Tác động của các nhà đầu tư tổ chức đối với thị trường crypto
Từ một tài sản vô danh được tạo nên bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2009, nhằm phục vụ cho việc chuyển tiền phi tập trung và chống kiểm duyệt bởi các tổ chức tài chính tập trung.
Sau hơn một thập kỷ tiếp tục tồn tại và phát triển. Cuộc cách mạng này vẫn không có dấu hiệu yếu đi hay lụi tàn, mà nó còn tiếp tục len lỏi, đi sâu vào đời sống, len lỏi vào chính trường, len lỏi vào công ty, và len lỏi vào phố Wall qua việc thu hút sự chú ý từ những quỹ đầu tư lớn.
Có thể chỉ trong vài năm tới. Tài sản kỹ thuật số sẽ trở thành xu hướng chủ đạo về các chỉ số tăng trưởng trong thị trường tài chính, cùng công nghệ vượt trội, nơi mà nó sẽ mang lại cuộc cách mạng cho ngành tài chính truyền thống.
Những sự nghi ngờ về giá trị của Bitcoin dần mờ nhạt đi, và những quan điểm từ những nhà chỉ trích cứng rắn nhất cũng dần mềm mại lại.
Điển hình như nhà đam mê và kinh doanh vàng Peter Schiff đã bán bộ sưu tập NFT trên blockchain Bitcoin vậy. Thứ là ông đã chỉ trích và phỉ báng suốt nhiều năm qua.
Trong nhiều năm qua, ông đã tích cực chỉ trích crypto mà đặc biệt là Bitcoin bất cứ khi nào khi có cơ hội. Những lập luận của ông xoay quanh việc BTC là một kế hoạch Ponzi và không có giá trị nội tại nào cả.
— ThuanCapital.eth (@ThuanCapital) May 28, 2023
Peter Schiff giới thiệu bộ sưu tập NFT mới… pic.twitter.com/vnTaLLma7W
Crypto đã trở thành một phần không thể thiếu trong thị trường tài chính hiện đại, và vai trò của các nhà đầu tư tổ chức trong sự phát triển của nó ngày càng trở nên quan trọng. Bài viết này sẽ khám phá những tác động của nhà đầu tư tổ chức lên thị trường crypto và cách họ ảnh hưởng đến thanh khoản, giá cả và sự phát triển của các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến crypto.
Từ những nhà đầu tư cá nhân đến nhà đầu tư tổ chức
Thị trường crypto từ lâu đã bị chi phối bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ cá nhân. Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc ngày càng có nhiều công ty, tổ chức tài chính tham gia đầu tư vào thị trường crypto mà đặc biệt là Bitcoin.
Điều này mang lại rất nhiều tác động tích cực cùng việc chứng tỏ loại tài sản mới ngày ngày càng trưởng thành về vốn hoá và sự chấp nhận từ giới tài chính truyền thống.
Quỹ tương hỗ, quỹ phòng hộ, quỹ hưu trí và quỹ bảo hiểm. Các loại tổ chức này chiếm phần lớn khối lượng giao dịch trong giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ. Sự gia nhập của các tổ chức này dự kiến sẽ làm tăng vốn hóa thị trường crypto một cách đáng kể
Nhà đầu tư tổ chức (Institutional investors) là gì?
Nhà đầu tư tổ chức là những tổ chức tài chính chuyên nghiệp hoặc các tổ chức có quy mô lớn, như các quỹ đầu tư, ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư công cộng, quỹ đầu tư tư nhân, và các tổ chức tài chính khác. Họ đặt lợi ích tài chính của mình lên hàng đầu và thường có khả năng đầu tư lớn.
Nhà đầu tư tổ chức thường có các tài nguyên và chuyên môn để tiến hành nghiên cứu thị trường, đánh giá rủi ro và tạo ra chiến lược đầu tư dựa trên thông tin và phân tích sâu sắc. Họ có thể thực hiện các giao dịch lớn và ảnh hưởng đến thị trường tài chính.
Các Nhà đầu tư tổ chức thường đầu tư vào nhiều tài sản khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hàng hóa, bất động sản, và cả crypto như Bitcoin. Sự tham gia của Nhà đầu tư tổ chức trong thị trường tài chính có thể tạo ra sự ổn định và ảnh hưởng đến giá cả và thanh khoản của các tài sản.
Vốn hóa của tổng thị trường crypto đã tăng lên khoảng 2.7 nghìn tỷ đô la vào cuối năm 2021. Khiến loại tài sản mới chiếm khoảng 1% tài sản tài chính toàn cầu (BoE, 2021).
Mức cao nhất mọi thời đại của BTC và ETH vào năm 2021 đã tạo ra một số mối quan tâm lớn nhất cho đến nay đối với crypto từ các nhà đầu tư tổ chức. Chỉ riêng trong năm 2021, tổng tài sản được quản lý (AUM) của các quỹ đầu tư crypto đã tăng gần gấp đôi lên 59,6 tỷ đô la.
Morgan Stanley, Goldman Sachs, BNY Mellon và các tổ chức tài chính lớn khác đều là những người sớm chấp nhận crypto vào năm 2021. Ước tính các quỹ phòng hộ sẽ nắm giữ khoảng 312 tỷ đô la crypto trong 5 năm tới, tương đương khoảng 7% tổng tài sản của họ.
Trước đó cũng có rất nhiều công ty đã đầu tư vào Bitcoin. Mà nổi bật là MicroStrategy và Tesla.
Vậy sự khác nhau giữa Nhà đầu tư tổ chức và các công ty như Tesla và MicroStrategy khi đầu tư vào Bitcoin là gì?
Quy mô và mục tiêu đầu tư: các tổ chức tài chính lớn đầu tư vào Bitcoin thường là đa dạng hóa danh mục đầu tư, bảo vệ tài sản, và tăng lợi nhuận.
Trong khi đó, các công ty như Tesla và MicroStrategy có thể có mục tiêu đầu tư vào Bitcoin khác nhau, bao gồm việc sử dụng Bitcoin như một phương tiện thanh toán hoặc đầu tư dài hạn vào Bitcoin như một tài sản của công ty nhằm chống lại lạm phát cho số tiền nhàn rỗi của công ty.
Phương pháp đầu tư: Nhà đầu tư tổ chức thường sử dụng các phương pháp đầu tư truyền thống như mua trực tiếp Bitcoin hoặc thông qua các sản phẩm tài chính liên quan đến Bitcoin như ETF hoặc cổ phiếu của các công ty liên quan đến Bitcoin. Họ thường tuân thủ các quy định và quy tắc nghiêm ngặt khi đầu tư. Trong khi đó, các công ty như Tesla và MicroStrategy đã chọn cách đầu tư khác, tức là mua Bitcoin trực tiếp và giữ nó trong quỹ tài sản của công ty.
Tầm ảnh hưởng và tác động: Nhà đầu tư tổ chức có tầm ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính và giá trị Bitcoin. Sự quyết định của họ có thể tạo ra tác động lớn và lan rộng đến các thị trường và giới đầu tư. Ngược lại, các công ty như Tesla và MicroStrategy cũng có tầm ảnh hưởng, nhưng phạm vi tác động của họ thường giới hạn hơn và tập trung vào các lĩnh vực hoạt động của mình.
Cột mốc 2020 của Bitcoin
Bitcoin - Store of value
Câu chuyện Bitcoin là kho lưu trữ giá trị được len lỏi vào thị trường tài chính truyền thống qua sự hiện diện của Michael Saylor.
Công ty MicroStrategy do Michael Saylor sáng lập đã mua số Bitcoin trị giá 250 triệu đô la vào tháng 8 năm 2020, sau đó mua thêm 175 triệu đô la Bitcoin một tháng sau đó. Đây là một trong những cột mốc quan trọng về việc một công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ chính thức đầu tư vào Bitcoin.
Theo sau các công ty như Square và Tesla cũng bắt đầu thu mua Bitcoin vào đầu năm 2021.
Paul Tudor Jones, Người sáng lập và Giám đốc điều hành Tudor Investment Corporation. Được xem là một nhà giao dịch và nhà quản lý quỹ phòng hộ nổi tiếng.
Ông ấy đã tiết lộ vào năm 2020 rằng đã đầu tư 2% tổng tài sản của mình vào thị trường crypto. Ông ấy xem Bitcoin là một phần quan trọng trong chiến lược tối đa hóa lợi nhuận. Ông cũng so sánh Bitcoin với các kho lưu trữ giá trị truyền thống khác như vàng hoặc đô la Mỹ và tuyên bố thích Bitcoin hơn chúng do nguồn cung của chúng giảm dần theo thời gian.
Khởi đầu bằng việc các công ty thu mua Bitcoin cho đến các tổ chức tài chính bắt đầu quan tâm và đầu tư vào. Đây là một trong những bước khởi đầu hoàn hảo, hòn tuyết lăn Bitcoin đang tiếp cận sâu hơn đến phố Wall.
Kể từ tháng 6 năm 2022, 6,47% tổng số Bitcoin sẽ tồn tại được nắm giữ bởi các tổ chức tài chính. Một danh mục rộng bao gồm các quỹ ETF như VanEck ở Canada và các chính phủ có chủ quyền như El Salvador.
Những tác động từ nhà đầu tư tổ chức đến thị trường crypto
Tăng cường thanh khoản
Việc tham gia vào thị trường crypto của các tổ chức đầu tư giúp tăng một lượng lớn đáng kể. Điều này làm tăng tính thanh khoản, đồng thời cũng có thể dẫn đến giảm biến động và giá cả ổn định hơn.
Thanh khoản là một trong những yếu tố quan trọng để chứng minh sự phổ biến và quy mô của thị trường. Thanh khoản giúp cho tốc độ ra vào thị trường nhanh hơn và ít biến động giá hơn.
Khi thị trường crypto bị chi phối bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ, nhiều người không có mục tiêu dài hạn, thì những biến động lớn về giá crypto là điều hiển nhiên. Các tổ chức tài chính là những người nắm giữ dài hạn hơn các nhà đầu tư cá nhân, cùng với đó là nhu cầu mua đều qua năm tháng. Khi thị trường tiếp tục trưởng thành, chúng ta sẽ thấy sự biến động giảm đi và niềm tin của các nhà đầu tư tổ chức và bán lẻ tăng lên.
Xem thêm: Thanh khoản là gì? Nó sẽ giúp bạn như thế nào trong việc đầu tư
Tăng cường sự tin tưởng và sự chấp nhận từ phía công chúng
Tăng tính minh bạch. Các nhà đầu tư tổ chức được yêu cầu tiết lộ các khoản đầu tư và hoạt động giao dịch của họ, điều này có thể làm tăng tính minh bạch trong thị trường crypto. Điều này có thể giúp giảm rủi ro thao túng thị trường và tăng niềm tin của nhà đầu tư.
Sự tham gia của các tổ chức tài chính truyền thống và các nhà đầu tư tổ chức lớn đã đem lại sự tin tưởng và sự chấp nhận rộng rãi cho thị trường crypto. Công chúng cảm thấy yên tâm hơn khi biết rằng các nhà đầu tư tổ chức đang tham gia vào thị trường này.
Chúng ta thường có thói quen làm theo những người thành công khác, nên khi một nhân vật, một công ty có uy tín hành động một điều gì đó thì công chúng có xu hướng làm theo.
Như ví dụ là giá Bitcoin tăng lên nhanh chóng sau khi thị trường nhận được thông tin rằng công ty Tesla đã đầu tư 1.5 tỷ USD vào Bitcoin.
Các nhà đầu tư tổ chức mang đến sự quản lý đầu tư chuyên nghiệp cho thị trường. Điều này có thể giúp nâng cao hiệu quả chung của thị trường và giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư cá nhân.
Thay vì các khách hàng cá nhân tự đầu tư vào crypto thì họ có thể nhờ các tổ chức tài chính giúp họ làm việc đó với sự chuyên nghiệp và an toàn hơn. Vì không phải bất kỳ một cá nhân nào cũng đủ thời gian và công sức để tìm hiểu về bảo mật, cách mua bán, lưu trữ an toàn crypto một cách hiệu quả.
Sự phát triển của các sản phẩm crypto cho các tổ chức đầu tư
Nhiều sản phẩm đầu tư trên thị trường truyền thống hiện nay vẫn chưa phổ biến trong thị trường crypto. Việc tăng cường đầu tư vào thị trường crypto sẽ thúc đẩy tạo ra các sản phẩm crypto mới.
Mãi đến cuối năm 2021, chúng ta mới thấy Bitcoin Futures ETF đầu tiên ra mắt tại Hoa Kỳ. Mặc dù ETF dựa trên hợp đồng tương lai chứ không phải thị trường giao ngay Bitcoin, nhưng việc ra mắt ETF dù sao cũng là một bước quan trọng theo đúng hướng.
Các sản phẩm mới trong thị trường crypto như staking và cung cấp thanh khoản thường thông tồn tại trong thị trường tài chính truyền thống. Các sản phẩm này trong tương lai có thể trở nên dễ dàng tiếp cận hơn đối với các nhà đầu tư tổ chức. Mang lại nhiều vốn hơn cho thị trường. Nhưng với tình hình pháp lý hiện tại ở Hoa Kỳ thì các dự án có cơ chế staking đều bị SEC xem xét là chứng khoán. Nên các sản phẩm tài chính này cần một thời gian khá lâu nữa mới trở nên phổ biến trong thị trường tài chính truyền thống.
Bất chấp các điều kiện thị trường hiện tại và nhiều lần từ chối đơn yêu cầu duyệt Bitcoin Spot ETF của nhiều tổ chức công ty khác nhau.
Blackrock, công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, đã nộp đơn xin đăng ký lên SEC về sản phẩm Bitcoin spot ETF dành cho tổ chức. Họ cũng thừa nhận rằng vốn hóa thị trường của Bitcoin vẫn vượt quá hầu hết các công ty trong S&P 500.
Hồ Sơ S-1 BlackRock Gửi SEC: Rủi Ro Thao Túng Thị Trường Liên Quan Đến Giá Bitcoin ETF
Pháp lý và quy định rõ ràng hơn
sớm. Các chuyên gia cho rằng điều này là do hai lý do chính: quy định của chính phủ và thiếu cơ sở hạ tầng mạnh mẽ.
Xem thêm: Luật về crypto | Sự giành quyền quản lý | Loại tài sản mới sở hữu nhiều đặc tính
Quy định về crypto vẫn còn khá khắt khe ở hầu hết các quốc gia. Và mỗi quốc gia đều có cách tiếp cận khác nhau đối với crypto. Các quốc gia như Singapore, Hồng Kông, khu vực Liên minh Châu Âu thì đã dần hoàn diện khung pháp lý cho crypto. Riêng tại Hoa Kỳ thì crypto ngay lúc này vẫn là một điểm nóng, khi hầu hết các đồng tiền và công ty liên quan đến crypto đều bị SEC liệt kê vào dạng cung cấp chứng khoán mà chưa đăng ký. lần mới nhất là vụ kiện giữa SEC và hai sàn giao dịch hàng đầu là Coinbase và Binance. Điều này khiến hầu hết các nhà đầu tư tổ chức phải e ngại.
Nhưng nếu sự hứng thú tăng cao và thu hút sự giam gia của các nhà đầu tư tổ chức lớn vào thị trường sẽ dẫn đến việc các nhà lập pháp sẽ tăng cường thêm quy định cho ngành công nghiệp này.
Các cơ quan quản lý có nhiều khả năng hành động hơn khi một lượng lớn tiền của các tổ chức đầu tư bị đe doạ.
Sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức vào thị trường crypto có thể dẫn đến tăng cường quy định, điều này có thể giúp giảm rủi ro và tăng niềm tin của nhà đầu tư. Điều này có thể thu hút nhiều nhà đầu tư hơn và tăng cường áp dụng crypto như một loại tài sản hợp pháp. Nhìn chung, sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và trưởng thành của thị trường crypto và có thể mang lại lợi ích đáng kể cho cả nhà đầu tư tổ chức và cá nhân.
Việc phát triển quy định chặt chẽ và mang tính rõ ràng cùng cơ sở hạ tầng tốt là những tác nhân chính thúc đẩy các nhà tổ chức ồ ạt đổ vào thị trường này, chứ không phải là biến động giá của BTC.
Kết luận
Sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức có tác động sâu sắc đến thị trường crypto, từ tăng cường thanh khoản và ảnh hưởng đến giá cả đến sự phát triển của sản phẩm và dịch vụ crypto. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, cũng cần đối mặt với những thách thức và tiềm năng trong tương lai. Sự phối hợp giữa nhà đầu tư tổ chức và cộng đồng crypto sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và phát triển thị trường crypto trong tương lai.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital