XM - Đối tác Xuất sắc

Tại sao nhiều người xem bitcoin là lừa đảo, dấu hiệu nhận biết dự án lừa đảo là gì?

22 Tháng 04, 2024 19:34

Bitcoin là lừa đảo, một cụm từ vốn đã “quen thuộc” với cộng đồng crypto, vì họ vốn dĩ đã nghe đến danh xưng này từ nhiều nguồn khác nhau, từ nhiều mốc thời gian khác nhau, nhằm công kích bitcoin và những người sở hữu chúng.

Tại sao nhiều người xem bitcoin là lừa đảo, dấu hiệu nhận biết dự án lừa đảo là gì?

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cụm từ này dần được sử dụng ít hơn do người ta nhận ra rằng nó có thể không phản ánh đầy đủ sự phát triển và hiểu biết sâu sắc về Bitcoin. Sự trưởng thành của Bitcoin qua các năm đã làm giảm bớt sức nặng của những lời chỉ trích ban đầu.

Nếu ai đó muốn chỉ trích bitcoin ở thời điểm hiện tại. Thay vì dùng những từ ngữ giật tít một cách giật gân như xưa khi gọi “bitcoin là lừa đảo” thì hiện tại một số cụm từ khác được thay thế vào nhằm tăng tính thời thượng và sự hiểu biết sâu rộng cho người nói. Như “bitcoin không có giá trị nội tại”, “bitcoin chỉ là một bong bóng”, “bitcoin không tạo ra giá trị gì cho xã hội”. 

Dưới sự phát triển của bitcoin. Thì ở thời điểm hiện tại, vẫn còn đó những luồng ý kiến kiên trì với quan niệm rằng bitcoin là một lừa đảo. Điều này cho thấy, mặc dù ngôn ngữ chỉ trích đã thay đổi, nhưng nền tảng của sự hoài nghi vẫn còn tồn tại ở một bộ phận không nhỏ người dùng.

Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng phân tích xem, các dấu hiệu nào để nhận biết một dự án lừa đảo và đâu là lý do khiến bitcoin luôn là một thứ luôn được săn đón và chỉ trích suốt chiều dài lịch sử của nó. 

Lý do tại sao nhiều người gọi bitcoin là lừa đảo

Khi mọi người nói “bitcoin là một trò lừa đảo”, thì khả năng cao họ muốn nói là “tôi không hiểu bitcoin là gì nên nó chắc chắn là một trò lừa đảo”.

Thiếu hiểu biết về công nghệ blockchain và bitcoin

Công nghệ blockchain, nền tảng của bitcoin, là một khái niệm khó hiểu đối với nhiều người. Khi không thể hiểu rõ cách thức hoạt động của nó, một số người dễ dàng liên tưởng bitcoin đến với những hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến. 

Blockchain là một chuỗi các khối được mã hóa, ghi lại mọi giao dịch một cách minh bạch và không thể thay đổi. Sự thiếu hiểu biết này tạo nên một môi trường sợ hãi, nơi những tin đồn và thông tin sai lệch có thể phát triển mạnh mẽ.

Tìm hiểu thêm: Làm thế nào để có thể hiểu thế giới crypto một cách nhanh và đơn giản nhất?

Mượn danh bitcoin để lừa đảo cộng đồng 

Có thể đối với phần lớn mọi người, những người không tham gia vào thị trường tài chính và đặt biệt là thị trường crypto. Thì khi họ nghe tin tức liên tục đề cập đến các vụ lừa đảo, các vụ hack, các công ty liên quan đến crypto phá sản, thì họ dễ dàng nghĩ rằng bitcoin và crypto là lừa đảo.

Nhưng thật sự không phải là như vậy, vì bitcoin là một mạng lưới phi tập trung, mọi người đến với bitcoin vì lợi ích của chính họ, và mạng lưới bitcoin không lừa lọc ai.

Chỉ có những cá nhân, tổ chức lấy danh bitcoin ra để lừa đảo, mà phổ biến là các hình thức lừa đảo ponzi. Nơi là quảng bá thu hút các nhà đầu tư, đầu tư vào các sản phẩm tài chính mang danh crypto để nhận về lợi nhuận được cam kết ở mức cao. 

Phần lớn các vụ lừa đảo trên đều mượn danh bitcoin chứ bản thân bitcoin không lừa đảo, điều đó khiến cho những người không rành về thị trường tài chính và crypto có cái nhìn tiêu cực về bitcoin. Vốn bản thân nó đã khó hiểu mà nay còn mang thêm danh lừa đảo khắp nơi. 

Như có ai đó bán nhà cho bạn mà không có sổ đỏ thì đó là mượn phương tiện bất động sản để lừa đảo người khác. Điều đó không có nghĩa bản thân cái bất động sản là lừa đảo. 

Ngoài lừa đảo ponzi, thì việc truyền thông sử dụng các thông tin về việc bitcoin được sử dụng phổ biến trong các hoạt động phi pháp. 

Cứ y như rằng bitcoin được tạo ra cho mục đích này. Và trước khi có bitcoin, chúng ta đang sống trong một thế giới tốt đẹp với không có các hoạt động phi pháp và rửa tiền. 

Giống như các công cụ tài chính khác, bitcoin đã và đang được sử dụng trong các hoạt động phi pháp, mà trước đó nổi tiếng là vụ án mua bán ma túy trên các thị trường ngầm như Silk Road. 

Một con dao được tạo ra thì nó vừa có thể dùng để gọt trái cây và cũng có thể dùng để làm những điều phi pháp. Nhưng không vì vậy mà con người dừng chế tạo ra các con dao, vì mặt lợi ích của phát minh đó mang lại trội hơn nhiều so với mặt hại của nó. 

Giống như vậy, bitcoin được tạo ra mang lại rất nhiều ít lợi cho nền tài chính thế giới. Song vẫn có một phần nhỏ được sử dụng trong hoạt động phi pháp, đây là điều không thể tránh khỏi. Nhưng với đặt tính minh bạch của blockchain thì trên thực tế cho đến hiện tại. Tội phạm quốc tế vẫn ưa thích dùng đồng đô la cho các hoạt động phi pháp hơn là bitcoin. 

Tìm hiểu thêm: Sự thật về việc dùng Crypto làm công cụ rửa tiền

Những người nổi tiếng phủ nhận bitcoin và gọi nó là lừa đảo 

Truyền thông và các nhân vật có ảnh hưởng thường xuyên đưa tin về bitcoin một cách tiêu cực, đặc biệt là khi có biến động lớn về giá hoặc khi xảy ra các vụ hack và lừa đảo liên quan đến crypto. 

Những thông tin này có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan niệm của công chúng và những người theo dõi họ, khiến họ liên tưởng bitcoin với rủi ro và không an toàn. 

Bitcoin đã từng bị tuyên bố đã chết lên đến 476 lần 

Trong suốt lịch sử phát triển, bitcoin đã bị cho là đã chết 476 lần, trong đó có nhiều trang báo viết về việc bitcoin sẽ chết nhưng trớ trêu thay, cho đến hiện tại bitcoin vẫn tồn tại nhưng một số trang báo đó đã phá sản hoặc ngừng hoạt động.

tuyên bố bitcoin chết

Các chấm đỏ đại diện cho việc ai đó cho rằng bitcoin đã chết. 

Đây là trang web lưu lại những lần bitcoin bị cho là đã chết theo thời gian từ giai đoạn năm 2010 cho đến hiện tại. 

Trong lịch sử phát triển của bitcoin, đã có nhiều nhân vật nổi tiếng và có sức ảnh hưởng trong thế giới tài chính và công nghệ bày tỏ quan điểm hoài nghi hoặc coi bitcoin là một dạng lừa đảo hoặc không bền vững. Dưới đây là một số nhân vật đáng chú ý:

Warren Buffett: Tỷ phú đầu tư và nhà từ thiện nổi tiếng, ông đã mô tả bitcoin là "thuốc chuột" và là công cụ đánh bạc.

Jamie Dimon: CEO của JPMorgan Chase, ông đã gọi bitcoin là một "trò lừa đảo" vào năm 2017 và cho đến năm 2024 thì vẫn thế. Mặc dù sau đó ông đã giảm bớt các lời chỉ trích và công ty của ông đã bắt đầu cung cấp một số dịch vụ liên quan đến crypto.

Nouriel Roubini: Kinh tế gia nổi tiếng, được biết đến với việc dự báo cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, ông Roubini là một nhà phê bình crypto mô tả bitcoin và các đồng crypto khác như là "bong bóng mẹ của tất cả các bong bóng" và thường xuyên chỉ trích chúng trên các phương tiện truyền thông và tại các cuộc hội thảo.

Bill Gates: Người sáng lập Microsoft, trong một số cuộc phỏng vấn, đã bày tỏ quan ngại về bitcoin vì khả năng ẩn danh có thể hỗ trợ các hoạt động bất hợp pháp, mặc dù ông cũng công nhận các khả năng công nghệ của blockchain.

Paul Krugman: Nhà kinh tế đoạt giải Nobel, ông đã thường xuyên chỉ trích bitcoin, gọi nó là một dạng bong bóng và nghi ngờ về tương lai lâu dài của nó với tư cách là một phương tiện trao đổi.

Ray Dalio: Người sáng lập Bridgewater Associates, quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới, Dalio ban đầu có quan điểm khá bi quan về bitcoin, coi nó là một "bong bóng" và nghi ngờ về tính bền vững của nó như một dạng tiền tệ. Tuy nhiên, sau này ông cũng đã công nhận tiềm năng của bitcoin như một phần của danh mục đầu tư đa dạng hóa.

Howard Marks: Đồng sáng lập Oaktree Capital Management, Marks ban đầu đã gọi bitcoin là một "trò lừa đảo không có thật". Tuy nhiên, ông sau đó đã thừa nhận rằng ông có thể đã sai về việc đánh giá về crypto.

Joseph Stiglitz: Nhà kinh tế đoạt giải Nobel, đã chỉ trích mạnh mẽ bitcoin và crypto vì cho rằng chúng không tạo ra giá trị xã hội và có thể được sử dụng để hoạt động tài chính bất hợp pháp.

Christine Lagarde: Hiện là Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), Lagarde đã bày tỏ quan ngại về việc sử dụng bitcoin trong rửa tiền và các hoạt động tài chính phi pháp khác. Bà đã kêu gọi quản lý chặt chẽ hơn đối với crypto.

Kenneth Rogoff: Giáo sư tại Đại học Harvard và cựu kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Rogoff đã dự đoán rằng "bong bóng bitcoin sẽ sụp đổ" dựa trên quan điểm rằng các chính phủ sẽ không bao giờ cho phép tiền điện tử phá hoại khả năng kiểm soát tiền tệ.

Có phải vì xung đột lợi ích không?

Có một quan sát thú vị về những người thường xuyên chỉ trích bitcoin. Phần lớn họ đến từ các tổ chức như ngân hàng, chính phủ, hay các cơ quan quản lý tiền tệ và quỹ đầu tư. Điểm chung của họ là sự phát triển mạnh mẽ của bitcoin có thể tạo ra những tác động không mong muốn đối với lợi ích của chính họ.

Những quan điểm chỉ trích bitcoin từ các nhân vật và tổ chức này không chỉ phản ánh những lo ngại về mặt kỹ thuật hay an toàn. Mà còn là biểu hiện của xung đột lợi ích khi họ đứng trước nguy cơ mất quyền kiểm soát trên thị trường tài chính. Điều này cho thấy rằng, trong khi bitcoin được nhiều người ủng hộ vì mang lại sự đổi mới và tự do tài chính, nó cũng vấp phải sự phản đối từ những người có thể mất lợi ích trực tiếp từ sự thay đổi mà bitcoin mang lại.

Dưới đây là một số lý do tại sao các nhân vật và tổ chức này có thể xem bitcoin như một mối đe dọa:

Ảnh hưởng đến quyền kiểm soát tiền tệ: bitcoin cung cấp một hình thức tiền tệ phi tập trung, điều này có nghĩa là nó không dưới sự kiểm soát của bất kỳ chính phủ hoặc ngân hàng trung ương nào. Điều này giảm bớt khả năng của các nhà quản lý tiền tệ và chính phủ trong việc điều chỉnh lượng tiền trong nền kinh tế, điều này có thể xem là không có lợi cho họ.

Thách thức đối với các ngân hàng truyền thống: bitcoin cho phép người dùng thực hiện các giao dịch trực tiếp với nhau mà không cần qua trung gian như ngân hàng. Điều này có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng từ các khoản phí giao dịch và dịch vụ tài chính.

Thay đổi cách thức tài chính hoạt động: Với bitcoin, người dùng có thể giữ và chuyển tiền một cách ẩn đi danh tánh hoặc gần như ẩn danh. Điều này đặt ra thách thức lớn cho các quy định về chống rửa tiền và biện pháp kiểm soát tài chính khác, mà các quốc gia và tổ chức tài chính đã dày công xây dựng.

Mất đi sự độc quyền trong các dịch vụ tài chính: bitcoin và các đồng crypto khác cung cấp các lựa chọn thay thế cho các dịch vụ tài chính truyền thống, từ việc cho vay và lưu ký đến thanh toán quốc tế. Điều này có thể dẫn đến sự cạnh tranh lành mạnh hơn, nhưng cũng có thể làm giảm sự thống trị của các ngân hàng lớn và các tổ chức tài chính.

Ảnh hưởng của bitcoin đến các quỹ đầu tư truyền thống: Sự nổi lên của bitcoin không chỉ mang lại cơ hội đầu tư mới mà còn đặt ra thách thức lớn cho các quỹ đầu tư truyền thống. Với khả năng cung cấp lợi nhuận hấp dẫn, bitcoin có thể khiến vốn đầu tư dịch chuyển từ các kênh đầu tư truyền thống chảy sang crypto, làm suy giảm sức hấp dẫn của các sản phẩm đầu tư thông thường. 

Không có kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích vĩnh viễn 

Nhưng bạn có quan sát rằng lúc đầu họ chỉ trích bitcoin cho rằng nó là lừa đảo nhưng dần dần về sau họ đều tích hợp bitcoin vào hệ thống kinh doanh của mình và hưởng lợi một phần gián tiếp hoặc trực tiếp từ bitcoin chứ? 

Dù ban đầu có sự hoài nghi, nhiều tổ chức đã nhận ra rằng không thể bỏ qua sự phát triển mạnh mẽ của một công nghệ có khả năng thay đổi cách thế giới hoạt động. Họ nhận ra rằng có thể tạo ra giá trị thực sự cho khách hàng và doanh nghiệp của mình bằng cách áp dụng và điều chỉnh để phù hợp với thế giới crypto.

Có một điều thú vị là trước đó Michael Saylor đã thú nhận rằng ông đã từng chỉ trích bitcoin nhưng mãi sau này ông đã chấp nhận nó và tận hưởng lợi ích mà bitcoin đã mang lại cho bản thân, công ty, khách hàng và cổ đông của mình. 

Vì vậy có thể thấy, lợi ích từ bitcoin tạo ra có thể thay đổi mọi quan điểm, chúng ta không có kẻ thù vĩnh viễn. Chúng ta chỉ có lợi ích là vĩnh viễn vì miễn khi nào bitcoin còn tạo ra giá trị cho người dân, cho thợ đào, cho các công ty, cho các ngân hàng, cho các quỹ đầu tư cho các quốc gia thì nó vẫn sẽ tồn tại một cách mạnh mẽ. 

Dấu hiệu nào để nhận biết đâu là một dự án lừa đảo

Cam kết lợi nhuận cao bất thường 

Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của dự án lừa đảo là lời hứa hẹn về lợi nhuận cao một cách không thực tế. Nếu một dự án đầu tư đảm bảo mức lợi nhuận khổng lồ chỉ trong thời gian ngắn mà không có rủi ro rõ ràng, đây có thể là lừa đảo. 

Các dự án lừa đảo thường đi kèm với chiến dịch marketing và quảng cáo rầm rộ, sử dụng ngôn từ hoa mỹ và hứa hẹn những kết quả không tưởng để thu hút sự chú ý. Họ có thể sử dụng các câu chuyện thành công giả hoặc nhắm vào lòng tham của nhà đầu tư bằng cách hứa hẹn lợi nhuận "chắc chắn" hay "không rủi ro."

Đầu tư thực sự thường đòi hỏi sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro. Mức lợi nhuận cao thường đi kèm với rủi ro cao.

Thiếu minh bạch và thông tin mơ hồ 

Dự án lừa đảo thường không cung cấp đủ thông tin về cơ cấu tổ chức, nguồn gốc của dự án, hoặc các chi tiết cụ thể về cách thức hoạt động của dự án. 

Nếu những người đứng sau dự án không thể hoặc từ chối cung cấp thông tin chi tiết, hoặc các tài liệu như kế hoạch kinh doanh, báo cáo tài chính, bạn cần thận trọng.

Thúc ép phải đầu tư ngay lập tức 

Một chiêu thức phổ biến khác của các dự án lừa đảo là tạo ra một cảm giác khẩn cấp, thúc giục nhà đầu tư phải hành động ngay lập tức, ví dụ như bằng cách tuyên bố rằng cơ hội đầu tư sẽ sớm kết thúc hoặc chỉ dành cho một số người hạn chế. 

Điều này nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình ra quyết định mà không có đủ thời gian để suy nghĩ hoặc điều tra kỹ lưỡng.

Yêu cầu thanh toán không minh bạch hoặc khó hiểu 

Nếu dự án yêu cầu thanh toán qua các phương thức khó kiểm soát, như tiền mặt, crypto, hoặc qua các kênh trung gian không rõ ràng, đây cũng có thể là dấu hiệu của một dự án lừa đảo. Phương thức thanh toán rõ ràng và minh bạch là một phần của mọi giao dịch đầu tư chính thức.

Thiếu chứng từ hoặc giấy tờ pháp lý 

Một dự án đầu tư hợp pháp sẽ có đầy đủ các giấy tờ pháp lý và chứng từ liên quan. Nếu dự án không có giấy phép kinh doanh, không đăng ký với cơ quan chức năng, hoặc thiếu các tài liệu pháp lý khác, đây là dấu hiệu đáng ngờ.

Vậy dựa trên các tiêu chí trên để đánh giá thì bitcoin có phải là một dự án lừa đảo không?

Dựa trên các tiêu chí đã liệt kê để nhận diện một dự án lừa đảo, chúng ta có thể đánh giá bitcoin không phải là một dự án lừa đảo theo các lý do chính sau đây:

Minh bạch và công khai 

Bitcoin hoạt động trên nền tảng công nghệ blockchain, một sổ cái công khai và minh bạch mà bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra. Mọi giao dịch đều được ghi lại một cách công khai và không thể bị thay đổi một cách đơn phương. Điều này làm cho bitcoin khác biệt so với các dự án lừa đảo, nơi thông tin thường bị che giấu hoặc không minh bạch.

Không hứa hẹn lợi nhuận bất thường 

Bitcoin không hề hứa hẹn lợi nhuận bất thường hoặc "đảm bảo" lợi nhuận cho nhà đầu tư. Giá trị của bitcoin biến động dựa trên cung cầu thị trường, không phải do sự điều khiển của một tổ chức hay cá nhân nào. Điều này phản ánh tính chất của một tài sản đầu tư với rủi ro và cơ hội được xác định qua thị trường mở.

Không áp lực phải đầu tư ngay lập tức 

Bitcoin không áp đặt bất kỳ áp lực nào để yêu cầu các nhà đầu tư phải "đầu tư ngay bây giờ" để tránh bỏ lỡ cơ hội. Mọi người có quyền tự do mua hoặc bán bitcoin tại bất kỳ thời điểm nào họ chọn, dựa trên thông tin thị trường và phân tích cá nhân.

Đội ngũ và lịch sử rõ ràng 

Bitcoin được phát minh bởi Satoshi Nakamoto, mặc dù danh tính thực sự vẫn là một bí ẩn. Tuy nhiên, việc phát triển bitcoin hiện nay là kết quả của cộng đồng mở gồm nhiều nhà phát triển và chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới. Không có một tổ chức hay cá nhân nào kiểm soát bitcoin, điều này làm giảm khả năng lừa đảo do một nhóm người kiểm soát. 

Ngoài ra, bất kỳ ai cũng có thể kiểm tra và hiểu rõ cách thức hoạt động của bitcoin, bởi lẽ nó được xây dựng dựa trên các nguyên lý toán học và mật mã học. Điều này đảm bảo tính minh bạch và an toàn, vì toàn bộ mã nguồn của bitcoin là mã nguồn mở, cho phép mọi người xem xét, phân tích và xác minh cách mà bitcoin vận hành.

Pháp lý và quy định 

Mặc dù quy định về bitcoin khác nhau tùy theo từng quốc gia, nó đã được chấp nhận rộng rãi như một loại tài sản hoặc thậm chí là tiền tệ ở nhiều nơi. Các cơ quan quản lý đã bắt đầu áp dụng các quy định để quản lý và tích hợp bitcoin vào hệ thống tài chính chính thống, điều này giúp tăng tính hợp pháp và giảm thiểu rủi ro lừa đảo.

Okay, vậy có thể cho rằng bitcoin không phải là lừa đảo đi. Nhưng nhiều người vẫn dự đoán rằng sự phát triển của bitcoin là không bền vững và lâu dài, vì nó mang đặt tính ẩn danh, và các chính phủ trên toàn thế giới đều không thích đặt tính ẩn danh này. 

Các quốc gia trên khắp thế giới sẽ kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển của bitcoin. Làm cho nó từ từ biến mất một cách nhẹ nhàng trong tương lai.

Đặc tính ẩn danh của bitcoin có khiến nó bị các quốc gia cấm đoán 

Nhiều người thường cho rằng tính ẩn danh của bitcoin là một đặc tính quan trọng của bitcoin nhưng đây cũng là mối đe dọa cho chính phủ. Vì không chính phủ nào thích tính ẩn danh của giao dịch tài chính, vì vậy nhiều người cho rằng trong tương lai các chính phủ sẽ hợp sức tấn công và cấm bitcoin vì các chính phủ không muốn người dân sử dụng bitcoin một cách ẩn danh mà không bị kiểm soát bởi nhà nước.

Sự minh bạch của bitcoin 

Trước hết, cần làm rõ rằng bitcoin không hoàn toàn ẩn danh. Mặc dù bitcoin cho phép người dùng giấu danh tính với các địa chỉ ví không gắn liền trực tiếp với danh tính thực sự của họ, tất cả các giao dịch vẫn được ghi lại công khai trên blockchain. Điều này có nghĩa là các giao dịch có thể được theo dõi và phân tích bởi bất kỳ ai có quyền truy cập vào mạng lưới blockchain. Các cơ quan thực thi pháp luật đã sử dụng các công cụ phân tích blockchain để theo dõi và truy tố các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến bitcoin.

Sự chấp nhận rộng rãi của bitcoin 

Trong thực tế. Số lượng các quốc gia cấm bitcoin là rất nhỏ, trong khi nhiều quốc gia lớn đều chấp nhận bitcoin và ban hành luật cho bitcoin, từ việc thu thuế, cho phép đào bitcoin và các phát hành các quỹ đầu tư bitcoin. 

Ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới đang từ từ mở rộng sự chấp nhận đối với bitcoin và không coi đặc tính riêng tư của nó là mối đe dọa. Thay vào đó, các chính phủ đang dần nhận thấy lợi ích từ việc tích hợp bitcoin vào hệ thống tài chính hiện tại, từ việc thu thuế đến cho phép đào và giao dịch bitcoin một cách hợp pháp. Quốc gia như Hoa Kỳ, Canada và nhiều nước trong Liên minh Châu Âu đã đưa ra các quy định rõ ràng để quản lý hoạt động của crypto, thay vì cấm đoán.

 


 

Giới trẻ sẽ là khởi nguồn cho làn sóng crypto trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết 

Tiền mặt và các hoạt động phi pháp 

So sánh với bitcoin, tiền mặt truyền thống như đồng USD vẫn là phương tiện chính được sử dụng trong các hoạt động rửa tiền và phi pháp khác. Ngân hàng truyền thống, dù được quản lý chặt chẽ, vẫn chưa thể ngăn chặn hoàn toàn các hoạt động này. Sự minh bạch của bitcoin khiến nó trở thành một công cụ rửa tiền kém hiệu quả nhất nếu so với các phương pháp truyền thống. 

Tương lai của bitcoin

Với sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng được chấp nhận rộng rãi, tương lai của bitcoin nói riêng và thị trường crypto nói chung trông rất sáng sủa. 

Các cải tiến trong công nghệ và khung pháp lý ngày càng mở rộng khả năng sử dụng bitcoin. Không chỉ như một công cụ đầu tư mà còn như một phương tiện thanh toán hợp pháp và tiện lợi. Sự thay đổi quan điểm từ các chính phủ, cùng với các biện pháp bảo mật và quản lý rủi ro tốt hơn, sẽ giúp giảm thiểu các lo ngại về mặt tiêu cực của bitcoin, đồng thời tận dụng lợi ích mà nó mang lại.

Kết luận

Trong bối cảnh tài chính toàn cầu. Quan điểm của cá nhân về giá trị bitcoin có thể không quá quan trọng. Điều thực sự quan trọng là nhận định của thị trường. Vì thị trường đại diện cho hàng trăm triệu nhà đầu tư trên toàn thế giới đã liên tục đánh giá cao giá trị của bitcoin qua từng năm. Sự gia tăng giá trị nhanh chóng của bitcoin không chỉ là minh chứng cho việc nó được thị trường đón nhận mà còn phản ánh niềm tin rằng bitcoin sẽ tiếp tục có giá trị lâu dài.

Bitcoin đã từ từ len lỏi sâu hơn vào hệ thống tài chính, đến phố Wall, đi vào danh mục của các công ty trên sàn chứng khoán, có mặt trong danh mục của các quỹ đầu tư, các nhà chính trị nói về nó, ca sĩ nói về nó, người nổi tiếng nói về nó, các quốc gia tranh luận về việc ra luật cho nó. Sự phát triển của bitcoin là không thể phủ nhận. 


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
22 Tháng 04, 2024 19:34