XM - Đối tác Xuất sắc

Michael Saylor: Bitcoin như một lá chắn chống lại các mối đe dọa do AI điều khiển

13 Tháng 06, 2023 17:58

Bitcoin có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh mạng thông qua công nghệ blockchain và tính toàn vẹn của hệ thống.

Michael Saylor: Bitcoin như một lá chắn chống lại các mối đe dọa do AI điều khiển

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với Kitco News, Michael Saylor - CEO của MicroStrategy đã chia sẻ ý kiến ​​về vai trò của trí tuệ nhân tạo (AI) và tương lai của Bitcoin. Ông nhấn mạnh rằng AI có thể mang lại cơ hội đột phá cho con người, nhưng cũng mang theo những mối đe dọa nguy hiểm. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của AI và cách Bitcoin có thể đóng vai trò trong việc đảm bảo an ninh và tính toàn vẹn cho không gian mạng.

Các ý chính của bài viết này có thể được liệt kê như sau:

  • Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động tiềm năng của nó đến thế giới hiện tại.

  • Mối đe dọa trong không gian mạng và tác động của AI đến việc tạo ra những thông tin giả mạo và gây rối.

  • Tầm quan trọng của việc duy trì quyền kiểm soát không gian mạng và tạo ra sự an toàn cho thông tin, bảo vệ các mạng xã hội, các trang web và các giao dịch tiền tệ.

  • Tiềm năng của bitcoin và mật mã trong việc ứng phó với AI và deep fakes.

  • Cần thiết phải xây dựng một hệ thống xác thực mật mã và cơ sở dữ liệu phi tập trung để đối phó với các cuộc tấn công của AI và đảm bảo tính xác thực của thông tin trên mạng.

Cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI)

Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đã được phát triển trong nhiều thập kỷ qua nhưng cho tới khi Chat GPT được ra mắt thì nó thay đổi cách mà mọi người nhìn nhận về AI. 

Mọi người bắt đầu sử dụng, ngạc nhiên, thích thú và có phần lo sợ. Bởi vì nó quá thông minh và trả lời được rất nhiều câu hỏi hóc búa từ lĩnh vực học thuật đến các câu chuyện bông đùa trong cuộc sống hàng ngày.

Michael Saylor cho rằng. AI đang tiến vào giai đoạn thương mại, và trong thập kỷ tới, chúng ta sẽ chứng kiến những đột phá và tiến bộ đáng kinh ngạc. Ông so sánh cách AI có thể thay đổi cuộc sống của con người giống như cái cách động cơ đốt trong xe ô tô đã thay đổi xã hội. 

Ông nhấn mạnh rằng AI có thể mang đến một cuộc cách mạng về trí tuệ. Khi mà con người có thể sử dụng hàng ngàn AI để làm việc như những nhân viên thực thụ với hiệu suất cao mà không cần phải trả lương đáng kể như việc chúng ta trả lương cho nhân viên ở thời điểm hiện tại.

Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo đã và đang thay đổi đa dạng các lĩnh vực trong cuộc sống. Từ ô tô tự lái đến chatbot, từ công nghệ y tế đến công nghiệp sản xuất. AI đang nắm giữ vai trò chủ chốt. Khả năng của nó vượt ra khỏi khả năng của con người, từ việc phân tích dữ liệu lớn đến nhận dạng hình ảnh và tiếng nói. Từ tự động hóa quy trình đến dự đoán xu hướng và hỗ trợ ra quyết định.

Trí tuệ nhân tạo không chỉ mang lại những lợi ích về hiệu suất và tăng trưởng kinh tế, mà còn đem lại những tiềm năng lớn cho sự phát triển của con người. Điều này mở ra cánh cửa cho những khả năng mới, như tiến bộ trong y tế với chẩn đoán và điều trị tự động, cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua công nghệ thông minh, cùng với sự tiến bộ trong nghiên cứu và khám phá khoa học. Định hình lại cách chúng ta sống, làm việc và giao tiếp.

Nhưng nó cũng là con dao hai lưỡi, vì khi một mặt kia quá bén thì mặt còn lại cũng lợi hại khôn lường. 

Bây giờ chúng ta hãy khám phá những mặt tiêu cực và những mối nguy hại được sinh ra từ công nghệ này. 

Mối đe dọa của AI trong không gian mạng 

AI sẽ mang lại mối đe dọa ở nhiều lĩnh vực và nhiều môi trường khác nhau. Nhưng trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ tập trung về những mối đe dọa của AI trong không gian mạng, nơi mà hầu hết chúng ta dành phần lớn thời gian ở đó. 

Vấn đề được Michael Saylor nhắc đến thường xuyên là về sự tin tưởng và tính toàn vẹn của thông tin trên không gian mạng. 

Khi mà ai đó có thể tạo ra hàng triệu AI để gây nhiễu, làm sai lệch thực tế và phá hoại thông điệp. Điều này có thể dẫn đến một cuộc chiến giữa các phe phái đối lập, gây rạn nứt văn hóa và tạo ra sự chia rẽ trong xã hội.

Trong không gian mạng, một ai đó có thể tạo hàng trăm triệu AI bots để có thể tham gia vào các mạng xã hội như Twitter, Facebook, Instagram, google… và chúng sẽ thông minh hơn phần lớn mọi người, có cá tính và sự thu hút riêng. Đó là một cá thể độc lập chứ không còn giống như những gì mà robot đã làm trước đó một cách vô vị và dễ bị phát hiện như những năm trước đây.

Họ có thể dùng đội quân AI này để phá huỷ và bóp méo bất kỳ sự thật nào trên không gian mạng. Tôi có thể tạo ra hàng triệu fan hâm mộ cho tôi trên không gian mạng. Vì chi phí để tạo nên hàng triệu phiên bản khác nhau trên không gian mạng rất rẻ. 

Đây là một mối đe dọa vì bạn khó có thể tin vào bất cứ thứ gì chưa được xác minh trên mạng nữa. Vì mọi thứ có thể bị làm giả và bóp méo bởi một đám đông AI hùng mạnh. 

Chính Michael Saylor đã trải nghiệm sự đối mặc với những bình luận tiêu cực trên Twitter. 95% các bình luận tiêu cực không đến từ con người thật mà nó đến từ các chương trình bots thế hệ thứ nhất được lập trình sẵn. 

Bạn hãy tưởng tượng rằng các thế hệ tiếp theo của các AI bots này khiến bạn khó có thể phân biệt nó với một người có bằng tiến sĩ. 

Thế hệ đầu tiên của bots khá dễ phát hiện vì nó có những cái tên kỳ lạ và hình avatar vô nghĩa, không phải chân dung người thật và nhìn chúng trông rất giả tạo. Nhưng vấn đề của các thế hệ AI bots tiếp theo sẽ rất khó phân biệt được chúng là người hay là AI nữa. 

AI và bitcoin Đây là một tấm hình hoàn toàn được vẽ từ AI qua phần mềm Midjourney bằng những câu lệnh mà bạn cài đặt vào bằng tiếng anh. 

Sự tiến bộ của AI đang trở nên quá nhanh và rồi trong nhiều năm sắp tới chúng ta rất khó nhận ra sự khác biệt giữa con người thật và AI trên không gian mạng. AI có thể tự tạo tài khoản Facebook, đăng các dòng status, đăng hình ảnh do chúng tạo nên và có hành vi giao tiếp như một con người thật.

Và vấn đề thật sự lớn khi có hàng tỷ con người giả mạo này trên không gian mạng. Tạo ra các cuộc nội chiến chính trị giữa các đảng phái với nhau. Tạo nên những người phụ nữ giả ghét những người đàn ông thật và tạo nên những người đàn ông giả ghét những người phụ nữ thật. Khiến mọi người xung đột lẫn nhau. 

2.000 tài khoản giả theo dõi Michael Saylor trên Twitter mỗi ngày. Có nghĩa là có đến 750.000 tài khoản giả một năm. Và Saylor cũng chứng kiến là chỉ trong một giờ đồng hồ có đến 1.500 tài khoản bị xóa khỏi tài khoản, tất cả chúng đều là đồ giả (bot). 

 


 

Sự thông minh của A.I và những lo lắng của nhiều người.

Sự lên ngôi của deepfakes 

Trong thời đại số hóa và công nghệ hiện đại, deepfake đã trở thành một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự trung thực và an ninh của con người. Deepfake là một kỹ thuật sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra những video, hình ảnh hoặc âm thanh giả mạo theo một cách rất chân thực và khó bị phát hiện, đặc biệt là về danh tính và hành vi của một người.

 


 

Đây là một video deepfake mô phỏng Morgan Freeman, thông qua video này tại thời điểm hiện tại bạn có thể thấy rằng việc giả dạng khuôn mặt, giọng nói, cử chỉ mặt, một cách chân thật đến khó tin. Chỉ với vài năm nữa, sự hoàn thiện của AI ngày càng cao thêm, thì việc giả dạng một nhân vật nổi tiếng nào đó trên internet không còn là điều quá khó khăn. Việc này vô cùng nguy hiểm vì kẻ xấu có thể dùng hình ảnh của những người nổi tiếng để lừa đảo, đả kích và truyền đi những thông tin sai lệch không đúng sự thật.

Việc trí tuệ nhân tạo liên tục được phát triển và nghiên cứu sẽ khiến nó rẻ mạnh mẽ hơn trong tương lai. Điều đó sẽ làm cho quá trình giả dạng khuôn mặt một ai đó lại càng dễ và rẻ hơn nhiều lần và càng khó bị phát hiện ra hơn. 

Một trong những nguy hiểm lớn nhất của deepfake là sự ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin tưởng và sự tin cậy. Bằng cách tạo ra những nội dung giả mạo một cách tinh vi, deepfake có thể dẫn đến sự hiểu lầm, hoang mang và sự đánh mất lòng tin của công chúng đối với thông tin mà họ nhận được. Điều này có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho các lĩnh vực như chính trị, truyền thông và xã hội.

Theo thống kê của Deeptrace. Công ty phân tích AI có trụ sở tại Amsterdam (Hà Lan), cho rằng 96% video do deepfake tạo ra đang phục vụ các mục đích xấu. 

 


 

Có những video sử dụng công nghệ deepfake để giả dạng Tom Cruise đóng những video giải trí trên mạng xã hội trông rất thật và vui nhộn, bạn còn không thể phân biệt nổi đâu là thật và giả bởi trình độ sử dụng công nghệ rất cao của tác giả. 

Đây có thể là trò giải trí vô thưởng vô phạt xem cho vui. Nhưng nếu chúng được đem đi để lừa đảo thì sẽ khó mà tưởng tượng được hậu quả. 

Bạn có thể tưởng tượng một ai đó làm deepfake Vitalik Buterin về việc anh ấy ra mắt một dự án mới và tiến hành airdrop cho bất cứ ai gửi coin vào địa chỉ ETH của dự án. Với sự chân thật từ cử chỉ, hành vi, giọng nói, thì trên màn hình máy tính bạn rất khó phân biệt và hẳn là sẽ có rất nhiều người sẽ bị lừa vì công nghệ này. 

Deepfake cũng có thể được sử dụng để xâm phạm quyền riêng tư và danh dự cá nhân. Bằng cách ghép khuôn mặt của một người lên trên người khác trong các video đồi trụy hoặc khiếm nhã, deepfake có thể gây tổn hại đến danh tiếng và cuộc sống cá nhân của một người. Điều này có thể dẫn đến những tác động xấu xa đối với tâm lý và tình hình cá nhân của nạn nhân.

Giải pháp của Bitcoin cho an ninh mạng

Làm thế nào chúng ta có thể tạo nên sự toàn vẹn và sự tin cậy trong không gian mạng?

Michael Saylor nghĩ rằng cần tạo nên một cặp khoá công cộng và riêng tư với sự nhận dạng cá nhân. Và bạn cần khắc nó vào blockchain của bitcoin bằng một giao dịch.

Khi làm như vậy thì có thể khẳng định được đây là Michael Saylor public key trên blockchain bitcoin, và khi Saylor xuất bản chìa khoá đó lên blockchain bitcoin thì dữ liệu đó sẽ bất biến, không thể phá huỷ, không thể sửa đổi, không bị ngăn chặn. 

Khi đó bạn đã có một danh tính bất biến, không ai có thể làm giả. 

Sau đó bạn liên kết danh tính đó với danh tính của tài khoản Twitter. Bây giờ, nếu ai đó muốn tạo 1 tỷ Twitter Bot thì nó sẽ tốn 1 tỷ giao dịch, nó sẽ tốn hàng tỷ đô la để thực hiện. Hiện tại việc tạo một tài khoản Twitter là hoàn toàn miễn phí và có rất nhiều bots được tạo ra mỗi ngày để lừa đảo mọi người. 

(bạn cần lưu ý rằng đây là những ý tưởng từ đề xuất của Michael Saylor khi sử dụng blockchain bitcoin để ngăn chặn các mối đe dọa từ AI, nó vẫn đang ở giai đoạn ý tưởng và cần thời gian để phát triển và đưa vào thực tế)

Nhờ sức mạnh mật mã mà mạng lưới phi tập trung của Bitcoin sở hữu mà giờ đây chúng ta có thể mang đến “chi phí và hậu quả” (cost and consequences)vào không gian mạng.

*cost and consequences: là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ sự liên quan giữa chi phí và hậu quả của một hành động hoặc quyết định. Nó ám chỉ rằng mọi hành động hoặc quyết định đều có một chi phí, và cần phải xem xét cẩn thận những hậu quả có thể xảy ra trước khi thực hiện. Nhằm đảm bảo rằng quyết định đó là có lợi và bền vững trong lâu dài.

Michael Saylor giới thiệu về ý tưởng có thể xác nhận (verification) bằng mật mã (cryptographic).

Sau cuộc phỏng vấn này, làm sao bạn có thể dùng video này và đăng trên 10 nền tảng khác nhau (ý Michael Saylor nói nhà đài đang quay video phỏng vấn anh ta và sau đó đăng lên nhiều nền tảng mạng xã hội) làm sao để đảm bảo rằng không có ai đó lấy những video này, biên tập lại hoặc làm giả những thông tin đã quay trước đó.

Bởi vì bạn đăng video này lên Twitter bạn có thể xác nhận chính chủ doanh nghiệp trên Twitter và tốn 1.000 USD mỗi tháng cho gold check này. Nhưng việc mua xác nhận như thế này không hoạt động cho tất cả nền tảng còn lại như Facebook, Google, Youtube, Snapchat, Tiktok, Telegram…

twitter gold check

Để công ty bạn có được xác nhận màu vàng này bạn phải tốn 1.000 USD mỗi tháng. Việc xác nhận này để tránh người khác giả mạo doanh nghiệp của bạn vì mục đích xấu. 

Nếu bạn muốn có sự xác thực toàn cầu thì bạn cần xác nhận nó bằng blockchain bitcoin và xuất bản nó lên Twitter, Tiktok, Instagram.. và bạn nói với mọi người rằng nếu họ nhận được tin nhắn từ bạn hoặc bất kỳ thông tin gì đến từ bạn thì cần được ký trên blockchain bitcoin (orange check identity) nếu bạn làm điều đó thì bạn đã có một biện pháp phòng vệ.

Bởi vì tôi có thể tạo ra một AI, và bạn biết AI của tôi có thể sao chép bạn và sao chép tôi và tạo ra 10.000 giờ phỏng vấn của 2 chúng ta, và làm bạn nói bất cứ thứ gì tôi muốn bạn nói và tôi nói bất cứ điều gì mà chủ nhân AI muốn tôi nói. Làm sao tôi có thể phân biệt được video nào là giả và thật và câu trả lời chỉ có thể là bằng chứng mã hoá. 

Không gian mạng đang trở nên hỗn loạn ở thời điểm hiện tại, bạn không thể tin tưởng những gì bạn thấy trên những nền tảng mạng xã hội. 

Bitcoin rất bảo mật, bởi vì nó là một trong những mạng lưới mạnh mẽ nhất trong không gian mạng. 5 triệu thợ đào Bitcoin được hỗ trợ bởi 15 gigawatt (GW) năng lượng, và 15 gigawatt là con số nhiều hơn năng lượng mà hải quân Mỹ sử dụng.

Nếu bạn muốn ngăn cản tôi gửi tin nhắn hoặc thực hiện giao dịch trên mạng bitcoin trong suốt 8 giờ đồng hồ thì bạn cần tạo ra thêm 3.000 exahash (EH/s) và nó tiêu tốn của bạn khoảng 10 năm và 100 tỷ đô la.

Michael Saylor 

blockchain ngăn chặn sự giả mạo của AI

Một khi bạn đã có loại mạng lưới bảo mật này cho không gian mạng thì bạn có thể dùng nó để phòng vệ cho việc chuyển tiền, mạng lưới ngân hàng, mạng lưới tin tức, mạng lưới mạng xã hội. 

Trí tuệ nhân tạo và deepfake có thể làm mọi thứ trên không gian mạng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng, từ sự sao chép giả mạo danh tính đến lừa đảo và phá hoại thông tin.

Bitcoin có những đặc tính như không thể sửa đổi hay xóa bỏ các giao dịch đã được ghi lại trên blockchain. Điều này làm cho việc tạo ra deepfake và sửa đổi thông tin trở nên khó khăn và không thể xảy ra mà không bị phát hiện.

Mang lại một lợi ích lớn trong việc đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn của thông tin trên mạng.

Nhưng có người đặt ra câu hỏi rằng. Nếu AI hợp sức lại để có thể sửa đổi thông tin của bitcoin thì sao. Điều đó hoàn toàn có thể được. 

Mọi người đều biết thuật ngữ “tấn công 51%” 

Có nghĩa là nếu bạn sở hữu trên 51% sức mạnh tính toán của toàn bộ mạng lưới thì bạn có quyền sửa đổi giao dịch và thay đổi được thông tin đã ghi vào blockchain bitcoin. 

Nhưng điều đó chỉ diễn ra trên lý thuyết vì để thực tế. Nếu bạn muốn thực hiện tấn công 51% thì việc đó khó khăn đến mức gần như không thể.

Để tấn công 51% bạn cần huy động hàng trăm tỷ usd, xây dựng xưởng đào, xin giấy phép nhà nước, tuyển dụng nhân sự và mua phần cứng. Những động thái bất thường này sẽ dễ dàng bị phát hiện một cách nhanh chóng mà cộng đồng Bitcoin sẽ trở nên phòng thủ với sự biến động lạ này. 

Sử dụng Bitcoin để chống lại sự giả mạo thông tin

Nếu tôi có một di chúc trị giá một tỷ đô la. Tôi ký vào bản di chúc đó và cất nó vào két sắt, hơn 35 năm sau một số luật sư lấy nó ra sửa đổi một vài từ trong bản di chúc và chuyển số tiền đó cho người khác, không ai có thể biết việc này, người nhân chứng bản di chúc trước đó đã mất, công chứng viên đã mất, làm thế nào để bạn có thể chống giả mạo thông tin. Và chắc rằng không có ai có thể sửa đổi nội dung mà bạn đã tạo ra trước đó?

Bitcoin như một giải pháp. 

Ý tưởng là người viết di chúc sẽ tạo một hashcode từ nội dung của di chúc đó.

Tôi lấy bản di chúc, tôi đưa bản di chúc đó vào bitcoin block và hash nó. Tôi nói rằng Michael Saylor đã khắc bản di chúc đó vào blockchain bitcoin vào ngày tháng năm này và đây là hashcode cho bản di chúc đó. 

Sau đó tôi nói cho người thừa kế, luật sư của tôi và toàn bộ công chúng rằng tôi có hashcode của bản di chúc đó trong blockchain Bitcoin.

Khi di chúc được công bố, người nhận di chúc và công chúng có thể kiểm tra tính chính xác của di chúc hay không bằng cách tạo ra hashcode từ nội dung di chúc và so sánh với hashcode đã được ghi trên blockchain. Nếu hai hashcode khớp nhau, điều đó cho thấy di chúc là hợp lệ. Ngược lại, nếu hai hashcode không khớp nhau, có thể bản di chúc đã bị sửa đổi so với bản nguyên gốc. 

Mã hash là một chuỗi ký tự dài và không thể đoán trước được. Nếu bạn hash cụm từ "I love you" vào blockchain Bitcoin, mã hash sẽ trông hoàn toàn ngẫu nhiên và không liên quan đến nội dung ban đầu. Mã hash có thể gồm các chữ cái và chữ số, ví dụ như "2b9b5a8b08682f70e1a3d43f9b96f91b7ddfd61f"

Nếu bạn chỉ cần thay đổi một ký tự thôi “I lobe you” thì mã hash sẽ hoàn toàn thay đổi. Điều này giúp xác nhận tính toàn vẹn của dữ liệu và đảm bảo rằng thông tin không bị thay đổi khi lưu trữ trên blockchain. Nhưng nếu nhập “I love you” thì sẽ ra được mã hash khớp với mã hash ban đầu được tạo. Điều đó cho thấy không ai có thể sửa đổi nội dung đã khắc vào blockchain bitcoin

Bản di chúc đã được khắc vào bitcoin ban đầu sẽ mãi mãi không thể thay đổi hay cạo sửa, vài chục năm về sau, nếu người thừa kế của Michael Saylor nhập chính xác nội dung bản di chúc vào thì mới ra được hashcode khớp với hashcode mà Michael Saylor đã tạo trước đó. Nếu không khớp thì có thể biết rằng người thừa kế đã sửa lại bản di chúc. 

Liệu giao thức Ordinals có khiến Bitcoin được sử dụng nhiều hơn không?

Michael Saylor tin rằng Ordinals sẽ tăng cường sự chấp nhận Bitcoin bằng cách thúc đẩy phát triển ứng dụng. 

Saylor đưa ra trường hợp rằng việc hạn chế Ordinals như vậy có thể khiến mọi người khó chấp nhận Bitcoin hơn và gây ảnh hưởng bất lợi đến thợ đào bitcoin.

Theo công ty quản lý tài sản tiền điện tử Grayscale, hệ sinh thái tài sản kỹ thuật số hàng đầu đã nhận được sự chú ý ngày càng tăng vì Ordinals. Công ty tuyên bố rằng Ordinals là một trong những triển vọng lớn nhất cho việc áp dụng Bitcoin.

Theo Dune Analytics, gần 10 triệu lượt Ordinals đã được thực hiện trên mạng blockchain, mang lại cho những thợ đào bitcoin hơn 40 triệu đô la. Mặc dù nó đã nhận được sự chỉ trích gay gắt từ một số nhà phát triển cốt lõi của BTC, nhưng nó đã tăng hoạt động của mạng BTC lên mức kỷ lục.

Ordinals có thể tạo nên sự tranh cãi nhưng bạn không thể kiểm duyệt chúng 

Bạn sẽ có thể thấy hàng trăm nghìn ứng dụng được phát triển trên lớp 2 lớp 3 của bitcoin trong tương lai và họ có thể thành công hoặc thất bại.

Thị trường tự do sẽ quyết định những dự án nào sẽ thành công và mang lại giá trị.

Nhưng blockchain bitcoin vẫn ở đó. Nhưng một nền móng vững chắc và cực kỳ bảo mật. Trên đó sẽ có hàng trăm, hàng nghìn ứng dụng phát triển bên trên.

Hãy để thị trường tự do tìm ra cách giải quyết các vấn đề của chính nó. 

Kết luận 

Với khởi điểm ban đầu của công ty MicroStrategy là sự quan tâm đến bitcoin, sau đó là họ đầu tư bitcoin và hiện tại là phát triển các ứng dụng bên trên blockchain bitcoin để giải quyết các vấn đề đang có trên thị trường. 

MicroStrategy đang tích cực tham gia phát triển chữ ký mật mã cho người dùng xã hội và các giải pháp trả thưởng tức thì bằng satoshi thông qua mạng lưới Lightning trên Bitcoin với dự án MicroStrategy Lightning Platform. Giúp giải quyết các trường hợp sử dụng dành riêng cho doanh nghiệp bằng việc dùng Lightning Network để trao phần thưởng tức thì bằng Satoshi. Nhằm khuyến khích các hành động mua hàng, tương tác của khách hàng và nhân viên đối với doanh nghiệp. 

Qua bài viết này và dưới cái nhìn sâu sắc từ Michael Saylor đã làm sáng tỏ và tạo ra thêm các ý tưởng mới về việc sử dụng tiềm năng của Bitcoin trong việc xác định danh tính phi tập trung và bất biến để cách mạng hóa an ninh mạng. 

Saylor tin rằng Bitcoin có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh mạng thông qua công nghệ blockchain và tính toàn vẹn của hệ thống. 

Mặc dù không phải là giải pháp tuyệt đối, Bitcoin sẽ mang đến một số lợi ích và tiềm năng đáng chú ý trong lĩnh vực này và có thể được sử dụng như một công cụ hỗ trợ để cải thiện an ninh và truyền thông trong không gian mạng.


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
13 Tháng 06, 2023 17:58