Soft fork Taproot có làm tăng tính riêng tư cho mạng lưới Bitcoin?
Bản cập nhật Taproot được đề xuất là bằng chứng về bản chất phi tập trung của Bitcoin và mạng luôn tìm cách cải thiện để phát triển. Ông cũng tin rằng việc nâng cấp đóng vai trò như một lời nhắc nhở cho các nhà đầu tư rằng, không giống như vàng, Bitcoin là một kho lưu trữ giá trị năng động theo mọi nghĩa.
Từ tháng 8 năm 2017 cho đến nay sau khi bản nâng cấp cuối cùng mang tên Segregated Witness (SegWit) được kích hoạt thì dường như mạng lưới bitcoin không có thêm bất cứ cập nhật nào mới.
Nhưng có một số vấn đề mà từ nhiều năm qua cộng đồng bitcoin luôn nhắc đến đó là quyền riêng tư. Với việc bitcoin chạy trên một mạng lưới blockchain công khai, bất kỳ ai cũng có thể theo dõi các giao dịch xảy ra trên đó. Đối với một số người, đó là một vấn đề lớn.
Người dùng có thể tăng khả năng ẩn danh thông qua các kỹ thuật như trộn coin (coinjoin/coin mixing) nghĩa là yêu cầu nhiều bên tham gia cùng ký kết một thỏa thuận để trộn tiền của họ khi tham gia vào các giao dịch Bitcoin riêng biệt. Điều này khiến các bên ngoài khó xác định bên nào hoặc bên nào đang thực hiện một giao dịch cụ thể và người quan sát blockchain khó dò ra được đường đi của từng giao dịch cụ thể. Tuy nhiên, thật không may, không loại nào trong số này biến Bitcoin trở thành một loại tiền riêng tư. Mặc dù Taproot không hoàn toàn làm được điều đó, nhưng nó có thể giúp tăng tính ẩn danh trên mạng.
Việc nâng cấp Taproot đã được dự đoán rộng rãi như một bước quan trọng đầu tiên để giải quyết vấn đề thiếu quyền riêng tư của bitcoin và các mối quan tâm liên quan khác. Nhưng Taproot là gì và nó sẽ mang lại lợi ích cho bitcoin như thế nào?
Đề xuất Taproot lần đầu được nhà phát triển Bitcoin Core, Greg Maxwell công bố vào tháng 1 năm 2018. Đến tháng 10 năm 2020, Taproot đã được xác nhập vào thư viện Bitcoin Core sau yêu cầu do Pieter Wuille tạo ra. Để bản nâng cấp được triển khai đầy đủ, các thợ đào phải áp dụng quy tắc đồng thuận mới của Taproot. Phụ thuộc vào cách thức diễn ra của quá trình này, việc kích hoạt có thể sẽ mất vài tháng.
Taproot là một giải pháp nhằm kết hợp các ưu điểm của Merkelized Abstract Syntax Tree (MAST) và sơ đồ chữ ký Schnorr để ít thông tin bị tiết lộ hơn sau khi giao dịch Bitcoin diễn ra.
Nhìn chung, điều này làm giảm dung lượng lưu trữ và có thể gián tiếp giảm phí cho các loại giao dịch này. Ngoài ra, về lâu dài, khi việc sử dụng nó trở nên phổ biến, Taproot có thể cải thiện đáng kể quyền riêng tư cho người dùng Lightning và người dùng đa chữ ký. Có nghĩa là khi mạng Lightning Network được áp dụng khi đó sẽ có vô số giao dịch riêng tư sẽ được diễn ra trên tầng hai và sau đó được xử lý một lần một và chép vào sổ cái chính của blockchain bitcoin, Taproot giúp khá nhiều ở việc bảo mật các thông tin và đường đi của các giao dịch riêng tư trên mạng lưới Lightning Network ⚡️ từ đó giúp tránh được các nhà quan sát blockchain tra cứu được họ.
Từ góc độ hệ sinh thái, cập nhật Taproot là một nỗ lực to lớn của cộng đồng và nhà phát triển bitcoin để cuối cùng đưa mạng Lightning Network ⚡️ trở thành nền tảng thanh toán chính thống.
Antoni Trenchev, đồng sáng lập và đối tác quản lý tại nền tảng cho vay tiền điện tử Nexo nói rằng, bản cập nhật Taproot được đề xuất là bằng chứng về bản chất phi tập trung của Bitcoin và mạng luôn tìm cách cải thiện để phát triển. Ông cũng tin rằng việc nâng cấp đóng vai trò như một lời nhắc nhở cho các nhà đầu tư rằng, không giống như vàng, Bitcoin là một kho lưu trữ giá trị năng động theo mọi nghĩa.
Taproot là gì?
Taproot là một soft fork, giúp cải thiện các tập lệnh của Bitcoin để tăng tính riêng tư và cải thiện yếu tố khác liên quan đến giao dịch phức tạp. Các giao dịch trên mạng bitcoin có thể sử dụng những tính năng khác nhau khiến chúng phức tạp hơn, như bản phát hành khóa thời gian, yêu cầu đa chữ ký và những tính năng khác.
Không có Taproot, bất kỳ ai cũng có thể quan sát được các giao dịch sử dụng chức năng phức tạp đó, đòi hỏi phải tạo nhiều giao dịch. Tuy nhiên, nâng cấp Taproot sẽ giúp “che giấu” tất cả các phần chuyển động của giao dịch bitcoin. Vì vậy, ngay cả khi giao dịch áp dụng tính năng đó, chúng sẽ giống như một giao dịch duy nhất. Đây được coi là chiến thắng lớn cho những người ủng hộ quyền riêng tư của Bitcoin.
Quyền riêng tư là một tính năng của bitcoin được mong đợi nhưng trên thực tế không tồn tại ở mức độ cao. Số dư và địa chỉ bitcoin là công khai và có thể được xem trên blockchain. Từ đó mới sinh ra các công ty phần mềm on-chain theo dõi các hành động chuyển và chứa tiền của các ví.
Trên thực tế, Taproot có thể che giấu một tập lệnh bitcoin đã vận hành. Ví dụ: chi tiêu bitcoin bằng Taproot có thể khiến giao dịch trong kênh Lightning Network ⚡️, giao dịch ngang hàng hoặc hợp đồng thông minh phức tạp trở nên không thể phân biệt được. Bất kỳ ai theo dõi một trong những giao dịch này sẽ không thấy gì ngoài giao dịch ngang hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý điều này không thay đổi thực tế là ví của người gửi đầu tiên và người nhận cuối cùng sẽ bị tiết lộ.
Dự kiến, Taproot sẽ được thực hiện cùng một bản nâng cấp khác có tên chữ ký Schnorr. Điều này không chỉ khiến việc triển khai Taproot trở nên khả thi mà nó còn cho phép một tính năng được nhiều người mong đợi là tổng hợp chữ ký.
Giải thích về Taproot
“Giả sử có một giao dịch có hot key, khóa bên thứ 3 đáng tin cậy và khóa dự phòng khẩn cấp ví lạnh. Thông thường, người tham gia sẽ cần phát cả ba khóa cũng như hai chữ ký được sử dụng để chi tiêu tiền.
Tuy nhiên, thay vì đầu vào yêu cầu chữ ký riêng lẻ, bản nâng cấp được đề xuất sẽ tổng hợp các khóa này thành một chữ ký Schnorr duy nhất, sau đó sẽ được sử dụng để xác thực khóa đầu ra Taproot.
Do đó, các nhà quan sát của blockchain sẽ chỉ nhìn thấy một đầu ra duy nhất mà không biết hai khóa nào đã được triển khai để xác thực giao dịch. Điều này sẽ làm giảm quy mô giao dịch, tiết kiệm phí và cải thiện sự riêng tư.
Bạn có thể mở hoặc đóng kênh Lightning, thanh toán đơn giản giữa hai người hoặc hợp đồng thông minh rất tinh vi và yên tâm tất cả đều không thể phân biệt được bởi những người quan sát trên blockchain bằng cách chi tiêu bitcoin thông qua Taproot”.
Chữ ký Schnorr là gì?
Chữ ký Schnorr bao gồm một sơ đồ chữ ký mật mã được nhà toán học và mật mã học người Đức Claus Schnorr phát triển. Mặc dù Schnorr đã bảo vệ thuật toán của mình theo bằng sáng chế trong nhiều năm nhưng bằng sáng chế chính thức hết hạn vào năm 2008. Trong số rất nhiều lợi ích, chữ ký Schnorr chủ yếu được biết đến vì tính đơn giản và hiệu quả trong việc tạo chữ ký ngắn.
Sơ đồ chữ ký được Satoshi Nakamoto (người tạo ra Bitcoin) chấp nhận là Thuật toán chữ ký kỹ thuật số đường cong Elliptic (ECDSA). Lựa chọn ECDSA thay vì thuật toán chữ ký Schnorr là do nó đã được sử dụng rộng rãi, được hiểu rõ, an toàn, nhỏ gọn và là mã nguồn mở.
Tuy nhiên, sự phát triển của Sơ đồ chữ ký kỹ thuật số Schnorr (SDSS) có thể là điểm khởi đầu của thế hệ chữ ký mới cho Bitcoin và các mạng blockchain khác.
Một trong những ưu điểm chính của chữ ký Schnorr đó là chúng có thể lấy được nhiều khóa bên trong một giao dịch Bitcoin phức tạp và tạo ra một chữ ký đặc biệt duy nhất. Điều này có nghĩa rằng, các chữ ký từ nhiều bên tham gia giao dịch có thể được “tổng hợp” thành một chữ ký Schnorr duy nhất. Đây chính là tổng hợp chữ ký.
Điều kiện để nâng cấp
Theo sự đồng thuận từ cộng đồng thợ đào bitcoin, việc kích hoạt Taproot được cho phép nếu 90% tất cả các khối mới được đào ra gắn tín hiệu kích hoạt Taproot.
Đây là trang web taproot.watch giúp chúng ta dễ dàng quan sát được sự chấp nhận của các thợ đào cho nâng cấp Taproot.
- Ô màu xanh: chấp nhận
- Ô màu đỏ: k chấp nhận
- Ô màu xám: đang chờ thai khác
Trong hình là thể hiện tổng 2.016 khối, mỗi khối mất 10 phút để đào, vì vậy 2.016 khối bằng 2 tuần, đây cũng là thời gian để mạng lưới bitcoin điều chỉnh độ khó một lần, và sự đồng thuận này sẽ phải diễn ra trong những lần điều chỉnh độ khó khác nhau (2 tuần 1 lần) và đạt được sự đồng thuận tối thiểu 90% từ các thợ đào từ nay cho đến ngày 11 tháng 8 năm 2021 để việc nâng cấp mạng có thể được tiến hành theo kế hoạch vào tháng 11/2021.
Chúng ta thử click chuột vào một ô màu xanh và một ô màu đỏ xem chuyện gì xảy ra?
Nhấp vào ô màu xanh cho cho thấy các thợ đào đã cập nhật phiên bản mới Taproot vào block mới được đào.
Nhấp vào ô màu đỏ thì ta thấy được thợ đào này không chấp nhận cập nhật phiên bản Taproot
Bình luận thêm về quyền riêng tư của Bitcoin
Tính năng riêng tư trong giao dịch là một nhu cầu mà mọi người dùng điều cần nhưng khi mà các chính phủ ngày càng không thích các tính năng riêng tư của các đồng coin vì họ ngày càng khó kiểm soát được chúng.
Như vụ việc FBI tịch thu được BTC từ hacker
Gần đây có rất nhiều thông tin xoay quanh việc Bộ Tư pháp Mỹ đã nhờ đến FBI trong việc tìm và thu hồi phần lớn số bitcoin mà công ty Colonial Pipelines đã trả cho mạng lưới DarkSide sau khi mạng lưới này hack thành công vào công ty và yêu cầu số tiền chuộc gần 5 triệu đô la được trả bằng bitcoin cho nhóm hacker có nguồn gốc từ Nga.
Điều này làm nổi lên 2 vấn đề lớn gây hiểu lầm đến mọi người rằng FBI đã hack được vào mạng lưới bitcoin để chặn và tịch thu giao dịch đó.
Hai là việc chuyển tiền qua bitcoin rất dễ bị truy vấn qua các công ty chuyên theo dõi các giao dịch qua blockchain, để có thể biết chính xác, dòng tiền đó chảy đến những địa chỉ ví nào, và địa chỉ ví đó đang nằm ở đâu, ở trường hợp này nhóm hacker đã chuyển tiền vào một máy chủ và FPI có quyền đóng băng và tịch thu máy chủ đó và khả năng cao là họ hack vào được máy chủ để lấy được khoá cá nhân và di chuyển số BTC đó qua một ví khác, ví dụ nếu bạn lưu BTC vào laptop của bạn thì người ta lấy được laptop của bạn và biết được trong đó có chứa một số lượng lớn bitcoin thì cái họ hack là hack laptop của bạn để có thể lấy được khoá cá nhân và di chuyển số lượng BTC đó ra khỏi laptop đến một địa chỉ ví khác, chứ không phải là FBI đã hack được mạng lưới bitcoin và chặn đứng giao dịch đó lại, cho đến nay thì chưa có một ai làm được việc đó, đặt trường hợp giả sử nếu nhóm hacker đó di chuyển số lượng bitcoin đó vào ví lạnh thì rất khó để FPI có thể có được khoá cá nhân vì họ không cầm được ví lạnh của những Hacker để bấm nút điều khiển việc gửi tiền.
Có vẻ nhóm hacker đã cố tình thực hiện rất nhiều giao dịch khác nhau để cố đánh lừa FPI nhưng họ vẫn có thể truy vết ra được qua quan sát trên blockchain, vấn đề bảo mật của bitcoin cũng là con dao hai lưỡi khi một mặt sau khi nâng cấp soft fork thì có thể tránh được các quan sát trên blockchain nhưng một mặt khác lại là một điểm càng gây “ngứa mắt” đến các nhà lập phát vì khi đó họ càng khó quản lý và truy vết hơn rất nhiều. Người dùng thì luôn muốn riêng tư và bảo mật, các chính phủ thì luôn muốn kiểm soát và nắm giữa quyền lực, dù sao đi nữa, trong tháng 11 tới phần mềm sẽ được cập nhật bởi sự đồng thuận cao từ các thợ đào, và chúng ta hãy tiếp tục quan sát thêm về những động thái mới nhất về các luật định mà họ dành cho bitcoin.
Tổng hợp và biên tập
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital