt rồi cầm tiền đó đi vào nhà hàng được. 

Tiền mặt có tính thanh khoản nhất vì nó lỏng nhất và dễ chảy nhất. Muốn đưa đi đâu thì nó chảy qua đó. Còn những tài khoản kém thanh khoản hơn giống như những cục đá lạnh. Càng ít thanh khoản thì cục đá càng to và mất nhiều thời gian hơn để làm tan cục đó đó ra thành nước để bạn có thể sử dụng được. 

Tài sản nào tốn ít thời gian hơn để chuyển đổi thành tiền mặt thì được coi là có tính thanh khoản tốt. 

Ngoài trái phiếu chính phủ có tính thanh khoản tốt thì một số loại chứng khoán và tiền mã hoá cũng được xem là tương đối thanh khoản. Vì chúng có khối lượng mua bán lớn, có nghĩa là trên thị trường có nhiều người đang mua bán qua lại loại tài sản đó. Điều đó không phản ánh toàn bộ thị trường chứng khoán và crypto đều thanh khoản tốt. Chỉ một số nhỏ trong chúng có khối lượng giao dịch cao được xem là thanh khoản tốt. 

Đâu là tài sản kém thanh khoản hơn?

Tài sản kém thanh khoản được xem là khó mua, bán hoặc chuyển đổi thành tiền để có thể sử dụng. Và khi cần gấp và muốn bán nhanh một tài sản thanh khoản kém thì bạn sẽ gặp rủi ro mất đi một số giá trị của tài sản.

VD Thời gian trung bình để bán một ngôi nhà là vào khoảng vài tháng. Nhưng nếu bạn thật sự cần tiền gấp trong vòng vài tuần tới. Thì bạn chắc là phải hạ giá nhà xuống tới mức mọi người thấy nó là một món hời. Thì khi đó mới có thể bán đi nhanh chóng. Có nghĩa là giá nhà của bạn đã thấp hơn nhiều so với mức giá trị tường trước đó mà bạn định bán. 

Một số ví dụ khác về tài sản kém thanh khoản bao gồm:

  • Bất động sản

  • Xe cộ

  • Đồ trang sức và các vật có giá trị khác

  • Đồ cổ, tranh ảnh nghệ thuật… 

Nếu một ai đó muốn mua một chiếc tivi trị giá 500 USD. Thì tiền mặt là thứ dễ dàng nhất để đổi lấy chiếc tivi đó. Nhưng nếu bạn không có tiền mặt mà chỉ có một chiếc máy giặt cũng trị giá 500 USD. Bây giờ thì khó tìm được ai đồng ý chịu đổi tivi cho máy giặt. Thay vào đó. Bạn có thể bán chiếc máy giặt ra tiền mặt rồi dùng tiền mặt đó đi mua chiếc tivi kia thì sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nhưng việc bán chiếc máy giặt cũng sẽ mất một khoảng thời gian nhất định. Nếu muốn bán gấp thì bạn sẽ phải giảm giá sâu cho chiếc máy giặt đó để tìm được người mua ngay.

Cho chúng ta thấy được thị trường giao đổi giữa  tivi và máy giặt quá nhỏ. Do đó tính thanh khoản cực kỳ thấp. 

Có hai thước đo chính về thanh khoản: thanh khoản thị trường và thanh khoản kế toán. 

Thanh khoản kế toán (Accounting Liquidity)

Thanh khoản kế toán là một thuật ngữ chủ yếu được sử dụng trong bối cảnh của các công ty và bảng cân đối kế toán của họ. 

Nó đề cập đến mức độ dễ dàng mà một công ty có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động và dòng tiền của mình. Như vậy, thanh khoản kế toán có liên quan trực tiếp đến sức khỏe tài chính của một công ty.

Thanh khoản kế toán giúp đo lường mức độ dễ dàng mà một công ty có thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của họ với các tài sản lưu động có sẵn cho họ khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Các nhà phân tích và nhà đầu tư sử dụng thanh khoản kế toán để xác định các công ty có tính thanh khoản cao hay thấp.

Thanh khoản thị trường (Market Liquidity)

Gọi là tính thanh khoản thị trường vì nó sẽ đại diện cho nhiều thị trường khác nhau. Chẳng hạn như thị trường chứng khoán, thị trường crypto, thị trường xe cộ, thị trường bất động sản… Trong ví dụ trên thì chúng ta có thị trường “máy giặt và tivi”. Và thị trường đó rất kém thanh khoản.

Tính thanh khoản của thị trường là mức độ mà thị trường cho phép tài sản được mua và bán với giá hợp lý. 

Người bán thì luôn muốn được bán giá cao (ask). Người mua thì luôn muốn mua giá thấp (bid). Nhưng thực tế thì thường diễn ra theo cách là sẽ khớp lại giao dịch khi người bán đồng ý bán với mức giá thấp nhất mà họ sẵn sàng bán và người mua sẵn sàng mua ở mức giá cao nhất mà họ có thể mua. 

Sự khác biệt giữa hai giá trị này được gọi là chênh lệch giá mua, giá bán (bid-ask spread). Chênh lệch giá mua - giá bán về cơ bản chính là sự khác biệt giữa giá cao nhất mà người mua muốn mua với giá thấp nhất mà người bán muốn bán.

khoảng cách giữa giá mua giá bán

Các tài sản có khoảng cách đó càng lớn và độ sâu thị trường ít hơn. Thì chứng tỏ thanh khoản thấp và ngược lại. 

Ngoài ra, vai trò của nhà tạo lập thị trường (market maker) cũng đóng phần lớn đến việc tạo ra thanh khoản cho thị trường và nhằm thu hẹp khoảng cách giá lại. Nhà giao dịch sẽ mua ở mức giá chào bán và bán ở mức giá chào mua. Nhà tạo lập thì ngược lại, họ mua ở giá chào mua và bán ở giá chào bán. Mô hình mua thấp bán cao này đem lại lợi nhuận cho họ.

Về cơ bản, những nhà giao dịch cần thanh khoản còn những nhà tạo lập thị trường tạo ra thanh khoản và giúp các giao dịch được diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ.

Với những tài sản có khối lượng giao dịch lớn thì lượng thanh khoản rất dồi dào. Vì có rất nhiều người mua và rất nhiều người bán. Dẫn đến khoảng cách giá mua, giá bán được thu hẹp lại.

tính thanh khoản của các đồng tiền ngoại tệ tại Việt NamNguồn: Nhân hàng nhà nước Việt Nam

VD ở bảng trên thể hiện giá mua và giá bán các đồng ngoại tệ tại thị trường Việt Nam. Nếu bạn bạn vừa 1 đô la Canada giá 18.336 và sau đó bán lại với giá 16.589 là bạn vừa lỗ 1.747 VND. Cho thấy khoảng cách giữa giá mua và giá bán đồng tiền đô la Canada tại Việt Nam là 1.747. Càng lên phía trên các đồng tiền khác. Mà đặt biệt là ở đồng Đô la Mỹ thì khoảng cách nó ngắn lại. Đồng nghĩa với việc thanh khoản của USD cao hơn các đồng tiền phía dưới do nó có khối lượng giao dịch nhiều hơn số còn lại. 

Thanh khoản trong crypto 

Crypto là một nhánh mới trong thị trường tài chính. Nó còn khá non trẻ và có mức độ dao động cao. Thế nên độ thanh khoản cũng kém hơn những thị trường tài chính lớn khác. 

Ngoài các đồng tiền ổn định lớn ra thì Bitcoin hay Ethereum cũng được xem là những đồng tiền có tính thanh khoản tốt. 

Với các đồng coin kém thanh khoản hơn. Thì rủi ro cũng sẽ cao hơn. Vì khi một ai đó thực hiện một lệnh mua hay bán lớn trong thời gian ngắn thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến giá của đồng coin đó. Ngoài ra còn sẽ gặp tình trạng trượt giá. Độ trượt giá cao có nghĩa là giao dịch của bạn được thực hiện ở mức giá rất khác so với giá bạn dự định. Điều này thường xảy ra vì không có đủ lệnh trong sổ lệnh gần nơi bạn định thực hiện việc mua, bán. Bạn đang có 100 USDT để  coin A, nhưng sau khi mua bạn chỉ thu được 90 USD giá trị của coin A. Thế là bạn bị trượt đi 10% giá trị. 

Giống như một ao nước nhỏ và một hồ nước lớn là hoàn toàn khác nhau. Ở ao nước nhỏ việc bạn đổ thêm nước vào hồ hay rút bớt nước ra sẽ nhanh chóng ảnh hưởng và làm gợn sóng khắp hồ. Nhưng đối với hồ nước lớn thì việc đổ nước thêm vào hay rút bớt ra cũng không làm ảnh hưởng lắm đến dao động của hồ. Cũng như mực nước trong hồ không tăng hay sụt giảm nhanh chóng. 

Đó là lý do các quỹ đầu tư và các công ty thường thích đầu tư vào các tài sản có sự thanh khoản lớn như BTC. Vì họ không có sự lựa chọn. Nếu họ mua hàng tỷ đô la các đồng coin nhỏ hơn thì sẽ làm giá bắn tung toé và làm hại chính họ. Với sự rủi ro cao hơn rất nhiều so với tài sản có tính thanh khoản cao như BTC. 

Tổng kết

Qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về tính thanh khoản là gì và nó quan trọng như thế nào trong việc đầu tư. Và khi mới bắt đầu tham gia vào việc đầu tư thì các tài sản mang tính thanh khoản cao sẽ an toàn hơn các tài sản có tính thanh khoản thấp.  

 


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
16 Tháng 12, 2022 17:46