Hiểu đơn giản về hội chứng Fomo
FOMO là gì? Làm thế nào để nhận biết và tránh gặp phải nó khi tham gia vào thị trường tiền điện tử.
Hãy xem video bên dưới nếu bạn không muốn đọc bài viết. Nguồn từ cộng đồng traderviet.com
Hội chứng tâm lý FOMO là gì ?
FOMO là ghi tắt của chữ Fear Of Missing Out, có nghĩa là sợ bị bỏ rơi, bỏ lỡ. Những người mắc phải hội chứng FOMO này thường có cảm xúc sợ hãi về việc bản thân sẽ bỏ lỡ một thứ gì đó. Cảm giác này ám ảnh người mắc phải rằng “những người xung quanh sẽ đạt được thứ gì đó mà mình không được”. Từ đó, hội chứng này thôi thúc người mắc phải phải hành động gì đó tại thời điểm thiếu lý trí, dẫn đến quyết định sai lầm, gây ít nhiều hậu quả.
Hội chứng FOMO hiện hữu trong mỗi con người chúng ta và với nền công nghiệp 4.0 ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, FOMO càng ngày càng thấy rõ ràng hơn.
FOMO trong lĩnh vực đầu tư tài chính hiện rõ nhất chính là những pha dính đỉnh, dính đáy. Hội chứng này khiến cho những nhà đầu tư - hay Trader phải chịu gánh nặng tâm lý gần như là mỗi ngày, FOMO sẽ làm ảnh hưởng trầm trọng đến quyết định cũng như kết quả giao dịch của mỗi nhà đầu tư nếu mắc phải nó.
Chúng ta thường bị FOMO bởi
FOMO là một cảm giác đến từ bên trong chúng ta, nhưng nó lại được gây ra bởi một loạt các yếu tố bên ngoài như:
- Biến động mạnh của thị trường: Sự biến động của thị trường, cho dù lên hay xuống cũng đều có thể len lỏi vào tâm lý của những người đang tham gia vào thị trường đó. Không có nhà giao dịch nào muốn bỏ lỡ một cơ hội tốt khi thị trường đang di chuyển mạnh mẽ.
- Mong muốn một chiến thắng lớn: Bực mình vì những chiến thắng nhỏ lẻ gần đây. Bạn liên tục tìm kiếm những cơ hội giao dịch mới và bị cuốn vào chúng. Ban đầu nó ổn, bởi vì có nhiều người khác cũng hành động như vậy, đẩy giá đi theo một hướng, phải không? Thật không may, chuỗi chiến thắng lại không kéo dài mãi mãi.
- Chuỗi mất mát lặp đi lặp lại: Một số trader thường đi trong vòng luẩn quẩn: Vào lệnh, cảm thấy sợ hãi, đóng vị thế, sau đó lại cảm thấy tiếc nuối và thất vọng nên lại vào tiếp một giao dịch khác, rồi lại sợ hãi, rồi lại đóng lệnh,…. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến tổn thất lớn hơn
- Những tin đồn: Nghe một tin đồn đang lan truyền có thể làm tăng cảm giác rằng mình bị bỏ rơi, rằng mình đang đứng ngoài cuộc chơi
Tác động của hội chứng FOMO trong giao dịch và đầu tư
FOMO thường xảy ra khi bạn hoảng sợ và choáng ngợp trước thành công của người khác, dẫn đến những hy vọng phi lý là bạn có thể kiếm tiền giống như họ nếu như bạn không bỏ lỡ cơ hội lần này. Trên thực tế, FOMO xảy ra khi giá đang trên đà tăng mạnh. Đây là vấn đề phổ biến mà nhiều nhà giao dịch gặp phải trong sự nghiệp.
Tâm lý FOMO có thể không chừa một ai, từ các nhà giao dịch mới mở tài khoản cho đến các nhà giao dịch chuyên nghiệp.
Lấy lịch sử của Bitcoin làm ví dụ. Vào giữa tháng 11 năm 2017 khi giá của Bitcoin là 6.000 USD – 7.000 USD , và cộng đồng nghĩ rằng giá sẽ không thể tăng thêm được nữa. Nhưng nhờ có hiệu ứng FOMO – nỗi sợ mất lợi nhuận, mà lúc này rất nhiều người đã nhảy vào thị trường và chấp nhận mua Bitcoin với mức giá rất cao hơn đã đẩy giá Bitcoin lên gần mức 20.000 USD. Họ tự tin vào khả năng dự đoán về sự thay đổi của giá coin trong tương lai, mà bỏ quên những điều vô cùng quan trọng – nguyên tắc quản trị rủi ro và những kiến thức cơ bản và nâng cao về thị trường tiền điện tử. Khi giá coin sụt giảm nghiêm trọng, một lần nữa vì sợ bị lỡ cơ hội mà họ đã không thể thoát khỏi những giao dịch thua lỗ.
Bởi vì thế, bên dưới là những tác động thường thấy nhất của hội chứng này lên việc giao dịch hay đầu tư:
1. Nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội lớn trên thị trường là vấn đề phổ biến mà nhiều nhà giao dịch sẽ gặp phải trong sự nghiệp "trading" của mình. FOMO ảnh hưởng đến mọi chủ thể, từ các nhà giao dịch cá nhân mới tham gia thị trường cho đến các nhà giao dịch chuyên nghiệp.
2. Xuất phát từ cảm giác rằng bản thân là một nhà giao dịch thành công. Đây là nguyên nhân chính gây ra những kỳ vọng quá cao, thiếu tầm nhìn dài hạn, nó đưa ta đến những quyết định sai lầm.
3. Nguyên nhân chính của hội chứng FOMO đến từ cảm xúc. Nếu không được kiểm soát, chúng có thể khiến các nhà giao dịch bỏ bê các kế hoạch giao dịch và vượt quá mức rủi ro có thể chấp nhận. Những cảm xúc phổ biến trong giao dịch có thể tạo ra FOMO bao gồm:
- Tham lam
- Sợ hãi
- Sự phấn khích
- Ghen tị
- Thiếu kiên nhẫn
- Sự lo ngại
Cách để vượt qua hội chứng FOMO
Vượt qua tâm lý FOMO bắt đầu bằng sự tự nhận thức và hiểu được tầm quan trọng của kỷ luật và quản lý rủi ro trong giao dịch. Dưới đây là một số lời khuyên để bạn có thể quản trị cảm xúc tốt hơn và không bị chi phối bởi yếu tố bên ngoài:
- Sẽ luôn có một cơ hội giao dịch khác: Cơ hội giao dịch giống như xe buýt – chuyến này đi qua, chuyến sau lại tới. Nếu là chuyến cuối ngày thì đến sáng mai đằng nào cũng có thêm chuyến nữa. Bạn chỉ cần chờ đợi, cơ hội tốt hơn sẽ xuất hiện.
- Có nhiều người có cùng một vị thế: Nhận ra đây là một khoảnh khắc đột phá của nhiều nhà giao dịch sẽ làm cho tâm lý FOMO trở nên nhẹ nhàng hơn.
- Bám sát một chiến lược giao dịch: Mỗi trader cần có một chiến lược giao dịch, một kế hoạch giao dịch và bám sát nó. Đây là cách để đạt được thành công lâu dài.
- Cảm xúc là kẻ thù của giao dịch: Học cách đặt cảm xúc sang một bên – một kế hoạch giao dịch sẽ giúp với điều này, cải thiện sự tự tin giao dịch.
- Biết stop-loss: trader cần biết họ có thể chịu đựng được mức lỗ là bao nhiêu, luôn dùng dừng lỗ để giảm thiểu tổn thất nếu thị trường di chuyển bất ngờ.
- Nắm rõ thị trường: Các trader nên tiến hành phân tích riêng của họ và sử dụng điều này khi giao dịch, lấy tất cả thông tin trên đồ thị để nhận thức được mọi kết quả có thể xảy ra.
- Lập một nhật ký giao dịch: Không phải ngẫu nhiên mà các nhà giao dịch thành công nhất sử dụng một cuốn sổ ghi lại các giao dịch của bạn. Để bạn có thể rút ra được các bài học sau mỗi lần thất bại.
Vâng điều cuối cùng mà bạn nên nhớ đó làm nếu bạn hiểu rõ về bản thân mình thì mọi câu chuyện sẽ diễn ra theo một chiều hướng khác, bạn làm chủ chính mình bạn sẽ làm chủ được cuộc chơi.
---
Tổng hợp bởi Dũng Bùi - ThuanCapital Team
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital