XM - Đối tác Xuất sắc

Phố Wall Đang FOMO BTC! Coinbase Đại Chiến SEC Tại Toà

19 Tháng 01, 2024 00:47


Chúng ta cùng cập nhật thêm về dòng vốn của Bitcoin spot ETF sau ngày giao dịch thứ tư. Bên cạnh đó, Coinbase cũng đã ra tòa trong vụ kiện với SEC.

Phố Wall Đang FOMO BTC! Coinbase Đại Chiến SEC Tại Toà

Tình hình thị trường

Bitcoin thứ tư (17/01) tiếp tục giữ quanh 42,800 USD.  Phần lớn altcoin giảm. Vốn hóa thị trường ở mức 1.767 tỷ USD.

Chứng khoán Hoa Kỳ kết thúc phiên tiếp tục giảm nhẹ. Hợp đồng tương lai của chứng khoán cũng màu đỏ tương tự. Dầu kết thúc phiên tăng lên 72.95 USD/thùng. Còn vàng ở mức 2008 USD/ounce.

Dòng vốn của BTC spot ETF

Sau phiên giao dịch thứ ba, báo cáo dòng vốn vào các quỹ Bitcoin spot ETF đã được công bố. Theo dữ liệu từ BitMEXResearch, BlackRock tiếp tục là công ty đứng đầu với dòng tiền đi vào là 712 triệu. Tiếp đến, Fidelity có dòng tiền vào 525 triệu, Bitwise vào 306 triệu USD, Ark là 229 triệu USD. Riêng Grayscale đã có khoảng 1.162 tỷ USD rời khỏi quỹ. Tuy nhiên, số lượng BTC rời khỏi chỉ đang chiếm khoảng 4% tổng BTC mà Grayscale đang nắm giữ.

Một cập nhật dòng tiền sau 3 ngày từ Eric Balchunas (Bloomberg) cho thấy, tổng số tiền vào các quỹ ETF là dương 782 triệu USD sau 3 ngày.

Như dự đoán, hôm qua là ngày đầu tiên GBTC bán ra nhiều hơn số lượng mua vào từ các quỹ khác, kết thúc âm 53 triệu USD. Lưu ý rằng tất cả các giao dịch này diễn ra trên sàn OTC. Khi nào sàn OTC mới hết BTC, có lẽ phải chờ đến khi tốc độ bán ra từ Grayscale giảm xuống.

Sau ba ngày, lượng BTC mà các quỹ ETF đang nắm giữ liên tục tăng mạnh, ngoại trừ GBTC. 

Mặc dù các quỹ liên tục tích lũy BTC nhưng không thấy sự ảnh hưởng tới giá BTC bởi hiện chủ yếu các công ty đang mua BTC qua sàn OTC. Còn Grayscale đã chuyển thêm 800 triệu USD Bitcoin (18,400 BTC) vào sàn OTC Coinbase Prime.

Có rất nhiều người cho rằng giá Bitcoin áp lực bán là đến từ Grayscale nhưng họ chỉ bán OTC, không bán trên sàn Spot. Do vậy, giá cả BTC không có sự ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, về dài hạn sàn OTC sẽ không đủ cung cấp cho nhu cầu các quỹ, khi đó, họ sẽ cần mua qua các sàn spot và nó sẽ tác động nhiều hơn đến giá cả BTC.

Các công ty phố Wall hứng thú với BTC

Sau khi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) phê duyệt các quỹ ETF bitcoin, các nhà quản lý tài sản đang cạnh tranh nhau để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Một trong những cách để phân biệt mình là thông qua hình ảnh và thương hiệu.

Tương tự với Franklin Templeton, một trong 10 công ty quản lý đầu tư hàng đầu thế giới (xếp hạng thứ 9, quản lý hơn 1.5 nghìn tỷ USD) đã có những động thái của mình với BTC.

Franklin Templeton đã chỉnh sửa logo (trên X) của mình để thêm đôi mắt laser, một biểu tượng phổ biến trong văn hóa tiền điện tử. Điều này cho thấy công ty đang cố gắng thể hiện mình là một đối tác thân thiện với những người bản địa tiền điện tử.

Họ cũng chia sẻ hình ảnh với thông điệp “60/40+BTC”. Nó có nghĩa 60/40 là công thức cơ bản của phân bổ vốn, 60% cổ phiếu và 40% trái phiếu, và giờ họ đã thêm vào BTC.

Ngoài ra, Franklin Templeton cũng đã chia sẻ nhiều thông tin hay quan điểm của mình về Ordinals và các giải pháp Layer2 trên BTC không nên bỏ qua. 

Công ty đã tweet về Bitcoin, Ethereum, Solana và các nền tảng L1 khác, thể hiện sự tin tưởng vào tiềm năng của các tài sản này. Franklin Templeton cho biết: Các L1 khác ngoài Bitcoin và Ethereum có tiềm năng lớn. Công ty sẽ tiếp tục hỗ trợ, theo dõi và phát triển các nền tảng này. Solana là một dự án có tầm nhìn xa và ấn tượng.

Franklin Templeton là một công ty tài chính truyền thống nhưng trong ngày qua họ đã chia sẻ rất nhiều liên quan đến BTC và crypto. Ngay cả CEO của Franklin Templeton, Jenny Johnson, xác nhận là bà đã tiếp quản tài khoản X của Franklin và tất cả các tweet hôm nay là do bà viết. Điều này đã xóa đi những luồng suy nghĩ liệu tài khoản X của công ty bị hack hay họ mới tuyển dụng người quản lý trẻ.

Không chỉ là logo của Franklin Templeton có 'laser eyes' mà đó cũng là hình nền của điện thoại của bà. Franklin là một công ty quản lý hơn 1,6 nghìn tỷ USD, top 10 trên thế giới với tuổi đời hơn 75 năm, đã thành lập một đơn vị crypto và sẽ tập trung vào crypto, blockchain và web3 vì... đó là tương lai.

Bên cạnh Franklin Templeton, nhiều quỹ đầu tư khác cũng đang cạnh tranh để thu hút nhà đầu tư. VanEck, một nhà quản lý tài sản truyền thống, sẽ tham gia NFT Paris 2024, một hội nghị về NFT lớn được tổ chức tại Paris, Pháp. Sự tham gia của VanEck cho thấy công ty này đang ngày càng quan tâm đến thị trường NFT.

Coinbase đã chiến đấu với SEC trước tòa

Thứ tư là ngày Coinbase ra toà với SEC và chúng ta có những cập nhật quan trọng từ Eleanor Terrett (Fox Business News).

Ngay đầu phiên tòa, thẩm phán đã chỉ trích Đạo luật Chứng khoán năm 1933 là lỗi thời và trích dẫn phát biểu ủng hộ crypto của Thượng Nghị Sĩ Cynthia Lummis:

"Chúng ta đã có một chuỗi ngày tốt đẹp. Chúng ta đã có 90 năm áp dụng các luật chứng khoán này cho các thị trường tài chính. Nhưng bây giờ, chúng ta có thứ gì đó mới hơn".

Thẩm phán Failla tỏ ra khó hiểu tại sao SEC lại kiện Coinbase:

Luật sư SEC: "Những token này, khoảng 12 hoặc 13 loại, là mã máy tính..."

Thẩm phán Failla ngắt lời: "Xin lỗi nhưng phải chăng đó cũng chính là điều mà bạn của các anh tại bàn phía sau (ám chỉ Coinbase) đã nói và tự hỏi: chúng ta đang làm gì ở đây?"

Luật sư SEC: "Đúng, thưa ngài quan toà, và tôi có một điểm và tôi sẽ đề cập đến nó..."

Sau đó luật sư SEC trích dẫn phán quyết của Thẩm phán Rakoff trong vụ án Terra vs. SEC và nói rằng "hệ sinh thái" xung quanh một token là thứ làm nó trở thành chứng khoán.

Thẩm phán Failla sau đó đề cập đến cựu Giám đốc SEC Bill Hinman liên quan đến quan điểm rằng một token cơ bản không phải là chứng khoán, thẩm phán hỏi: "Phải chăng chính ông Hinman đã nói điều đó? Một người từ cơ quan của anh trước đây...?"

Luật sư SEC vừa đề cập đến phán quyết của Thẩm phán Torres trong vụ án Ripple: "Chúng tôi không đồng ý với Thẩm phán Torres vì không cần thiết phải tạo ra hai nhóm người, bởi vì dù bạn có là nhà đầu tư chuyên nghiệp hay không, cuối cùng bạn vẫn mua cùng một loại token."

Nhắc nhở: Quyết định của Thẩm phán Torres vào tháng 7 năm ngoái đã phán quyết rằng: 1- XRP không phải là chứng khoán. 2- Bán XRP cho nhà đầu tư thông thường trên các sàn không phải là hợp đồng đầu tư. 3- Ripple bán XRP trực tiếp cho các tổ chức, các nhà đầu tư chuyên nghiệp có hợp đồng và hứa hẹn thì đó là một hợp đồng đầu tư, là một chứng khoán.

Thẩm phán Failla nói với luật sư chính của SEC: Nhóm "người DeFi" đã đưa ra một bản kiến nghị "thực sự tốt" giải thích staking là gì và ví điện tử được sử dụng như thế nào, "có thể nói là tốt hơn" so với cách mà SEC giải thích trong đơn kiện của SEC. Tức thẩm phán ngụ ý rằng không rõ SEC có thực sự hiểu DeFi và staking hay không.

Thẩm phán cũng nói rằng SEC chưa trình bày một luận cứ pháp lý đối lập để chứng minh tại sao DeFi và staking lại vi phạm bài kiểm tra Howey.

Thẩm phán Failla hỏi luật sư của SEC liệu Bitcoin có "thực sự là tiền tệ khi nó [có thể] thay thế cho tiền [pháp định] không?

Luật sư SEC đã tránh trả lời trực tiếp và đáp lại: “Điều làm cho Bitcoin khác biệt là nó không có một hệ sinh thái, trong khi khi bạn mua những token khác, bạn mua cả hệ sinh thái của chúng và cùng với toàn bộ sự khuyến khích đi kèm.”

Lưu Ý: Vấn đề lớn nhất khi SEC sử dụng Howey test để chứng minh cái gì là chứng khoán (và họ chỉ có thể sử dụng Howey test) là SEC liên tục thay đổi và thêm vào các yếu tố không có trong Howey test.

Luật sư SEC vừa nói có hệ sinh thái hay không là một yếu tố quyết định cái gì là chứng khoán, cái này đâu có trong Howey test và tại sao có hệ sinh thái hay không lại là một yếu tố? Và nếu nói Bitcoin không có hệ sinh thái là không đúng? Bitcoin có tầng 2, có tầng smart contract, có ordinals, inscriptions, vv....

Cũng như SEC đã từng thêm vào những yếu tố như phi tập trung hay không, staking hay mining, vv... Những cái này là do SEC tự bịa ra chứ đâu có trong Howey test, và nếu họ muốn thay đổi luật thì phải qua Quốc Hội chứ SEC không phải là đơn vị lập pháp.

Howey Test rất rõ ràng và có 4 yếu tố. Một hợp đồng đầu tư là chứng khoán khi cả 4 điều bên dưới là sự thật:

1- Là khoản đầu tư bằng tiền

2- Đầu tư vào một doanh nghiệp chung

3- Nhà đầu tư mong đợi lợi nhuận

4- Lợi nhuận chủ yếu từ nỗ lực của người khác

SEC thường không thành công khi áp dụng Howey test vào crypto vì yếu tố 2 và yếu tố 4. 

Ví dụ: Nếu bạn đầu tư vào Ethereum thì doanh nghiệp chung là gì? Và bạn đâu phải là cổ đông của công ty 'Ethereum'? Và giá Ether tăng hay giảm là do 'công ty Ethereum' bán sản phẩm có lợi nhuận khiến giá token tăng? Hay giá tăng/giảm là do hệ sinh thái phát triển từ nhiều đơn vị khác nhau? Vv…

Thẩm phán Failla dường như rất cởi mở và hiểu được tầm quan trọng của vụ kiện này... Đây không chỉ đơn giản là tranh luận về mặt kỹ thuật của pháp luật, mà còn có ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp crypto và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người.

Thẩm phán Failla: "Có những rào cản nào trong luận cứ của Ủy ban (SEC) không, bởi vì tôi lo lắng, và các nhân chứng nói rằng tôi nên quan tâm, rằng những gì anh yêu cầu có thể là định nghĩa quá rộng về điều gì cấu thành một chứng khoán. Nếu phán quyết của tôi ủng hộ luận điểm của anh thì nó có ý nghĩa gì đối với những người mua 12 hoặc 13 loại token này?"

Luật sư SEC: "Điều đó có nghĩa là những người mua đã mua một chứng khoán dưới hình thức hợp đồng đầu tư."

Thẩm phán Failla: "Nếu những giao dịch này được xác định đã mua một chứng khoán, thì người mua có quyền yêu cầu hoàn tiền không?"

Luật sư SEC: "Có, họ có quyền."

Thẩm phán Failla hỏi liệu staking có tương tự như việc nhận lãi từ tài khoản tiết kiệm không và liệu rủi ro liên quan đến staking trên Coinbase có tương tự hay không. Thẩm phán đang cố gắng xác định liệu rủi ro trong staking cũng xuất hiện trong các sản phẩm tài chính khác không được coi là chứng khoán, có nghĩa là rủi ro này không riêng biệt chỉ có ở staking crypto.

Thẩm phán Failla: "Tôi không chỉ quan tâm đến việc pháp luật áp dụng như thế nào trong vụ kiện này mà tôi cũng quan tâm đến ý nghĩa của nó trong tương lai."

Thẩm phán Failla: Làm sao tôi biết rằng anh không sẽ áp dụng lập luận tương tự vào các hàng sưu tầm và các hàng hóa khác (và nói tất cả là chứng khoán)?

Luật sư SEC: Khi bạn mua một vật sưu tầm như thẻ bóng chày, bạn chỉ mua món đồ đó, bạn không tham gia vào cái gì cả. Không có doanh nghiệp nào ở đây. Sự khác biệt giữa 12 và 13 loại token và các vật sưu tầm là doanh nghiệp và doanh nghiệp đó là gì? Đó là mạng lưới. Mạng lưới mà bạn mua token để tham gia vào. Token là chìa khóa để vào mạng lưới đó. Bạn không thể vào nếu không có nó.

SEC lập luận rằng doanh nghiệp chung là mạng lưới blockchain, nhưng khi bạn mua token như Solana, Cardano thì bạn không phải là cổ đông của blockchain đó, và blockchain đó không phải là một công ty cũng không chia lợi nhuận. 

Khi bạn tham gia vào staking, bạn nhận phần thưởng nhưng có rủi ro đi kèm, không phải miễn phí và không ai bắt buộc bạn phải tham gia staking cũng như không ai bắt buộc bạn phải tham gia hệ sinh thái. Bạn hoàn toàn có thể mua một token trên sàn, không bao giờ di chuyển hay sử dụng, mua chỉ vì mục đích đầu tư để bán sau này.

Lý thuyết của SEC cũng có thể áp dụng tương tự với các đồ sưu tầm, nếu bạn muốn tham gia các hội sưu tầm hoặc để kiếm thu nhập thì các đồ sưu tầm đó cũng có thể là chìa khóa để tham gia.

Thẩm phán Failla hỏi SEC, làm sao sàn Coinbase biết họ đang cung cấp các chứng khoán chưa đăng ký.

Cơ bản là thẩm phán đang hỏi trước khi vụ kiện này diễn ra, SEC đã làm gì để thông báo cho Coinbase biết những thứ này là chứng khoán? Thuận nghĩ thẩm phán đang cố gắng tìm hiểu liệu SEC đã thực hiện đúng trách nhiệm của mình và làm việc với sàn giao dịch chưa, trước khi làm phiền tòa án.

Kế đó, Thẩm phán Failla hỏi SEC tại sao bà không nên nghe theo Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis, người nói rằng Thẩm phán Failla nên bác bỏ vụ kiện này.

Thẩm phán Failla: Lummis không chỉ là một Thượng nghị sĩ bình thường, bà ấy là người hiểu sâu sắc và tham gia vào lĩnh vực này. Tại sao bà ấy sai?

Luật sư SEC: Ý kiến của một Thượng nghị sĩ không thể lật đổ 90 năm luật chứng khoán.

Nhưng đây chính là vấn đề, thẩm phán Failla đề cập đến ý kiến của Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis, nói rằng luật này đã 90 năm, liệu nó có thể áp dụng cho tài sản mới như crypto không?

Đến phiên luật sư của Coinbase: "Chúng tôi không khẳng định rằng tất cả các token được giao dịch trên sàn không phải là hợp đồng đầu tư, nhưng cần có những bằng chứng cụ thể cho các token trong vụ kiện này".

Điều này có nghĩa là Coinbase đang nói là một số token được giao dịch trên sàn của họ có thể là chứng khoán, họ không biết, tuy nhiên, đó không phải là vấn đề chính trong vụ kiện này. SEC đã chỉ ra khoảng 13 token là chứng khoán nhưng SEC đã không chứng minh được sự thật đó (xem hình ảnh danh sách các token mà SEC cáo buộc là chứng khoán).

Điều này có nghĩa là Coinbase đang buộc SEC phải chứng minh từng token, cái nào là chứng khoán, cái nào không phải, điều mà SEC không muốn làm bởi vì nó sẽ rất tốn kém về thời gian và nguồn lực, và những gì họ nói về một token có thể vô tình áp dụng cho token khác.

Luật sư Coinbase: Chúng tôi không phải là những người không muốn tuân thủ pháp lý, mà chính là SEC, họ đang cố gắng nhồi nhét các giao dịch này [vào Howey test] một cách không hợp lý.

Thẩm phán Failla yêu cầu luật sư của Coinbase phân tích quyết định của Thẩm phán Rakoff trong vụ Terraform và quyết định của Thẩm phán Torres trong vụ Ripple liên quan đến hợp đồng đầu tư, và liệu có điều gì bà nên tìm hiểu trong những quyết định đó giúp bà hiểu rõ hơn lập luận của Coinbase. 

Hai vụ án rất khác biệt và có kết quả khác nhau nhưng điểm tương đồng chính trong cả hai phán quyết là hợp đồng đầu tư yêu cầu hai bên tương tác với nhau.

Luật sư Coinbase vừa tham chiếu đến vụ án Uniswap, vụ mà chính Failla đã chủ trì (và cuối cùng đã bác bỏ vụ đó), liên quan đến việc ví Coinbase không chịu trách nhiệm cho hoạt động của bên thứ ba, lập luận "công nghệ không chịu trách nhiệm cho hoạt động của bên thứ ba (người sử dụng)".

Thẩm phán Failla hỏi Coinbase: “Điều gì làm cho crypto khác biệt so với các tài sản khác mà SEC đang quản lý?”

Luật sư Coinbase: Không phải điều làm cho crypto đặc biệt, mà là bản chất của các giao dịch mà SEC hiện đang gọi là chứng khoán... Đây là một loại giao dịch đặc biệt, một loại không có mối quan hệ pháp lý liên tục giữa người phát hành và người mua. Và SEC đang cố gắng xác định đó là chứng khoán thông qua chiến dịch thực thi pháp luật để mở rộng phạm vi quản lý của họ.

Thẩm phán Failla cho phép hai bên đưa ra lập luận cuối cùng trong phiên tòa ngày hôm nay.

Phía SEC nói rằng Coinbase đang tự bịa ra các phiên bản Howey Test, luật chứng khoán đã có 90 năm lịch sử, vẫn hoạt động tốt và áp dụng được với crypto, không có ngoại lệ.

Coinbase thì cho rằng SEC không có quyền quản lý crypto và không thể chứng minh các token trong vụ kiện là chứng khoán.

Thẩm phán nói đã nghe lập luận của cả hai bên và sẽ thận trọng trong việc phán xét.

Vụ kiện liên quan đến cả một ngành, đó là crypto, nếu như bà cảm thấy nó quá nghiêm trọng thì có thể chính bà cũng không có thẩm quyền để phán xét.

Các thẩm phán tùy theo vị trí của họ, được quyền xử lý các vụ trong thẩm quyền của mình, các vụ lớn hơn cần đến tòa án tối cao, như những vụ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến một ngành công nghiệp. Hãy tưởng tượng nếu Thẩm phán nào đó ra quyết định rằng tất cả xe chạy trên đường phải là xe điện thì kết quả đó ảnh hưởng trầm trọng đến nhiều doanh nghiệp và nhiều người, không chỉ nguyên cáo và bị cáo.

Trong trường hợp này, ra quyết định Coinbase hoặc SEC thắng kiện thì có ảnh hưởng lớn không?

Phiên tòa đã kết thúc. Nhận định về phiên toà thứ năm, lập luận của SEC có nhiều lỗ hổng và luật sư của SEC hầu như không hiểu rõ về hoạt động của crypto. 

Còn về Coinbase thì luật sư của họ cũng không phải là xuất sắc.

Ngôi sao của ngày hôm nay là thẩm phán Failla, bà đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đặt ra những câu hỏi khó khăn cho cả 2 bên và chứng minh là bà hiểu crypto còn nắm rõ hơn cả nguyên cáo và bị cáo. Thị trường crypto luôn có những sự bất ngờ.

Các thông tin khác:

  • Trump hứa hẹn sẽ loại bỏ kế hoạch phát hành CBDC nếu đắc cử để bảo vệ tự do tài chính vì CBDC là công cụ để quản lý tài chính của người dân. Có phải ông đang thay đổi quan điểm về crypto.

  • Tại Indonesia, crypto được xem như hàng hóa, phải chịu thuế thu nhập 0,1%, VAT 0,11% trên mỗi giao dịch, cùng với phí 0,04% cho sàn giao dịch quốc gia. Các sàn giao dịch trong nước đang kỳ vọng rằng, việc xem xét lại crypto như là chứng khoán sẽ giảm bớt một phần gánh nặng thuế, từ đó khuyến khích người dùng trở lại thị trường. Dự kiến vào năm 2025, quyền giám sát crypto sẽ chuyển từ cơ quan quản lý hàng hóa sang Cơ quan Dịch vụ Tài chính (OJK), và có khả năng thuế VAT sẽ được loại bỏ khi crypto được phân loại là chứng khoán. 


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
19 Tháng 01, 2024 00:47