Giá BTC Sau Halving Sẽ Là Bao Nhiêu? | Tin Tốt Từ Bitcoin ETF
Sự kiện BTC halving được chờ đợi đã diễn ra. Lịch sử cho thấy sau halving một thời gian BTC sẽ tăng và đạt đỉnh mới. Vậy liệu giá BTC có thể tăng bao nhiêu?
Tình hình thị trường
Kết thúc phiên giao dịch thứ hai (22/04), chứng khoán Hoa Kỳ đã tăng trở lại ở cả ba chỉ số sau năm phiên giảm liên tiếp. Hợp đồng tương lai của chứng khoán nghiêng về xu hướng giảm. Giá dầu và vàng ở quanh mức 82 USD/thùng và 2346 USD/ounce.
Còn thị trường crypto ngày qua đã sôi động hơn khi BTC tiếp tục tăng lên 67,000 USD. Đa số altcoin lớn tăng nhẹ. Vốn hóa thị trường crypto cũng tăng lên 2.580 nghìn tỷ USD.
Còn các quỹ BTC spot ETF Hoa Kỳ kết thúc phiên giao dịch thứ hai đầu tuần đã có dòng tiền vào dương 62 triệu USD.
Lực bán từ GBTC đã giảm xuống 35 triệu USD tiền rời khỏi. Các quỹ còn lại đều có dòng tiền vào dương, cao nhất là FBTC với 34.8 triệu USD, ARKB với 22.6 triệu USD, và IBTC với 19.7 triệu USD tiền vào.
Trong ngắn hạn, giá cả thị trường có thể bị ảnh hưởng bởi tin tức. Nhưng sau đó thị trường sẽ có sự thích ứng và ảnh hưởng của tin tức sẽ ngày càng giảm đi. Cho nên, việc FED quyết định giảm lãi suất như thế nào trong năm nay cũng dần được thị trường chấp nhận. Sự biến động trước tin tức về FED cũng sẽ giảm dần.
Điều khiến thị trường quan tâm tới quyết định lãi suất của FED là sự ảnh hưởng tới dòng tiền. Nếu lạm phát cao và FED không thể giảm lãi suất, khi đó, dòng tiền sẽ di chuyển vào các tài sản tăng trưởng nhiều hơn sự tăng trưởng của lạm phát. Còn nếu kinh tế có xu hướng xấu đi và có thể đi vào suy thoái, dòng tiền có thể đi vào các công cụ lưu trữ giá trị, trái phiếu hay các tài sản. Do đó, về dài hạn, các tài sản vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng khi lạm phát không ngừng.
Bitcoin sẽ tăng bao nhiêu?
Ngân hàng Standard Chartered vẫn giữ nguyên quan điểm là BTC sẽ đạt 150,000 USD cuối năm nay, và có thể lên đến 200,000 USD vào cuối năm 2025. Bởi họ cho rằng những nhà đầu tư vàng sẽ đầu tư vào Bitcoin/Bitcoin ETF và ước tính họ sẽ giữ 80% vàng và 20% BTC dài hạn.
Mức dự đoán của Standard Chartered tương đương với nhiều dự đoán khác từ các nhà phân tích và tổ chức tài chính khác. Điều này cho thấy rằng có sự đồng thuận ngày càng tăng về tiềm năng tăng giá của Bitcoin trong tương lai.
Phần lớn những dự đoán giá BTC chu kỳ này đã khiêm tốn hơn. Hầu hết các dự đoán rằng giá Bitcoin có thể tăng lên từ 100,000 USD tới 200,000 USD. Điều này là một điều mà nó khác biệt so với lại chu kỳ trước đây. Như chu kỳ trước vào 2021, có rất là nhiều kỳ vọng và dự đoán rằng giá Bitcoin có thể lên tới là 300,000 USD và thậm chí là 500,000 USD. Tuy nhiên, cuối cùng giá đỉnh chu kỳ trước của Bitcoin chỉ lên đến 69,000 USD.
Bây giờ đã có giá BTC ngày halving (64K), nhiều bạn hỏi ước tính của Thuận dựa theo tài liệu lịch sử thì BTC có thể đạt được giá bao nhiêu chu kỳ này. Kết hợp những dữ liệu giá của BTC Thuận đưa vào, ChatGPT đã phân tích và đưa ra những dự đoán theo các tài liệu lịch sử.
Dưới đây là kết quả được đưa ra:
Sau đợt halving đầu tiên thì đỉnh của chu kỳ là giá BTC ngày halving X 82.8 lần. Tiếp đến, sau đợt halving thứ hai, giá đỉnh của BTC trong chu kỳ đó bằng 29.8 lần giá BTC ngày halving diễn ra. Còn sau đợt halving thứ ba thì đỉnh của chu kỳ là giá BTC ngày halving nhân lên 7.7 lần.
Nếu dựa theo lịch sử thì giá BTC lần này có thể là 2.38 lần từ mức giá ngày halving, nghĩa là khoảng 152,000 USD. Con số này cũng tương đương dự đoán của ngân hàng Standard Chartered.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, tài liệu và các dự đoán này chỉ mang tính tham khảo. Lịch sử sẽ đúng cho tới khi nó không còn đúng nữa. Như việc chúng ta cũng đã có lịch sử mới là giá BTC đạt đỉnh trước ngày halving. Cho nên, rất khó để dự đoán được giá BTC khi chỉ dựa vào ba đợt halving trong lịch sử của BTC. Chúng ta hãy chờ tương lai trả lời cho kết quả này.
Có một điều vẫn đúng là khi thị trường càng lớn, vốn hóa càng tăng thì sự biến động giá cả cũng như mức tăng giá của BTC ở các chu kỳ sau đã ngày càng giảm so với chu kỳ trước đó. Do dó, tỷ lệ tăng trưởng của BTC so với giá ngày halving sẽ thấp hơn tỷ lệ tăng 7.7 lần của chu kỳ trước.
Nhiều người thắc mắc rằng, tiền từ đâu mà có để khiến giá BTC tăng trưởng. Thực tế, tiền pháp định được các chính phủ in ra và đưa vào thị trường qua nhiều hình thức. Nó có thể là in tiền vật lý, thông qua hệ thống ngân hàng (lưu trữ phân đoạn), qua công trái phiếu, hay như FED cho chính phủ Hoa Kỳ vay,... Và tiền có sẵn trong thị trường như người giàu, người chốt lời, ngân hàng, các quỹ đầu tư, các quỹ money market, stablecoin,... Vì vậy, câu hỏi cần đặt là không phải tiền không có trong thị trường, mà thời điểm nào tiền đó được dùng để mua các tài sản.
Chỉ số on-chain Bitcoin
Sự kiện halving Bitcoin lần thứ tư, diễn ra vào ngày 16 tháng 4 năm 2024, đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử của đồng tiền điện tử này. Sự kiện này đã làm giảm tốc độ tạo ra Bitcoin mới, dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ Stock-to-Flow (S2F) của Bitcoin.
Đây là chỉ số đo lường thời gian cần có để đào được lượng tài sản như vàng/Bitcoin hiện có trên thị trường. Tỷ lệ S2F cao hơn cho thấy tài sản đó khan hiếm hơn. Sự gia tăng tỷ lệ S2F của Bitcoin cho thấy rằng đồng tiền điện tử này đang trở nên khan hiếm hơn và khan hiếm hơn vàng. Điều này có thể dẫn đến giá trị của Bitcoin tăng trong dài hạn.
Giá BTC tăng cũng dẫn đến tỷ lệ BTC có lời tăng lên. Tỷ lệ có lời đã ở mức 91.7% nhưng vẫn dưới vùng màu đỏ.
Bitcoin halving diễn ra cũng khiến cho doanh thu của các công ty đào giảm một nửa. Tuy nhiên, dữ liệu on-chain cho thấy, các thợ đào Bitcoin đã thu về 107 triệu USD doanh thu vào ngày diễn ra Bitcoin Halving lần thứ tư.
Việc mint Rune chiếm 75% doanh thu từ phí giao dịch và khiến phí mạng Bitcoin tăng lên hơn 100 USD. Rune là một giao thức cho phép người dùng tạo ra các token mới và mint trực tiếp trên Bitcoin. Phí mạng Bitcoin đã giảm trở lại dưới 20 USD, vẫn cao nhưng đang trên đường trở lại mức bình thường.
Cho dù số lượng Bitcoin đào được đã giảm một nửa nhưng các Bitcoin miner lớn như Marathon và RIOT ở Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tích lũy. Số lượng BTC mà các công ty đào này tích lũy vẫn ngày càng tăng lên.
Chỉ số MPI của các thợ đào cho thấy lực bán trung bình của các công ty đào không nhiều. Có thể họ đã bán những tháng trước đó. Thời điểm này là thời điểm các công ty đào muốn tích lũy BTC.
Dữ liệu của Glassnode cũng cho thấy dữ liệu tương tự. Biểu đồ dưới đây thống kê BTC trong ví của các công ty đào mà Glassnode thống kê tăng nhẹ gần đây. Những tháng trước, các công ty đào cho thấy BTC rời khỏi ví nhưng gần đây, lượng BTC trong ví các công ty đào đã đi ngang và tăng nhẹ.
Lực bán của các thợ đào giảm cũng khiến nguồn cung BTC cho các quỹ BTC spot ETF giảm đi một phần. Điều này sẽ gây áp lực lên giá khi lực mua của các quỹ ETF tăng lên.
Các thông tin khác cho thấy sự chấp nhận với BTC đang gia tăng:
-
Sàn Giao dịch Chứng khoán New York đang xem xét đề xuất cho giao dịch 24/7. Nhu cầu giao dịch 24/7 tương tự như thị trường crypto rất cao và nhiều công ty đầu tư đang hướng tới việc token hoá cổ phiếu và trái phiếu.
-
Công ty thời trang Express khai phá sản (chương 11), chuẩn bị đóng 100 cửa tiệm. Kinh tế khó khăn và xu hướng mua đồ qua mạng đã khiến các công ty kinh doanh trực tiếp bị ảnh hưởng.
-
Dave Portnoy (Barstool Sports founder) nói rằng sẽ mua thêm Bitcoin và hối hận vì không hiểu và đã bán hết Bitcoin năm 2022. Nhưng ông nói là sẽ chờ điều chỉnh mới mua. Năm 2022, Dave Portnoy giận dữ vì mất tiền trên sàn FTX và đã bán hết số Bitcoin, hứa rằng cả đời này sẽ không đụng đến crypto nữa.
-
Công ty đầu tư Victory Securities (Hồng Kông) tiết lộ mức phí đề xuất cho các quỹ ETF Bitcoin. Họ sẽ thu từ 0.5% - 1% tổng giao dịch, với mức phí tối thiểu là 850 USD. Đối với giao dịch cổ phiếu ETF hiện có trên thị trường thứ cấp, mức phí sẽ là 0.15% cho giao dịch trực tuyến và 0.25% cho giao dịch qua điện thoại.
-
Venezuela đang chuyển bán dầu từ USD sang crypto do các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với dầu mỏ Venezuela đang được tái áp dụng. Công ty dầu mỏ quốc doanh của Venezuela, PDVSA, đang xem xét sử dụng Tether. Đến cuối quý 1, PDVSA đã chuyển nhiều giao dịch dầu sang một mô hình hợp đồng yêu cầu thanh toán trước một nửa mỗi lô hàng bằng USDT. PDVSA cũng yêu cầu bất kỳ khách hàng mới nào đăng ký thực hiện giao dịch dầu phải có crypto trong ví điện tử.
-
Nhóm ủng hộ Bitcoin ở Thụy Sĩ, 2B4CH, đã khởi động chiến dịch nhằm thuyết phục Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) thêm Bitcoin vào bảng cân đối kế toán của mình. Tổ chức này dự định tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý quốc gia để sửa đổi hiến pháp Thụy Sĩ, yêu cầu SNB nắm giữ Bitcoin. Động thái này được đánh giá là một bước để Thụy Sĩ duy trì tính trung lập chính trị và chủ quyền trong một môi trường toàn cầu không chắc chắn. Để đạt được mục tiêu này, 2B4CH cần thu thập 100.000 chữ ký từ công dân Thụy Sĩ trong vòng 18 tháng. Nếu thành công, Thụy Sĩ có thể trở thành quốc gia đầu tiên ở phương Tây nắm giữ dự trữ Bitcoin, một bước đi được coi là cam kết đổi mới tài chính và đa dạng hóa tài sản của SNB.
-
Số lượng người giao dịch crypto ở Trung Đông đã tăng 166% trong năm qua, dẫn đầu bởi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất. Theo báo cáo của Bitget, vào năm 2024, có trung bình 500,000 crypto trader hàng ngày tại địa phương. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất dẫn đầu khu vực về việc chấp nhận crypto, với 72% người dùng đầu tư vào Bitcoin.
-
Chính phủ Thái Lan đã quyết định chặn các sàn giao dịch crypto không có giấy phép để ngăn chặn rửa tiền và các tội phạm trực tuyến. Quyết định này được SEC Thái Lan lấy cảm hứng theo cách làm của Ấn Độ và Philippines. SEC Thái Lan sẽ cung cấp danh sách các sàn không có giấy phép cho Bộ Kinh tế và Xã hội số để tiến hành chặn truy cập. SEC khuyến cáo người dân nên rút tiền từ các nền tảng này trước khi lệnh cấm có hiệu lực. Các sàn giao dịch quốc tế như Binance, Coinbase, KuCoin, Kraken và OKX hiện không hoạt động hợp pháp tại Thái Lan.
-
Hai luật sư của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC), Michael Welsh và Joseph Watkins, đã từ chức sau khi bị một thẩm phán liên bang phạt và chỉ trích gay gắt vì "lạm dụng quyền lực trầm trọng" trong vụ kiện chống lại công ty khởi nghiệp tiền điện tử Debt Box.
-
Đáng chú ý, Financial Times (FT), một tờ báo tài chính uy tín của Anh, đã tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh về Crypto và tài sản số vào tháng 4 năm 2024. Sự kiện này diễn ra tại London và thu hút sự tham gia của nhiều nhà đầu tư, doanh nhân và chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tiền điện tử và blockchain. Đây là một bước chuyển lớn đối với FT, vốn trước đây thường xuyên có những quan điểm tiêu cực về tiền điện tử. Trong quá khứ, FT đã gọi tiền điện tử là "bong bóng", "ngu xuẩn" và "Hoa Tulip". Các hội nghị về crypto gần đây được tổ chức thường được dùng tên “Digital Assets” và “crypto” thay vì Blockchain như trước đây. Nó cũng phản ánh phần nào rằng nhận thức về tầm quan trọng của crypto là những ứng dụng tạo nên sự ảnh hưởng phổ biến và blockchain là nền tảng của nó.
-
Tin tức về việc Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đề xuất thuế tài sản 1% đối với tài sản Crypto trị giá trên 500,000 USD là tin giả. Dennis Porter của Satoshi Act chỉ ra rằng tên bị đánh vần sai ở phía dưới và văn bản này cũng không có trên trang web của bà.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital