XM - Đối tác Xuất sắc

OPENSEA là gì? - Nó có thật sự phi tập trung?

26 Tháng 02, 2023 15:18

OpenSea được biết đến như một chợ NFT lớn nhất thế giới. Bạn có thể tìm thấy tất cả các mặt hàng NFT’s tại đây.

OPENSEA là gì? - Nó có thật sự phi tập trung?

Những tác phẩm NFT được giao dịch với giá hàng triệu đô la. Đỉnh điểm là tác phẩm "Everydays: The First 5000 Days" của nghệ sĩ Beeple. Được bán với giá lên đến 69 triệu đô la. Nó thổi bùng lên một xu hướng mới. Tạo nên một ngành công nghiệp mới, đó là ngành công nghiệp NFT. 

Opensea là một trong những chợ giao dịch NFT ngang hàng lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.

Hầu như những bộ sưu tập nổi tiếng đều được giao dịch trên nền tảng này.

Tại sao chúng ta gọi nó là giao dịch NFT ngang hàng?

Vì Opensea được xem như một cơ sở hạ tầng chạy trên blockchain Ethereum. Để cho phép mọi người giao dịch ngang hàng một cách tự do nhất.

Đâu ai ngờ rằng một công ty gần như phá sản với doanh thu bèo bọt vài chục nghìn đô la một tháng. Đến một đế chế giao dịch NFT lớn nhất thế giới. Với định giá hơn 13 tỷ đô la chỉ sau hơn một năm.

Thật kỳ diệu đúng không nào!

Nếu như cơn sốt NFT đến chậm hơn một tí. Hay mùa gấu những năm 2020 kéo dài hơn. Thì chúng ta đã không nhìn thấy một OpenSea như hiện tại.

Chúng ta sử dụng internet thì nhiều. Nhưng sở hữu thì chẳng bao nhiêu. 

Sự thật là ngành công nghiệp internet chỉ nằm trong tay những công ty lớn nhất thế giới. Như Meta, Google, Amazon, Apple… Họ là những người sở hữu phần lớn nội dung mà người dùng tạo ra trên internet. Một thứ quyền lực đáng sợ.

Sự ra đời của Bitcoin vào năm 2009 mang tính cách mạng cho việc cởi trói quyền sở hữu. Đó là thứ đầu tiên mà chúng ta có thể sở hữu hoàn toàn trên internet.

Ngoài coin và token ra. Thì còn rất nhiều những thứ khác được người dùng tạo ra. Như tranh ảnh, video, nhạc, phim và vô số thứ khác chưa được công nhận về quyền sở hữu.

NFT ra đời để giải quyết vấn đề đó và trở thành một xu hướng, một trào lưu, một công nghệ mới phát triển bùng nổ.

Các bạn có thể tìm hiểu NFT là gì qua video này nhé!


 

OpenSea là gì?

Được biết đến như một chợ NFT lớn nhất thế giới. Bạn có thể tìm thấy tất các các mặt hàng NFT’s tại đây. 

Từ tranh ảnh, vật phẩm trò chơi, tên miền, bất động sản ảo. Đến những bản đại diện kỹ thuật số của tài sản vật chất ngoài đời thực.

OpenSea giống như một eBay trong thế giới crypto vậy. 

Giao dịch trên OpenSea hoạt động một cách ngang hàng nên bạn không cần lòng tin vào đối tác bên kia có thật sự đưa NFT khi bạn thanh toán hay không.

Vì nó dựa trên các hợp đồng thông minh trên Ethereum. Để xử lý giao dịch một cách tự động mà không cần đến bên thứ ba.

Lấy eBay làm ví dụ. Người mua phải trả tiền cho người bán trước khi họ chuyển hàng. Trong khi đó trên OpenSea. Cả người bán và người mua đều đưa ra những điều kiện ràng buộc để giao dịch ở một mức giá cụ thể. Khi những điều kiện được đáp ứng. Thỏa thuận diễn ra trong một giao dịch duy nhất.

Đó là bởi vì OpenSea sử dụng cái được gọi là “Giao thức Wyvern”. Để xử lý các giao dịch mua bán trên trang web của họ. 

Ví phi tập trung như Metamask (và những ví phi tập trung khác). Là cách duy nhất mà bạn có thể tương tác với OpenSea. Hiện tại họ chỉ chấp nhận thanh toán bằng crypto mà phổ biến nhất là đồng ETH. Bạn không thể thanh toán bằng thẻ hay các phương thức thanh toán khác. 

OpenSea sử dụng WETH để thanh toán, hiểu nôm na WETH là một token ERC-20, có giá trị ngang bằng với ETH. Rất tiện là bạn có thể đổi trực tiếp ETH qua WETH ngay trên OpenSea. Mà không cần phải đi đâu cả. 

OpenSea sẽ không sở hữu bất kỳ tài sản NFT nào của bạn. Họ chỉ đơn thuần là cung cấp cơ sở hạ tầng cho các trao đổi ngang hàng. Chỉ có bạn mới toàn quyền sở hữu NFT trong ví của mình qua khoá cá nhân hoặc cụm từ hạt giống. Nhưng vì OpenSea là một công ty tư nhân nên họ vẫn lưu trữ các thông tin khác như email của bạn vào máy chủ của họ. 

Hỗ trợ nhiều blockchain khác nhau

Ngoài mạng lưới Ethereum là phổ biến nhất thì OpenSea còn mở rộng sang Polygon, Klaytn và Solana. Giúp cho phí giao dịch thấp hơn đáng kể. 

Nhưng thực tế thì những bộ sưu tập nổi tiếng và đắt giá nhất vẫn nằm trên mạng lưới Ethereum. Mặc cho phí cao ngất ngưởng. Nhằm cho thấy cộng đồng vẫn chọn vùng đất Ethereum để phát triển một xu hướng mới là NFT. 

Để các NFT giao dịch được trên Polygon, Klaytn hoặc Solana. Thì các NFT phải được phát hành từ đầu trên các nền tảng đó. 

Chỉ riêng trong tháng 8 năm 2021. OpenSea đã ghi nhận hơn 3,5 tỷ đô la khối lượng giao dịch NFT. So với khối lượng dao dịch chỉ đạt 21 triệu đô la trong cả năm 2020. Thì đây là một tín hiệu của sự thành công. 

Vào tháng 1 năm 2022, Twitter thông báo rằng họ sẽ sử dụng API của OpenSea để cho phép mọi người xác nhận ảnh avatar của họ là NFT. 

Tôi tin rằng trong tương lai, hầu như những mạng xã hội khác cũng sẽ đi theo xu hướng này. Người dùng có thể đăng ảnh và video NFT lên trang cá nhân của họ. Ở những nền tảng mạng xã hội.

Phí OpenSea tương đối thấp

Đổi lại việc OpenSea cung cấp cơ sở hạ tầng mượt mà để bạn trao đổi NFT ngang hàng. Thì mỗi khi bán một NFT nào đó, bạn phải trả họ 2.5% phí dịch vụ. 

Phí này là cố định. Dù bán NFT giá 10 đô la hay 1 triệu đô la, thì phí vẫn là 2.5%. 

So sánh phí dịch vụ giữa OpenSea và một số sàn NFT khác.

  • OpenSea: 2.5%

  • Ebay NFT: 5%

  • Rarrible: 2.5%

  • SuperRare: 15%

  • Nifty Gateway: 20%

  • Foundation: 15% 

  • Binance NFT: 1% 

Người bán sẽ nhận được tiền bản quyền tối đa lên đến 10% giá trị NFT được bán. 

Đó được xem như một nguồn thu nhập thụ động cho tác giả.

Mỗi lần tác phẩm NFT được sang tay. Thì phí bản quyền sẽ tự động chảy về ví của người tác giả ban đầu. (tác giả có thể đặt phí bản quyền bao nhiêu % tuỳ thích nhưng cao nhất là 10%. Chợ Rarible cho phép đặt phí bản quyền lên đến 50%) 

Đúc NFT mà không cần tốn phí gas?

Sự ra đời của kỹ thuật “lazy mining”. Đã giúp người sáng tạo có thể đúc NFT mà không phải trả phí mạng.

Lazy mining là khi tác giả đúc NFT nhưng nó vẫn nằm ngoài chuỗi. Và NFT đó sẽ được thêm vào chuỗi khi có người mua đầu tiên. Vì trách nhiệm thanh toán phí đúc được tự động chuyển cho người mua. Điều thú vị là cả OpenSea và Rarible đều đã kích hoạt tính năng đúc tiền không cần gas.

Nhưng bạn sẽ cần phải trả phí gas để tạo tài khoản của mình trên OpenSea. Có tài khoản rồi thì bạn mới đăng lên các NFT được. Giống như tạo tài khoản Facebook trước rồi mới đăng hình sau. 

Nếu muốn phí thấp thì bạn có thể chọn mạng lưới Polygon để tạo tài khoản và đăng NFT. Nhưng sẽ có đánh đổi vì khách hàng của bạn cũng sẽ ít hơn. Khả năng bán được NFT cũng thấp hơn so với mạng Ethereum.  

Mua và Bán NFT trên OpenSea như thế nào?

Bán NFT 

Khi bán NFT trên OpenSea thì chúng ta có ba lựa chọn. 

Đặt một mức giá cố định (fixed price)

Người bán đặt giá và giữ mặt hàng được niêm yết cho đến khi được mua. Hoặc người bán quyết định hủy bỏ mặt hàng đó.

Bán cho người trả giá cao nhất (sell to highest bidder)

Thường được gọi là đấu giá kiểu Anh. 

*Phương thức này phổ biến nhất trong các cuộc đấu giá. Tại đó những người mua đưa ra các mức giá chào mua bằng việc hô giá công khai theo trình tự tăng dần. Cho đến khi không có mức giá chào mua nào cao hơn được đưa ra. Người cuối cùng trả giá cao nhất sẽ thắng. (Wikipedia) 

Người bán đặt giá tối thiểu và hy vọng giá bán sẽ tăng lên. Để họ có thể chấp nhận giá cao nhất trong một khoảng thời gian nhất định mà họ đặt ra.

Nếu 10 phút cuối cùng của buổi đấu giá mà vẫn có người đấu giá. Thì hệ thống sẽ tự động kéo dài thêm 10 phút nữa. Cho đến khi không có ai đặt giá cao hơn.  

Bán với giá giảm (sell with declining price)

Thường được gọi là đấu giá kiểu Hà Lan. Loại đấu giá này bắt đầu từ các cuộc đấu giá hoa ở Hà Lan vào thế kỷ 17. 

*Đấu giá Hà Lan. Hay đấu giá giảm dần là một hình thức đấu giá mà trong cuộc đấu giá này. Một món hàng được chào bán với một mức giá rất cao. Giá ban đầu được đưa ra thường cao hơn rất nhiều so với giá trị món hàng và chẳng có người bán nào hy vọng bán được món hàng với giá cao như vậy. (Wikipedia) 

Người bán cần đặt giá khởi điểm, giá kết thúc và thời hạn. Ở đây. Chiến lược là thiết lập một mức giá cao hơn giá trị thị trường và để giá giảm dần theo thời gian.

 

opensea bán với giá giảm

Khi giá giảm xuống để đáp ứng định giá của người mua. Họ có thể giật lấy nó ngay lập tức. Chiến lược là bán được hàng trong khi mặt hàng vẫn cao hơn giá thị trường.

Mua NFT

Sau khi bạn có WETH của mình. Bạn có thể chọn NFT và đặt giá thầu. Bạn có thể theo dõi cuộc đấu giá và giống như trên eBay. Nếu bạn là người trả giá cao nhất khi kết thúc cuộc đấu giá. Bạn sẽ nhận được NFT. 

OpenSea sẽ xử lý giao dịch từ đây. Nếu bạn thiết lập email trong cài đặt tài khoản của mình. OpenSea sẽ thông báo cho bạn rằng bạn đã thắng cuộc đấu giá.  

Hoặc bạn có thể chọn nút “mua ngay” và làm theo hướng dẫn trong ví của bạn. Sau khi giao dịch hoàn tất. NFT sẽ chuyển vào ví của bạn và người bán sẽ nhận được tiền. 

*Các bạn luôn nhớ là hãy dùng ví lạnh kết nối với Metamask. Để có thể bảo vệ NFT tốt nhất nhé.

mua NFT trên OpenSea

Nãy giờ chúng ta đã nói quá nhiều về sự tiện lợi. Cũng như là cách mà OpenSea xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc trao đổi NFT một cách ngang hàng và phi tập trung thông qua các ví Web3 như Metamask. 

Vậy OpenSea có thật sự là một cuộc cách mạng “Web3 phi tập trung” như lời đồn?. 

OpenSea có thật sự Open?

Chuyện là sự nổi tiếng và thành công của bộ suy tập Bored Ape Yacht Club (BAYC) đã làm dậy ham muốn và có nhiều bộ suy tập khác nhái theo giống như vậy. Điểm hình là có hai bộ suy tập mang tên  PAYC và PHAYC.

Bộ suy tập BAYC NFT trên opensea

Bộ suy tập BAYC với sự hứng thú đến từ những người nổi tiếng. 

Vào tháng 12/2021. OpenSea đã cấm PAYC và PHAYC, một bước đi gây ra sự bất bình từ cộng đồng crypto.

Động thái này đã đi ngược lại hình ảnh tự phong của OpenSea là một nhà vô địch của Web3. Một phiên bản phi tập trung của internet không bị kiểm duyệt. 

Trước sự phát triển nhanh chống. OpenSea đang phải vật lộn để theo kịp các vấn đề bảo mật và vấn nạn làm giả NFT (nhái theo NFT của người khác rồi bán lại). 

Mack, người phát ngôn của OpenSea. Nói rằng “các chính sách của công ty nghiêm cấm đạo văn và sao chép. Chúng tôi thường xuyên thực thi theo nhiều cách khác nhau. Bao gồm cả việc xóa niêm yết và trong một số trường hợp, cấm tài khoản”. 

OpenSea đang phát triển công nghệ bao gồm kiểm duyệt tự động. Nhận dạng hình ảnh, và các công cụ tìm kiếm nâng cao để giải quyết vấn đề tốt hơn. 

Để căn bằng được sự phi tập trung và vấn nạn đạo nhái là một việc vô cùng khó. Vì NFT rất dễ nhái.

Một điều khác là OpenSea hiện là một công ty tư nhân vì lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ. Nên sẽ chịu quản lý và tuân theo luật Mỹ.

Họ quyết định huy động vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) thay vì bán mã thông báo cho những người ủng hộ. 

Hai người chơi lớn trong không gian Web3 đang bùng nổ là ví MetaMask và chợ NFT OpenSea. Đã xác nhận rằng. Họ đang chặn và xóa tài khoản những người tham gia ở những nước thuộc diện trừng phạt kinh tế của Mỹ. 

Người dùng Iran trên OpenSea. Đã báo cáo rằng họ không thể truy cập tài khoản của mình. Với một số nghệ sĩ tuyên bố rằng nền tảng này đã xóa bộ sưu tập NFT của họ.

Những người dùng Venezuela cũng báo cáo rằng họ không còn có thể truy cập vào MetaMask. 

Một số người đam mê blockchain lập luận rằng. Các quyết định của OpenSea và MetaMask vi phạm nguyên tắc chính của Web3. Và đó là sự lập lại các vận hành của Web2 hiện có. 

Chúng ta cũng không quá bất ngờ vì điều này. Do đây là những công ty có pháp nhân tại Hoa Kỳ và mục đích của OpenSea ban đầu được tạo dựng là một công ty tư nhân vì lợi nhuận. 

Nhắc đến lợi nhuận thì chúng ta sẽ tìm hiểu xem OpenSea kiếm tiền bằng cách nào nhé!

OpenSea kiếm tiền như thế nào?

OpenSea kiếm tiền thông qua phí dịch vụ. Khoản phí 2,5% được thu bất cứ khi nào một mặt hàng kỹ thuật số được bán trên nền tảng.

opensea NFT phí giao dịch

Nền tảng này cũng rất dễ sử dụng và phí OpenSea thấp hơn các thị trường khác.

OpenSea đã tạo điều kiện cho hơn 10 triệu giao dịch NFT. Với tổng khối lượng giao dịch hơn 13,056 tỷ đô la vào năm 2021 trên Mạng Ethereum. Theo báo cáo của nghiên cứu dữ liệu on-chain của dappradar. Mang lại khoảng 326,4 triệu đô la doanh thu vào năm 2021. (những con số này là phân tích của bên thứ 3 chứ không phải xác nhận từ OpenSea). 

*OpenSea chưa công bố bất kỳ con số doanh thu chính thức nào về hoạt động của công ty trong năm 2021.

Theo hồ sơ OpenSea’s Crunchbase. OpenSea đã huy động được 427,2 triệu đô la qua 9 vòng gọi vốn và được định giá 13,3 tỷ đô la vào tháng 1 năm 2022.

Nguồn doanh thu thứ hai đến từ mô hình kinh doanh mua bán và sáp nhập (M&A)

OpenSea M&A

Đây là 3 công ty khác mà OpenSea đã mua lại - Nguồn: crunchbase

Cách đầu tư vào OpenSea

OpenSea do tư nhân nắm giữ và chưa có bất kỳ kế hoạch phát hành rộng rãi nào. Cho đến nay. Tất cả nguồn vốn của OpenSea đều đến từ các vòng gọi vốn từ VC và các nhà đầu tư thiên thần.

Mặc dù các thị trường NFT dường như cung cấp tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Nhưng vẫn chưa có cách nào để đầu tư vào OpenSea.

Chợ NFT Rirable thì mang dáng dấp phi tập trung hơn. Khi họ có cơ chế quản trị phi tập trung DAO bằng đồng token RARI. 

Nhà sáng lập

OpenSea được thành lập vào tháng 12 năm 2017 bởi Devin Finzer và Alex Atallah. Cả hai đều có kinh nghiệm thành lập các công ty khởi nghiệp trước đó. 

Atallah, CTO của OpenSea, tốt nghiệp Đại học Stanford với bằng Khoa học Máy tính vào năm 2014. Đó là sau khi anh ấy bán một nền tảng toàn cầu cho các địa điểm giải trí về đêm có tên là hostess.fm vào năm trước.

Sau khi tốt nghiệp. Atallah làm việc tại Palantir và Zugata. Với tư cách kỹ sư phần mềm cho đến khi anh khởi chạy Whatsgoodly. Một nền tảng thăm dò ý kiến ​​xã hội mà anh đã phát triển lên hơn 300.000 người dùng vào năm 2016.

Finzer, Giám đốc điều hành của OpenSea. Làm kỹ sư phần mềm tại Pinterest sau khi tốt nghiệp Đại học Brown, nơi ông học toán học. Vào năm 2016, ông đã tung ra Claimdog. Một công cụ cho phép bạn tìm xem liệu một doanh nghiệp có nợ bạn tiền hay không. Bằng cách tìm kiếm cơ sở dữ liệu tài sản vô thừa nhận của tiểu bang.

Khi vào thế giới Blokchain thì dự án ban đầu của họ làm được gọi là Wificoin. Tập trung vào việc chia sẻ băng thông Wi-Fi bằng công nghệ blockchain. 

Hai nhà sáng lập đã nhanh chóng chuyển hướng sang thành lập OpenSea. Sau khi thấy cơn sốt CryptoKitties nổi lên nhanh cống vào năm 2017. 

Kết luận 

Vào ngày 20 tháng 2 năm 2022. Các bản tin cáo buộc rằng 1,7 triệu đô la trong NFT đã bị đánh cắp. Cuộc tấn công dường như đã khai thác tính linh hoạt trong giao thức Wyvern. Tiêu chuẩn mã nguồn mở nền tảng cho hầu hết các hợp đồng thông minh NFT. Bao gồm cả những hợp đồng được thực hiện trên OpenSea.

Mặc dù OpenSea vẫn dẫn đầu với hơn 95% thị phần. Nhưng điều này có thể thay đổi trong tương lai khi Coinbase. Một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới. Đã tung ra thị trường NFT của riêng mình.

Và rồi Binance cũng có riêng chợ NFT của họ với mức phí dịch vụ thấp đáng kể.

Tất cả những gì chúng ta hiện thấy chỉ là sự khởi đầu của Metaverse. Một không gian ảo nơi chúng ta cùng nhau tạo ra và sở hữu. Mà trong đó NFT là một thành tố quan trọng của thế giới đó. 


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
26 Tháng 02, 2023 15:18