XM - Đối tác Xuất sắc

RARIBLE (RARI) là gì? - Chợ NFT đầu tiên do cộng đồng sở hữu

19 Tháng 07, 2022 17:23

Rarible là một chợ giao dịch NFT. Nơi mà người dùng có thể tạo, mua và bán các NFT. Rarible cũng là chợ NFT đầu tiên do người dùng sở hữu.

RARIBLE (RARI) là gì? - Chợ NFT đầu tiên do cộng đồng sở hữu

Chợ NFT Rarible là gì?

Rarible là một chợ giao dịch NFT tương tự OpenSea. Nơi mà người dùng có thể tạo, mua và bán các NFT.

Chỉ có điều Rarible khác biệt lớn với Opensea ở việc. Họ là một chợ NFT do cộng đồng sở hữu. Chứ không phải là một công ty vì lợi nhuận như Opensea. 

Cộng đồng sở hữu và quản trị Rarible qua token RARI.

Để sử dụng Rarible. Trước tiên bạn phải có ví Ethereum như ví Metamask, Argent hoặc Coinbase và một số ít ETH để làm phí. 

Ngoài ra, nếu bạn là nghệ sĩ hoặc người sáng tạo. Bạn có thể sử dụng Rarible để đúc NFT của riêng mình. Nếu bạn đúc NFT. Bạn không bắt buộc phải bán chúng và chỉ có thể đặt chúng trên nền tảng. 

Bạn phải trả hai khoản phí khi lần đầu tiên bạn đúc NFT. Một khoản để cấp cho ví của bạn quyền tương tác với Rarible và một khoản để “gọi chức năng đúc tiền” đặt tệp của bạn trên hệ thống IPFS (dùng để lưu trữ phi tập trung) và blockchain Ethereum.

Khi bạn bán NFT thì Rirable sẽ thu phí trung gian là 2.5% trên giá trị NFT mà bạn bán. 

 

Xem thêm: NFT là gì? - Giải thích một cách đơn giản với không thuật ngữ phức tạp

 

So sánh phí dịch vụ giữa Rirable và một số sàn NFT khác.

Rarible: 2.5%

OpenSea: 2.5%

Ebay NFT: 5%

SuperRare: 15%

Nifty Gateway: 20%

Foundation: 15% 

Binance NFT: 1% 

Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt phí bản quyền cho NFT của bạn. Cứ sau này, tác phẩm của bạn đổi chủ là tiền bản quyền sẽ tự động chạy vào ví bạn.

 

Cách hoạt động của Rarible 

Để tạo một NFT. Bạn cần kết nối ví của mình vào Rarible. 

 

dự án rarible

Rirable hỗ trợ 4 blockchain. Tùy theo bạn muốn đúc NFT của mình trên blockchain nào. 


 

kết nối ví với rarible

Có hai loại NFT bạn có thể tạo. Tạo một tấm và nhiều tấm cùng lúc. 
 

Sau đó bạn tải file ảnh, GIF, video, mp3 lên. Điền giá muốn bán và tiền bản quyền bạn muốn nhận. Và tiến hành đúc NFT. Và đương nhiên bạn sẽ có tốn phí cho việc đúc này. 

 

Thông tin về RARI token

Total Supply: 25.000.000 RARI

Circulating Supply: 8.896.479 RARI

Phân phối token 

30% được phân bổ cho các nhà đầu tư và team.

60% được phân bổ cho marketplace mining.

10% được dùng để airdrop.

Trong đó 

2% được airdrop cho người dùng Rarible.

8% được phân bổ cho tất cả người nắm giữ NFT.

 

rarible coinRarible hiện đang muốn trở thành DAO (decentralized autonomous organization). Do đó, RARI là token quản trị của Rarible.

 

Hệ thống quản trị Rarible là gì?

OpenSea hiện đang là chợ giao dịch NFT lớn nhất thế giới. Nhưng bạn không thể đầu tư vào nó hay có thể đề xuất thông qua bỏ phiếu để thay đổi nó. OpenSea không có token riêng và không có cơ chế quản trị.

Họ là một công ty tư nhân hoạt động vì lợi nhuận dựa trên phí giao dịch của người dùng.

Còn với Rarible thì mục tiêu cuối cùng của họ là phát triển thành một tổ chức tự trị phân cấp hoàn toàn (DAO). Nơi tất cả các quyền quản trị và quyết định đều thuộc về người dùng nền tảng. Bằng cách cung cấp cho người sáng tạo và người sưu tầm có cơ hội đề xuất và bỏ phiếu về các nâng cấp nền tảng qua đồng token gốc là RARI. 

Điều này có nghĩa là cộng đồng sẽ tự lãnh đạo. Tự quyết định và tự quản lý điều hành của mình mà không cần dựa vào sự can thiệp của bên ngoài hoặc bất kỳ thực thể nào khác.

 

RARI hiện đang có các chức năng sau:

Bỏ phiếu các nâng cấp hệ thống: Phí giao dịch, tính năng mới, incentives cho RARI... Tuy nhiên, các cuộc bỏ phiếu này chỉ mang tính chất tham khảo. Hầu hết sẽ được triển khai. Nhưng nếu dự án cảm thấy cuộc bỏ phiếu này không có lợi, họ vẫn sẽ không triển khai. Vấn đề này họ vẫn đang hoàn thiện dần để đưa cho cộng đồng tất cả quyền kiểm soát.

Kiểm duyệt nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng: Thiết lập sự kiểm duyệt dựa trên cộng đồng là một nhiệm vụ đầy thách thức và dự án đang xem xét triển khai một hệ thống tương tự như Aragon Court hoặc tham gia hợp tác để giải quyết vấn đề đó.

Quyết định tác phẩm nào sẽ được lên Rarible: người nắm giữ RARI có quyền quyết định xem tác phẩm nào xứng đáng lên Rarible.

RARI hiện chưa được giao dịch trên các sàn lớn. Nên người dùng có thể giao dịch ở những sàn như: Uniswap, AEX, Balancer, MXC, Gate.io và Hoo.

 

So sánh giữa Rarible với OpenSea

Đúc NFT

OpenSea và Rarible đã cùng giới thiệu tính năng đúc NFT không tốn phí (lazy minting). Cho phép các nghệ sĩ bán NFT của họ mà không cần tạo hợp đồng thông minh trên blockchain. Thông qua kỹ thuật này. Các nền tảng này đã giúp mọi người có thể khai thác NFT mà không phải trả phí mạng.

Lazy mining là khi tác giả đúc NFT nhưng nó vẫn nằm ngoài chuỗi. Và NFT đó sẽ được thêm vào chuỗi khi có người mua đầu tiên. Vì trách nhiệm thanh toán phí đúc được tự động chuyển cho người mua.

Nếu muốn phí thấp thì bạn có thể chọn mạng lưới Polygon để tạo tài khoản và đăng NFT. Nhưng sẽ có đánh đổi vì khách hàng của bạn cũng sẽ ít hơn. Khả năng bán được NFT cũng thấp hơn so với mạng Ethereum. Lazy mining là khi tác giả đúc NFT nhưng nó vẫn nằm ngoài chuỗi. Và NFT đó sẽ được thêm vào chuỗi khi có người mua đầu tiên. Vì trách nhiệm thanh toán phí đúc được tự động chuyển cho người mua. Điều thú vị là cả OpenSea và Rarible đều đã kích hoạt tính năng đúc tiền không cần gas.

 

Các loại phí trên Rarible và OpenSea

Có 3 loại phí trên chợ NFT mà chúng ta cần quan tâm. 

  1. Phí dịch vụ của OpenSea & Rarible.

  2. Phí bản quyền cho người sáng tạo.

  3. Phí giao dịch OpenSea & Rarible (phí gas)

Phí dịch vụ: OpenSea hiện thu 2.5% phí dịch vụ từ người bán cho bất kỳ NFT nào được bán ra. Đây cũng là nguồn doanh thu chính của OpenSea. 

Rarible cũng thu 2.5%. Nhưng sẽ thu từ người bán và người mua khi thực hiện giao dịch. 

Phí bản quyền: OpenSea cho phép đặt phí bản quyền tác giả tối đa là 10%. Trong khi Rarible cho đến đặt lên đến 50%.

Phí giao dịch: Khi bạn đúc hay mua NFT thì bạn cần phải trả phí giao dịch. Phí này sẽ tuỳ theo độ thông thoáng của mạng Ethereum mà nó thấp hay là cao. 

 

Bảo mật

Bảo mật là điều tối quan trọng khi nói đến tài sản và thanh toán. Vì NFT được giao dịch trực tuyến, chúng dễ bị tấn công, âm mưu gian lận và vi phạm dữ liệu. OpenSea và Rarible đều đã có những vụ bê bối tập trung vào các sản phẩm giả mạo và gian lận. Cũng có những trường hợp đã bị vi phạm luật bản quyền. 

Mặc dù cả hai nền tảng đều đã gặp phải các vi phạm bảo mật. Nhưng OpenSea dường như bị ảnh hưởng nặng nề hơn Rarible. Gần đây nhất, OpenSea đã phải đối phó với một vấn đề hợp đồng thông minh khiến các NFT bị đe dọa đánh cắp.

 

Token quản trị

OpenSea không có cơ chế quản trị và là một công ty tư nhân.

Rarible quản trị bằng token RARI. 

 

Rarible có tích hợp OpenSea không?

Có, bạn có thể xem các bộ sưu tập mà bạn đã tạo trên Rarible và cũng có trên OpenSea và quản lý chúng ở đó. Ngoài ra, các bộ sưu tập nổi tiếng như BAYC đều được giao dịch ở cả hai nền tảng này. 

 

Rarible nft bayc

 

Xem thêm: BORED APE YACHT CLUB (BAYC) là gì? - Khi loài vượn lên ngôi

 

Trong khi OpenSea cung cấp một thị trường giúp người dùng dễ dàng mua và bán tài sản kỹ thuật số. Rarible tập trung hơn vào việc tạo ra một không gian nơi người sáng tạo có tiếng nói trong cách điều hành nền tảng. Công ty trao cho họ quyền sở hữu không chỉ nghệ thuật của họ mà còn cho chính thị trường. Nói cách khác. OpenSea tập trung vào nghệ thuật trong khi Rarible tập trung vào nghệ sĩ.

 

Nhà sáng lập dự án Rarible

Nền tảng Rarible có trụ sở tại Moscow, Nga. Được Alex Salnikov và Alexei Falin thành lập vào đầu năm 2020. 

Trong đó, Falin là CEO của Rarible. Một người dày dặn kinh nghiệm trong ngành tài chính. Bên cạnh đó, Falin cũng là đồng sáng lập Sticker.Place.

Sticker.Place là một công ty phần mềm tạo điều kiện kết nối các nghệ sĩ với khách hàng muốn mua các nhãn dán, sản phẩm ban đầu của Rarible.

 

Kết luận 

Rarible cùng OpenSea là những chợ NFT phổ biến nhất trong những năm 2021 khi mà cơn sốt NFT lan ra ở khắp nơi.

Rarible cũng là chợ NFT đầu tiên do cộng đồng sở hữu và quản trị. 

Nếu tương lai thị trường NFT tiếp tục phát triển ra xa và rộng hơn ở nhiều ngành nghề khác nhau. Thì chợ NFT là một mảnh ghép không thể thiếu trong bức tranh lớn đó.

 


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
19 Tháng 07, 2022 17:23