Ordinals: NFT trên Bitcoin, sự tranh cãi, cách mạng và đổi mới
Đây là lần đầu tiên kể từ khi ra đời vào năm 2009. Blockchain Bitcoin mới được làm một việc gì đó khác. Ngoài việc di chuyển các đồng coin qua lại bên trong mạng lưới.
Đầu năm 2023. Cộng đồng Bitcoin lại dấy lên cuộc tranh cãi mới về một giao thức vừa được triển khai có tên là Ordinals. Đây là một giao thức giúp bạn có thể đưa con chữ, hình ảnh, video vào bên trong blockchain của Bitcoin. Một điều mà chỉ có thể diễn ra ở các blockchain có hợp đồng thông minh mới có thể làm được.
Sự hào hứng lẫn tranh cãi xoay quanh giao thức này vô cùng lớn. Tuy chỉ mới ra mắt nhưng đã có hơn 150.000 tác phẩm đã được xuất bản và được “khắc” vào blockchain của Bitcoin.
Đương nhiên điều này sẽ làm tăng dung lượng của mỗi block Bitcoin lên cao và làm tăng phí giao dịch. Nhưng nó có thật sự ảnh hưởng và mang tính “tấn công” Bitcoin như những Bitcoin Maximalism (chỉ tôn thờ một mình BTC và không quan tâm altcoin) đã phê phán.
Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu chi tiết Ordinals trong phần tiếp theo về định nghĩa, cách hoạt động, tầm ảnh hưởng, và tương lai của giao thức này lên bên trên blockchain Bitcoin.
Ordinals là gì?
Một kỹ sư phần mềm có tên là Casey Rodarmor nhen nhóm ý tưởng và phát triển giao thức này từ năm 2022. Nhưng đến ngày 21 tháng 1 năm 2023. Ordinals mới chính thức hoạt động và cho phép bạn có thể đưa các “tạo tác kỹ thuật số” như hình ảnh, văn bản, nội dung lên trực tiếp blockchain Bitcoin.
Nói theo cách dễ hiểu hơn. Ordinals có nghĩa là cho phép đúc ra NFT trên Bitcoin.
NFT là những vật phẩm riêng biệt và không thể thay thế cho nhau. Chúng tồn tại trên môi trường kỹ thuật số, và có thể di chuyển từ nơi này qua nơi kia vì nhờ đường dây blockchain.
Nhưng có vẻ Case Rodarmor không thích đụng hàng hoặc có thể không thích thuật ngữ “NFT” nên anh đặt ra một thuật ngữ mới là “digital artifacts” (hiện vật kỹ thuật số).
Và cũng một lý lẽ đó. Thay vì dùng từ mint (đúc) ra NFT. Thì Ordinals dùng từ “Inscriptions” (khắc, ghi) nhằm ám chỉ việc khắc các hình ảnh, nội dung vào blockchain Bitcoin.
Chữ khắc (Inscriptions). Thông qua giao thức Ordinal, cho phép người dùng nhúng dữ liệu, thường là hình ảnh, video vào chuỗi khối Bitcoin. Bạn cũng có thể gọi chúng là NFT trên Bitcoin.
Cách mà Ordinals hoạt động?
Ordinals được dịch sang tiếng Việt là “thứ tự”.
Mỗi một BTC được chia thành 100.000.000 đơn vị gọi là satoshi (hoặc sats). Mỗi satoshi đều có một số thứ tự. Và mỗi satoshi có thể được truy ngược về khối và nó được đào ra. Bạn có thể theo dõi mọi satoshi đã được tạo ra. Do đó từng satoshi mà một đơn vị riêng biệt có đánh số thứ tự.
Các số thứ tự được gán cho satoshi theo thứ tự mà chứng được khai thác. Satoshi đầu tiên trong một block có số thứ tự là 0, satoshi thứ 2 có số thứ tự là 1 tiếp đó nó chạy cho đến satoshi cuối cùng của block.
Dựa trên đặc tính đó của satoshi. Giao thức Ordinals cho phép những người chạy full node của Bitcoin có thể ghi dữ liệu vào mỗi satoshi. Từ đó tạo ra một phiên bản độc nhất và có thể theo dõi được trên on-chain.
Và khi muốn di chuyển các satoshi đó thì bạn có thể chuyển chúng từ ví này qua ví kia giống như cách di chuyển BTC. Nhưng hiện tại chỉ có một số lượng rất nhỏ các ví hỗ trợ nhận NFT Bitcoin.
Ordinals không cần sidechain hay token riêng biệt, hay cần phải nâng cấp nào từ mạng lưới Bitcoin. Nó có thể hoạt động trực tiếp trên mạng lưới Bitcoin hiện tại.
Trước đó nâng cấp Segwit và Taproot giúp tăng giới hạn kích thước block của Bitocin từ 1MB lên tối đa là 4MB. Đồng thời cho phép phát triển các layer 2 như Lightning Network. Đồng thời có khả năng giúp mạng lưới Bitcoin hỗ trợ và tạo các hợp đồng thông minh trong tương lai.
*Taproot và SegWit là tên được đặt cho các bản cập nhật giao thức Bitcoin nhằm cải thiện tính riêng tư và hiệu quả của mạng nhưng cũng cho phép các cấu trúc giống như NFT được gọi là “chữ khắc” được gắn vào satoshi.
Đây là khối lớn nhất từng được đào ra trên Bitcoin. Với kích thước 3.96MB. - Nguồn: mempool.space
Ngày 1 tháng 2 năm 2023. Blockchain Bitcoin đã ghi lại lịch sử khi block siêu to khổng lồ này chứa đến 4 triệu giao dịch được tạo bởi một nhà phát triển dùng để đưa dự án NFT có tên là “Taproot Wizard” vào Bitcoin.
Dưới đây là một trong những hình trong bộ sưu tập được đưa vào blockchain Bitcoin. Mỗi hình sẽ được “khắc” vào một satoshi.
Nguồn: Ordinals
Sự khác biệt giữa NFT trên Bitcoin và NFT trên Ethereum
NFT được tạo ra trên Ethereum qua hợp đồng thông minh. Nhưng dữ liệu của NFT đó thì được lưu ở một nơi khác nằm ngoài chuỗi (off-chain). Chúng có thể được lưu trên IPFS (là một hệ thống lưu trữ phi tập trung).
Thông thường bạn sẽ tải dữ liệu hoặc hình ảnh lên IPFS thông qua pinata. Sau đó triển khai hợp đồng ERC-721 và dán token URL vào. Đó là cách tạo ra NFT trên Ethereum. Còn về việc IPFS tồn lại bao lâu và phi tập trung như thế nào thì cần thêm thời gian để có thể xác định.
Ngược lại. Khi bạn khắc dữ liệu lên satoshi. Thì nó sẽ nằm trực tiếp vào luôn trong blockchain của Bitcoin. Khiến các NFT đó có thể sống, tồn tại, và hưởng toàn bộ các đặc tính của Bitcoin như phi tập trung và bảo mật.
Những NFT được tạo trên Ethereum và bán trên các chợ NFT như OpenSea thường sẽ có tiền bản quyền của tác giả. Nghĩa là khi bạn bán NFT đó thì một khoảng tiền sẽ được trích ra. Và chuyển thẳng đến ví của tác giả.
Nhưng Ordinals cho phép tạo NFT trên Bitcoin và không có tiền bản quyền cho tác giả. Điều này không hẳn là tốt hay xấu. Nó chỉ là một sự khác biệt giữa các nền tảng.
Tất cả các nội dung được đưa lên blockchain Bitcoin sẽ nằm lại tại đó và là một phần của mạng lưới. Nó sẽ không bị mất, trừ khi cả blockchain Bitcoin biến mất. Và sẽ không miễn phí để bạn có thể đưa nội dung vào blockchain Bitcoin. Bạn sẽ mất phí tỷ lệ thuận với kích thước của nội dung.
Chi phí để ghi một hình ảnh lên chuỗi khối Bitcoin có thể tốn hàng chục đô la tùy thuộc vào kích thước của nó.
NFT trên Ethereum thì được mua bán tại các chợ NFT. Còn hiện tại các NFT trên Bitcoin thì chỉ có phương pháp mua bán thông qua OTC (mua bán không qua sàn giao dịch). Được thảo luận và mua bán thông qua kênh Discord của dự án.
Cách giao dịch NFT Ordinals
Hiện tại đây là một thị trường cực kỳ rủi ro và không có quá nhiều hỗ trợ. Vì đây là một thị trường chỉ mới vài tháng tuổi.
Mọi hoạt động mua bán đều sẽ theo phương thức ngang hàng. Chứ không thông qua một chợ NFT nào.
Ví phổ biến để có thể chuyển NFT trên Bitcoin vào là Sparrow
Ví Sparrow là một ứng dụng dành cho máy tính để bàn yêu cầu một số bước để làm cho nó tương thích với Ordinals. Khi bạn đã tải xuống Sparrow, hãy làm theo hướng dẫn chi tiết này trên Github để tạo ví tương thích với Ordinals.
Có ví rồi thì chúng ta cần làm gì tiếp theo để có được NFT?
Hiện tại có 3 cách để có thể sở hữu được NFT trên Bitcoin.
Cách thứ nhất: Tự chạy một Bitcoin full node và tự tạo ra NFT của riêng bạn qua việc gán hình ảnh lên từng satoshi.
Cách thứ nhì: tìm một ai đó có sẵn NFT và mua trực tiếp từ họ.
Để tìm các dự án Ordinals, hãy tham gia kênh Discord của Ordinals.
Trong kênh đó, những người tạo bộ sưu tập liên kết Discords của họ, nơi bạn có thể mua NFT trực tiếp từ họ.
Lưu ý là việc mua NFT qua phương pháp OTC cực kỳ rủi ro. Vì bạn cần niềm tin khá lớn vào người bán.
Cách thứ ba: Sử dụng các dịch vụ hỗ trợ bạn tạo ra một NFT trên Bitcoin mà không cần phải tự chạy full node.
Ordinals Bot, sẽ thay mặt bạn ghi một bức ảnh vào blockchain của Bitcoin một cách nhanh chóng.
Gamma cũng có dịch vụ tạo ra NFT tương tự.
Ordinals có ý nghĩa gì đối với tương lai của Bitcoin
Năm 2021 là năm cộng đồng tung hô Bitcoin trở thành một kho lưu trữ giá trị. Là vàng điện tử. Nhưng thậm chí định nghĩa “kho lưu trữ giá trị” thì nó cũng không đi quá xa với tầm nhìn của Satoshi Nakamoto là đồng tiền điện tử ngang hàng.
Nhưng lần này thì khác. NFT trên Bitcoin. Có nghĩa nó là một tiện ích hoàn toàn khác với tầm nhìn ban đầu và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến mạng lưới. Vì thứ tác động mạnh nhất mà giao thức Ordinals mang đến là làm kích thước block của blockchain Bitcoin đang tăng lên nhanh chóng. Vì có rất nhiều người bắt đầu đưa hình ảnh và nội dung của họ vào.
Đồng nghĩa với việc đó là phí mà thợ đào nhận được cũng cao hơn. Từ trước đến giờ, ngoài phí giao dịch và phần thưởng khối thì thợ đào Bitcoin không nhận được khoản trợ cấp nào khác từ mạng lưới. Nhưng Ordinals tạo nên một trường hợp sử dụng mới cho Bitcoin. Về lâu dài, đây có thể là một nguồn thu nhập ổn định để “nuôi” thợ đào. Giúp họ có nhiều động lực để bảo vệ mạng lưới khi mà trong nhiều năm nữa mạng lưới sẽ không còn thưởng BTC khi đào ra khối mới.
Ordinals tạo ra sự khuyến khích hơn về việc nhiều nhà cung cấp dịch vụ khắc NFT trên Bitcoin tải xuống full node của Bitcoin. Khi càng có nhiều người tải Full node hơn thì mạng lưới sẽ trở nên phi tập trung hơn.
Ordinals đã mở ra một thị trường NFT mới trên Bitcoin. Một thị trường mà những nhà tối đa hoá Bitcoin. Vốn không đụng vào các nền tảng khác ngoài Bitcoin. Thì nay đã có thể sở hữu các NFT trên chính mạng lưới Bitcoin thần thánh.
Các ý kiến trái chiều về dự án Ordinals
Sự xuất hiện của Ordinals đã gây ra sự tranh cãi trong cộng đồng Bitcoin. Những người theo chủ nghĩa bảo thủ thì xem đây là cuộc tấn công vào Bitcoin. Vì họ nghĩ Bitcoin là một mạng lưới chuyển tiền thuần tuý. Nó không được sinh ra cho một mục đích nào khác ngoài mục đích tài chính.
Trong khi một nhóm còn lại thì dùng Ordinals để troll những bitcoin minimalist qua việc tải càng nhiều dữ liệu thừa vào mỗi khối càng tốt.
Nhiều năm về trước vào năm 2010. Đã có những ý tưởng về việc kết hợp hệ thống tên miền vào Bitcoin. Dự án có tên là BitDNS. Nhưng sau đó đã bị chính Nakamoto Satoshi đánh sập.
Có thể gây nên một cuộc mâu thuẫn nội tại trong lòng những người yêu thích Bitcoin. Vì trước đó họ chỉ trích NFT là những tấm hình nhạt nhẽo. Nhưng nay nó được đem lên Bitcoin. Một phần cũng là vì sự hứng thú muốn trải nghiệm một phần là muốn chối bỏ nó vì không muốn phản bội lại quan điểm của bản thân từ trước đó về NFT.
Nhưng nếu nhìn ở một góc độ nào đó thì đây có thể biến blockchain bitcoin thành một "cuốn sổ ghi chép lịch sử phi tập trung". Nơi mà các sự kiện được tải lên theo dạng hình ảnh, video, con chữ sẽ được phát ra trên toàn thế giới và sẽ nằm lại mãi mãi trên blockchain mà không bị bất cứ ai có thể kiểm duyệt và xóa bỏ.
Nhưng đó là cái giá của phi tập trung mà bạn phải trả. bạn không thể kiểm duyệt ai đó sáng tạo, bạn không thể ngăn cản ai đó thử nghiệm các thứ mới cũng như phá hoại trên chuỗi. Và một chuỗi phi tập trung thì sẽ đi theo sứ mệnh mà số đông của thời đại đó chấp nhận. Có lẽ Bitcoin sẽ thành một thứ gì đó rất khác với những sứ mệnh mà Satoshi đã viết trong sách trắng.
Nhưng một chuỗi phi tập trung thì không thể mang một tư tưởng tập trung của người sáng lập ban đầu. Nó sẽ tiếp tục phát triển, tiếp tục thích ứng và sẽ thích nghi với điều kiện và triết lý của thời đại mà nó thuộc về.
Chuyển NFT từ Ethereum qua Bitcoin
Teleburn là một tính năng mới trên giao thức Ordinals. Cho phép đốt các NFT trên các blockchain khác và khắc nó vào blockchain Bitcoin.
Teleburn cung cấp một giải pháp để cho phép theo dõi nguồn gốc của các NFT. Về quyền sở hữu trước đó trên các blockchain khác. Đảm bảo nó là hàng thật trước khi bị chủ của NFT đó đốt và di chuyển qua Bitcoin.
Ngoài Ethereum, trong tương lai Teleburn còn có kế hoạch mở rộng sang các blockchain khác như Tezos và Solana. Cho phép chuyển các NFT một đi không trở lại từ các blockchain đó đến Bitcoin.
Mỗi công dân đều có quốc tịch nơi quốc gia họ sinh sống. Khi muốn qua đất nước khác thì bạn cần xin visa hoặc nhập quốc tịch mới. NFT hay các đồng coin cũng giống vậy. Mỗi blockchain là một quốc gia riêng biệt. Khi chuyển NFT từ blockchain này sang blockchain thì cần cầu nối. Và nếu chán thì NFT đó có thể trở về nơi blockchain sinh ra mình mà sống. Nhưng với chức năng Teleburn trên Ordinals thì khác. Đó là chuyến đi một chiều. Khi NFT rời khỏi quốc gia Ethereum thì nó tự đốt đi quốc tịch của mình và nhập quốc tịch và blockchain Bitcoin mãi mãi. Và NFT đó sẽ không thể trở về Ethereum và có thể mua bán giao dịch trên Ethereum.
Có một sự kiện thú vị diễn ra vào ngày 13/02/2023. Jason Williams đã tuyên bố đốt BAYC #1626 trên blockchain Ethereum. Anh ta đốt NFT BAYC #1626 bằng cách gửi nó vào một địa chỉ chết và không bao giờ có thể lấy lại hay mua bán gì nữa. (cơ chế này cũng giống như cơ chết đốt coin vậy)
The NFT community is moving to BTC, where Ordinals have brought true scarcity to collectibles.
I forever inscribed “The Blonde Don” BAYC #1626 on the world's scarcest and most secure chain burning him off ETH forever using TeleBurn.
It's done. Over. Not coming back to ETH. pic.twitter.com/jmKpSSPybm
— Jason A. Williams (@GoingParabolic) February 12, 2023
Williams tin rằng NFT vượn của anh ấy đã đã tồn tại trên Bitcoin. Anh ta đã dùng hình ảnh của BAYC #1626 đã được đốt cháy và khắc lên blockchain Bitcoin qua giao thức Ordinals.
Điều đó cho thấy Williams vừa đốt đi hàng trăm nghìn đô la tiền thật. Giá sàn của bộ sưu tập BAYC ở thời điểm viết bài là 77 ETH.
Đây là ảnh NFT vượn được đốt đi trên Ethereum và khắc lên Bitcoin - Nguồn: Ordinals
Người đồng sáng lập Yuga Labs, đơn vị quản lý bộ sưu tập Bored Ape Yacht Club là Greg Solano đã chia sẻ về vấn đề này.
Ông nói NFT được tạo ra trên Bitcoin qua Ordinals là một bản sao trái phép của NFT ban đầu. ì Williams không còn duy trì quyền sở hữu BAYC #1626 của mình trên Ethereum. Mặc dù BAYC #1626 đã được đưa vào địa chỉ chết nhưng về bản chất nó vẫn nằm trên blockchain Ethereum.
Bất kể BAYC #1626 trên Bitcoin có phải là phiên bản chính thức hay không chính thức thì nó đang là một thứ cực kỳ hiếm có và mang rất nhiều giá trị về tính lịch sử.
Kết luận
Làn sóng NFT này không những càn quét Bitcoin thời gian qua mà còn nhanh chóng lan sang Litecoin.
Vào giữa tháng 2/2023. Một kỹ sư phần mềm người Úc có tên Anthony Guerrera đăng trên Github về việc anh ta đã fork giao thức Ordinals từ Bitcoin sang Litecoin.
Vì Litecoin cũng sử dụng proof-of-work và cũng có nâng cấp Taproot cũng như SegWit giống như blockchain Bitcoin. Nên từ nay, NFT cũng xuất hiện trên Litecoin giống như cách nó đang hoạt động trên blockchain Bitcoin.
Bất kỳ sự thay đổi lớn nào cũng vấp phải những xung đột bên trong cộng đồng Bitcoin. Đặc biệt là những xung đột gay gắt liên quan đến kích thước khối.
Nhưng vẻ đẹp của phi tập trung là không có sự kiểm duyệt. Mọi người có quyền tự do sáng tạo và tạo ra những cái mới trên blockchain. Mặc cho thứ đó là tốt hay là xấu với blockchain đó. Cộng đồng sẽ là người quyết định và định hướng cho blockchain đó hoạt động tốt hơn bất kỳ một ý kiến chủ quan nào.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital