Glassnode On-Chain Tuần 22, 2021
Không còn nghi ngờ gì nữa, cấu trúc thị trường hiện tại được mô tả như là chiến trường giữa 2 phe bò và phe gấu với xu hướng tâm lý rõ ràng đang hình thành trên các nhà đầu tư dài hạn và ngắn hạn...
CẢNH BÁO: Bài viết có độ trễ nhất định so với giá hiện tại trên thị trường, những thông tin trong bài viết các bạn chỉ nên xem ở góc nhìn tham khảo và không được xem là lời khuyên đầu tư. Các chỉ số được đưa ra trong bài viết các bạn đều có thể tìm thấy trên studio.glassnode.com (phiên bản có trả phí).
---
Tuần này, giá Bitcoin dịch chuyển trong phạm vi giao dịch quanh mức tăng giảm 9.430 USD. Giá khởi đầu tuần nằm ở mức 31,327 USD, sau đó quay lại mức cao mới là 40,757 USD, trước khi quay trở lại xu hướng giảm ngắn hạn. Dự kiến thị trường sẽ có một khoảng thời gian điều chỉnh sau đợt bán tháo mạnh mẽ vào tuần trước.
Câu hỏi hiện ra trong đầu nhiều nhất của các nhà đầu tư ở hiện tại có lẽ là dự đoán liệu xu hướng thị trường có giảm tiếp nữa hay không, hay liệu thị trường sẽ quay quanh phạm vi tích lũy như ở hiện tại. Trong bản tin tuần này, chúng ta sẽ cùng đánh giá hành vi giao dịch on-chain của những người nắm giữ ngắn hạn và dài hạn để đánh giá tâm lý của họ hiện tại như thế nào.
Ngưỡng đau đớn
Cấu trúc thị trường hiện tại khá hấp dẫn, vì giá Bitcoin 5 tháng trước (ngưỡng dành cho người nắm giữ dài hạn, 155 ngày) chỉ thấp hơn một chút so với giá hiện tại. Do đó, người nắm giữ dài hạn (LTH) ít nhiều có đạt được lợi nhuận (tích lũy trước năm 2021) với thời gian mua từ khoảng cuối tháng 12/2020 đến đầu tháng 01/2021. Ngược lại, người nắm giữ ngắn hạn (STH) hầu hết đều ghi nhận những khoản lỗ chưa thực hiện.
Bằng cách sử dụng các phương tiện thống kê, có thể thiết lập được hai loại người nắm giữ dựa trên thời gian kể từ khi đồng coin đó được di chuyển lần cuối cùng trên mạng:
- Người nắm giữ ngắn hạn (STH): thường được giả định là những người mới tham gia thị trường nắm giữ BTC dưới 155 ngày.
- Người nắm giữ dài hạn (LTH): thường được giả định là những người nắm giữ BTC lâu hơn 155 ngày.
Sử dụng cách phân loại này, việc thiết lập tỷ lệ nguồn cung được nắm giữ bởi STH so với LTH và xa hơn nữa là có bao nhiêu BTC trong số đó hiện đang có lãi hoặc đang thua lỗ. Vì phạm vi giá giao dịch hiện tại rất gần với mức giá cách đây 155 ngày, chúng ta cũng có thể thấy rằng một phần nhỏ LTH hiện đang nằm trong khu vực chịu thua lỗ, vùng màu xanh nhạt trong biểu đồ bên dưới.
Relative LTH vs STH Profit and Loss Live Chart
Số liệu thống kê chính về động lực cung hiện tại trong biểu đồ trên:
- LTH có lợi nhuận (màu xanh lam đậm) chiếm 69% tổng nguồn cung BTC. Điều này về cơ bản đại diện cho tất cả những người mua trước năm 2021.
- LTH bị lỗ (màu xanh lam nhạt) giữ 0,5% tổng nguồn cung BTC, người mua trong nhóm này có thời gian nắm giữ từ những ngày cuối cùng của năm 2020 đến đầu tháng 01/2021. Nếu giá tiếp tục dao động trong vùng này trong 1 tháng tới (hoặc giảm thấp hơn), độ dày của vùng màu xanh lam nhạt sẽ cho biết có bao nhiêu người mua từ tháng 1 năm 2021 tiếp tục HODL đồng coin của họ.
- LTHs tổng thể (mũi tên trắng) đã trở lại tích lũy. Điều này cho thấy rằng những người mua sớm trong thị trường tăng giá (mua với giá < 30k) đã HODL một lượng cung hợp lý và nếu xu hướng này tiếp tục, có thể cho thấy sự siết chặt nguồn cung dài hạn đang diễn ra.
- STH có lợi nhuận (màu đỏ sẫm) nắm giữ 4,5% nguồn cung BTC, đã giảm đáng kể từ mức 30% vào giữa tháng 4 khi BTC ở mức 64k. Điều này cho thấy rằng khoảng 26% trên tổng nguồn cung BTC hiện đang mất tiền.
- STH bị lỗ (màu đỏ nhạt) do đó nắm giữ 26% nguồn cung với mức thua lỗ chưa thực hiện. Nhóm này sẽ là nguồn gây áp lực bán ra nhiều nhất ở hiện tại và trong tương lai.
Trong một bản tin mới nhất được phát hành gần đây, đánh giá của chúng tôi là STH đã đầu tư một khối lượng lớn vào BTC, tuy nhiên rất có thể họ sẽ trở thành nguồn cung cho bên bán di chuyển về phía trước. Mặt khác, LTHs vẫn mang lại phần lớn lợi nhuận, tuy nhiên đang tiến gần đến ngưỡng NUPL=0,75. Trong các chu kỳ trước, điều này báo hiệu sự bắt đầu của các xu hướng giảm.
Mô hình chi tiêu
Theo như dữ liệu đưa ra ở bên trên, chúng ta có thể thấy rất nhiều nhà đầu tư Bitcoin đang thua lỗ và mọi thứ có vẻ khá tệ.
Tuy nhiên, bây giờ chúng ta đã tìm thấy những điểm “đau thương” tiềm ẩn trên thị trường, chúng ta từ đó có thể quan sát các hành vi giao dịch thực tế để xác minh xem liệu các nhà đầu tư có đang cố nắm giữ các khoản thua lỗ trên giấy tờ hay đang bị những đợt bán tháo làm cho hoảng sợ.
Chỉ số “The Average Spent Output Lifespan metric (ASOL)” cung cấp thông tin chi tiết về thời gian tuổi trung bình của tất cả các UTXO đã sử dụng. Trong biểu đồ bên dưới, khi áp dụng đường EMA 7 ngày để nhấn mạnh hành vi giao dịch gần đây đồng thời làm giảm nhiễu đến từ các giao dịch trong ngày.
- Giá trị ASOL cao có nghĩa là các đồng tiền cũ (old coin) đang được di chuyển và phân phối.
- Giá trị ASOL thấp cho thấy các đồng tiền cũ vẫn ở trạng thái HODL và không hoạt động.
Có hai quan sát chính liên quan đến hành động giá gần đây:
- Các đồng tiền cũ (BTC) hơn đã chứng kiến sự gia tăng đột biến trong hành vi giao dịch kể từ đầu tháng 05/2021. Điều này có thể là do việc phân phối lại trong danh mục đầu từ và cũng có thể là xoay vòng vốn (ETH tăng giá gấp đôi trong thời gian này).
- Trong đợt bán tháo gần đây, ASOL đã giảm đáng kể, trở về vùng dưới vùng tích lũy. Điều này cho thấy LTH đã không hoảng loạn bán tháo.
Hai chỉ số khác là Coin-Days Destroyed và Dormancy đang kể điều tương tự. Các đồng coin có tuổi dường như vẫn không hoạt động (giá trị thấp) mặc dù giá giảm 50% so với mức ATH.
- CDD đại diện cho tổng tuổi thọ của đồng coin vào ngày hôm đó.
- Dormancy điều chỉnh chỉ số CDD cho hệ số khối lượng on-chain hiển thị tuổi thọ đã sử dụng trên mỗi đơn vị BTC.
- Giá trị cao thường dẫn đến xu hướng giảm “bearish” khi các đồng tiền cũ được sử dụng và phân phối.
- Giá trị thấp nhìn chung là dẫn đến xu hướng tăng “bullish” vì các đồng tiền cũ hơn vẫn không hoạt động và quá trình tích lũy vẫn đang diễn ra.
Như chúng ta đã thấy trong biểu đồ ASOL, tổng số tuổi thọ đang được sử dụng đã thực sự giảm xuống bằng hoặc dưới mức thị trường trước khi tăng trong năm 2020. Điều này xác nhận rằng các đồng tiền cũ đang được giữ vững và phần lớn giao dịch đến từ các người nắm giữ đồng coin có tuổi thọ tương đối ngắn.
Điều mà ba số liệu này chỉ ra là những holder dài hạn không vội vã thoát ra. Nếu ASOL/CDD/Dormancy tiếp tục có xu hướng thấp hơn, nó sẽ trở về phạm vi tích lũy trước đó vì các đồng coin cũ vẫn nằm im và những người sợ hãi sẽ bán lại cho những người có xu hướng nắm giữ dài hạn. Ngược lại, nếu các chỉ số này bắt đầu có xu hướng cao hơn, điều đó có thể cho thấy các đồng coin cũ đang được giao dịch và một lần nữa tạo ra áp lực bán.
Lưu ý: Để tìm hiểu rõ hơn về các chỉ số về ASOL, CDD,… bạn hãy truy cập vào đường dẫn bên dưới nhé
- ASOL and MSOL
- CDD and Binary CDD
- Dormancy
- Liveliness
- HODL Waves
Vì vậy, Ai đang bán?
Cho đến nay, chúng ta đã xác định được rằng các đồng coin cũ đang giao dịch ít hơn bình thường. Tuy nhiên, giá đang giảm và số dư trên các sàn đang tăng lên. Vậy câu hỏi đặt ra là ai đang dẫn dắt việc bán này?
Chỉ số nguồn cung thanh khoản và kém thanh khoản cho thấy trong tháng 05/2021, tổng cộng có 155k BTC đã chuyển từ trạng thái kém thanh khoảng (HODLed) sang trạng thái thanh khoảng trung bình đến cao, đưa ra ước tính về tổng ‘áp lực bán’. Điều này sẽ tính cho cả LTH và STH, những người lưu trữ BTC ở các ví lạnh.
Liquid and Illiquid Supply Live Chart
Việc thanh toán trực tuyến bằng USD cũng đang tiến tới rất gần ngưỡng ATH với hơn 55 tỷ đô được thanh toán mỗi ngày. Đây là khối lượng nhiều hơn 60% so với mức đỉnh năm 2017. Do đó, không thể phủ nhận rằng một lượng lớn đồng coin đang di chuyển.
Change Adjusted Volume Live Chart
Nếu chúng ta xem xét chỉ số Spent Output Profit Ratio (SOPR) được lọc cho người nắm giữ ngắn hạn, chúng ta có thể thấy rằng các STH tiếp tục nhận thêm lỗ bằng cách tích lũy BTC nhiều hơn với mức giá hiện tại hoặc thấp hơn. Chỉ số này sẽ duy trì dưới 1 trong thời gian dài khi có sự đầu cơ rộng rãi. Với suy nghĩ này, cấu trúc thị trường hiện tại có thể so sánh với sự kiện đầu cơ vào tháng 03/2020.
Chúng ta cũng có thể xem xét khối lượng chuyển BTC trên chuỗi (on-chain) đang sinh lời (mua giá thấp với LTH) so với thua lỗ (mua cao hơn với STHs). Có một số quan sát từ biểu đồ bên dưới xác nhận phần lớn việc chi tiêu và áp lực bán là do những người nắm giữ ngắn hạn thúc đẩy:
- Những người nắm giữ dài hạn rõ ràng đã thu được lợi nhuận trong đầu năm 2020 từ 10k đến 42k, sau đó giao dịch của họ đạt mức cơ bản khá ổn định.
- Các mô hình giao dịch của người nắm giữ dài hạn dường như không bị ảnh hưởng bởi đợt bán tháo trong tuần trước, và trên thực tế, ‘sự biến động’ của khối lượng giao dịch đã giảm xuống. Điều này cho thấy rằng LTH nói chung không muốn “thanh lý” với mức giá như hiện tại.
- Mặt khác, những người nắm giữ ngắn hạn đã tăng giao dịch của họ lên hơn 5 lần trong đợt bán tháo vừa qua với mức giao dịch đạt mức tối đa gần với mức thấp nhất trong đợt giảm giá vừa rồi.
BTC Transfer Volume in Profit or Loss Live Chart
Cuối cùng, chúng ta có thể so sánh nguồn cung được nắm giữ bởi ba bên chính: Người nắm giữ ngắn hạn (màu xanh lam), Người nắm giữ dài hạn (màu xanh lá cây) và Thợ đào (màu cam).
- Người nắm giữ ngắn hạn đang phân phối.
- Người sở hữu dài hạn đang HOLDING và tích lũy.
- Thợ mỏ đang tích lũy.
Không còn nghi ngờ gì nữa, cấu trúc thị trường hiện tại được mô tả như là chiến trường giữa 2 phe bò và phe gấu với xu hướng tâm lý rõ ràng đang hình thành trên các nhà đầu tư dài hạn và ngắn hạn.
LTH vs STH vs Miner Supply Live Chart
Ngoài ra, bên dưới là những seri bài viết khác bạn nên xem trên Thuancapital.com:
---
Nguồn: Glassnode
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital