Ngân hàng sụp đổ, lạm phát cao, tình hình căng thẳng trước cuối tuần | Crypto News
Cuối tuần, các báo cáo lạm phát của Hoa Kỳ không tốt, CPE và CPI đều tiếp tục tăng cao hơn ước tính. Trong khi đó, có thêm ngân hàng địa phương sụp đổ.
Tình hình thị trường
Kết thúc ngày thứ sáu (26/4), thị trường chứng khoán Hoa Kỳ tăng nhẹ ở cả ba chỉ số. Giá vàng tăng lên 2349 USD/ounce. Dầu cũng vẫn ở quanh 83 USD/thùng.
Bitcoin đã có sự điều chỉnh về quanh 62,800 USD. Đây là đồng có vốn hóa lớn nhất và là xu hướng chính của thị trường crypto. Hầu hết altcoin lớn cũng giảm cùng xu hướng. Vốn hóa thị trường crypto ở mức 2.436 nghìn tỷ USD.
Phiên giao dịch thứ sáu, các quỹ BTC spot ETF Hoa Kỳ đã có phiên thứ ba liên tiếp có dòng tiền vào âm 83.6 triệu USD. Chủ yếu lực bán đến từ GBTC với 82.4 triệu USD tiền rời khỏi.
Ngân hàng địa phương Republic First Bancorp sụp đổ
Những ngày qua, thị trường nhận được thông tin kết quả chỉ số lạm phát CPE của Hoa Kỳ cao hơn ước tính. CPE ở mức 2.7% và cao hơn con số 2.6% dự đoán. Tương tự, Core CPE cũng ở mức 2.8% và cao hơn mức ước tính 2.7%. Trước đó, CPI cũng có kết quả tương tự.
Những chỉ số này cho thấy lạm phát vẫn dai dẳng và không tiếp tục giảm. Đây là tháng thứ ba liên tiếp các chỉ số lạm phát tăng nhẹ trở lại. Những nỗ lực trước đó của FED không còn hiệu quả như trước.
Bên cạnh đó, một tin tức lớn là Hoa Kỳ có thêm ngân hàng địa phương bị sụp đổ. Republic First Bancorp, một ngân hàng có trụ sở tại Philadelphia, đã bị chính quyền bang Pennsylvania đóng cửa. Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đã tiếp quản Republic First và bán nó cho Ngân hàng Fulton. Vụ mua bán này nhằm bảo vệ người gửi tiền của Republic First, với tổng số tiền gửi là 4 tỷ USD và tổng tài sản là 6 tỷ USD tính đến ngày 31 tháng 1 năm 2024. FDIC ước tính phải chi 667 triệu USD để bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân.
Vụ việc này tiếp tục nhấn mạnh sự thách thức mà các ngân hàng địa phương ở Hoa Kỳ đang phải đối mặt sau sự sụp đổ của ba ngân hàng cùng loại vào năm trước. Nhiều người đặt ra câu hỏi, trường hợp của ngân hàng này là ngoại lệ hay là sự bắt đầu cho hàng loạt ngân hàng địa phương có vấn đề.
Với sự sụp đổ của ngân hàng địa phương này, FED sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn khi đưa ra quyết định trong cuộc họp tới. Lạm phát đã có ba tháng liên tiếp tăng. Có thêm ngân hàng địa phương gặp vấn đề. Áp lực về chính trị trong năm bầu cử tổng thống. Nếu FED tăng lãi suất có thể khiến nhiều ngân hàng gặp khó khăn và có thể dẫn đến suy thoái tài chính. Việc FED tăng lãi suất quá cao dẫn đến suy thoái đã diễn ra trong lịch sử vào năm 2007. Còn nếu giảm lãi suất có thể khiến lạm phát tăng cao trở lại.
Hiện hợp đồng CME FEDwatch cho thấy, hầu hết các nhà đầu tư cho rằng FED sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tới. Điều này tương tự với cuộc họp tháng 6. Đến tháng 9, hợp đồng tương lai cho thấy có thể có đợt giảm lãi suất đầu tiên vào thời điểm này.
Luật sư John Deaton ủng hộ Coinbase
John Deaton, một luật sư tiền điện tử và ứng cử viên Thượng viện, đã đệ trình bản tóm tắt amicus curiae ủng hộ Coinbase trong vụ kiện chống lại Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC).
Trong hồ sơ ngày 26 tháng 4 tại Tòa án Quận Hoa Kỳ cho Quận phía Nam New York, John Deaton đã nộp bản tóm tắt amicus để ủng hộ kiến nghị kháng cáo tạm thời thay mặt cho 4.701 khách hàng của Coinbase.
Ông liệt kê các hành động trước đây của SEC làm bằng chứng cho thấy cơ quan này không đại diện cho người sử dụng và nhà đầu tư tiền điện tử một cách công bằng. Deaton đã tự giới thiệu mình là đại diện pháp lý cho khách hàng của Coinbase từ trước khi công bố chiến dịch của mình, và đề nghị mới nhất của ông về việc nộp bản tóm tắt amicus đã thành công.
Trong tài liệu, ông lập luận rằng SEC đã hành động thiên vị và có động cơ chính trị trong việc thực thi quy định đối với tiền điện tử, thay vì bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư. Deaton lập luận rằng định nghĩa "hợp đồng đầu tư" của SEC, một yếu tố quan trọng để xác định chứng khoán, không áp dụng cho các tài sản kỹ thuật số vì chúng không có nghĩa vụ hợp đồng sau khi bán.
Hồ sơ đã được nộp và chúng ta chờ thêm những cập nhật mới từ tòa án.
Các thông tin khác:
-
Bloomberg Jack Wang xác nhận là công dân Trung Quốc sẽ không thể mua Bitcoin và Ether Spot ETF của Hong Kong , sản phẩm này hiện chỉ dành cho người Hong Kong.
-
Cựu giám đốc tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương Trung Quốc đã bị cơ quan giám sát chống tham nhũng Trung Quốc điều tra vì nghi ngờ vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng.
-
Cảnh sát, cơ quan tội phạm Vương Quốc Anh kể từ giờ không cần lệnh bắt giữ trước khi thu giữ Crypto từ nghi phạm. Cảnh sát cũng có thể thu giữ các đồ vật như mật khẩu hoặc thẻ nhớ…có thể được sử dụng để hỗ trợ điều tra. Cảnh sát có thể chuyển Crypto bất hợp pháp vào ví do cơ quan thực thi pháp luật kiểm soát và cũng sẽ được trao quyền tiêu hủy nếu được yêu cầu. Nạn nhân của tội phạm cũng sẽ có thể nộp đơn xin chuyển tiền thuộc về họ vào tài khoản.
-
Dân biểu Warren Davidson (Hoa Kỳ) cho biết ông đã giới thiệu dự luật "Keep Your Coins Act" nhằm bảo vệ quyền sở hữu tài sản riêng tư và tiền điện tử trong ví cá nhân. Dự luật này đã được thông qua tại Ủy ban Tài chính Hạ viện nhưng vẫn chưa được bỏ phiếu trên sàn nhà Hạ viện. Dân biểu Davidson cũng nói rằng một số cơ quan liên bang và một số đồng nghiệp ở quốc hội đã cố gắng cấm quyền tự lưu trữ tiền điện tử vì họ muốn mọi thứ dựa vào các công ty thứ ba.
-
Forbes chia sẻ danh sách hơn 20 "crypto zombie chain" các dự án crypto có vốn hơn 1 tỷ USD nhưng lại có rất ít người sử dụng thực tế. Trong đó, có thể kể đến như ADA, XRP, BCH,....
-
Ví Phoenix sẽ bị xóa khỏi các cửa hàng ứng dụng của Mỹ (iPhone và Android) vào ngày 3 tháng 5. Lý do: Những thông báo gần đây từ các cơ quan quản lý Hoa Kỳ đã làm dấy lên nghi ngờ về việc liệu ví tự quản, nhà cung cấp dịch vụ Lightning, hay thậm chí các Lightning node có thể được coi là Doanh nghiệp Dịch vụ Tiền tệ và có bắt buộc phải tuân thủ các yêu cầu báo cáo và giấy phép hay không. Từ hôm qua đến nay, có nhiều thông tin từ chính quyền Biden, có vẻ như mọi việc đang diễn ra rất gấp gáp.
-
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Elizabeth Warren đã viết thư gửi Bộ Tư pháp nói rằng crypto là "phương thức thanh toán ưa chuộng" cho các phim ảnh lạm dụng trẻ em.
-
Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ vẫn tỏ ra hoài nghi về việc lưu trữ bitcoin Chủ tịch Thomas Jordan cho biết mặc dù có những lời kêu gọi từ các nhà vận động thay đổi luật Thụy Sĩ để cho phép thêm Crypto vào dự trữ ngoại tệ của của quốc gia nhưng lưu trữ bitcoin có rủi ro. Thông thường người ta chỉ ra rủi ro về sự biến động giá bitcoin nhưng họ nói rủi ro là khí thải carbon.
-
DTCC thông báo rằng các trái phiếu công ty ở mức B1 đến B3 (hạng trung bình) sẽ bị đánh giá 70% thấp hơn giá thị trường khi dùng làm tài sản thế chấp để vay tiền. Các cổ phiếu quỹ Bitcoin ETF sẽ bị '100% haircut', nghĩa là có giá trị 0 USD khi dùng làm tài sản thế chấp để vay tiền. Nghe như các ngân hàng đang gặp vấn đề về thanh khoản. Có thể DTCC đang có những lo lắng nhất định liên quan đến thanh khoản và họ cần thông báo việc này. Theo Thuận, những thông báo này không nhắm vào BTC mà họ đang đánh giá những vấn đề lớn hơn nữa. Nếu thị trường xấu đi nhanh chóng thì các ngân hàng lưu trữ những tài sản thế chấp này sẽ gặp vấn đề.
-
FBI cảnh báo người dân Hoa Kỳ không nên dùng các dịch vụ Crypto từ các công ty chưa đăng ký là Doanh nghiệp Dịch vụ Tiền tệ (MSB) theo luật liên bang và không tuân theo các quy tắc chống rửa tiền. Cũng đề nghị người dùng nên sử dụng Mạng lưới Thực thi Tội phạm Tài chính Hoa Kỳ (FinCEN) tra cứu trước, xem doanh nghiệp nào đã đăng ký là Doanh nghiệp Dịch vụ Tiền tệ.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital