Fx Pro - Tiềm năng nhận quà đột phá

Dự trữ Bitcoin chiến lược: Bước đi lớn của Hoa Kỳ và hiệu ứng domino toàn cầu

19 Tháng 11, 2024 17:51

Từ lâu, các quốc gia đã dựa vào việc nắm giữ và tích trữ các loại tài sản chiến lược như vàng, trái phiếu chính phủ, hay thậm chí là đồng tiền của những nền kinh tế lớn như đô la Mỹ hoặc euro. Những tài sản này đóng vai trò như lá chắn bảo vệ nền kinh tế trước các biến động thị trường và duy trì sức mạnh tiền tệ.

Dự trữ Bitcoin chiến lược: Bước đi lớn của Hoa Kỳ và hiệu ứng domino toàn cầu

Tuy nhiên, một ý tưởng mới mẻ đang dần xuất hiện trong suy nghĩ của các nhà hoạch định chính sách: tích trữ một thứ không hữu hình, một công nghệ tiên tiến chỉ mới được phát minh trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Đó chính là Bitcoin.

Bitcoin, từng là một thú vui cho sự tò mò tìm tòi của những người am hiểu công nghệ đến việc nó trở thành một câu chuyện hấp dẫn về việc lưu trữ giá trị cho những nhà đầu tư và các công ty có quỹ tiền mặt dồi dào và giờ đây ý tưởng này cũng đang được các quốc gia xem xét với việc bắt đầu quan tâm và cân nhắc tích trữ Bitcoin như một phần của kho dự trữ quốc gia.

Nhưng trước hết, kho dự trữ quốc gia là gì? Hãy cùng khám phá sâu hơn để hiểu rõ hơn về ý nghĩa và vai trò của nó.

Dự trữ chiến lược quốc gia là gì?

Dự trữ quốc gia chiến lược là những kho dự trữ vật liệu như năng lượng, thực phẩm, kim loại quý hoặc các tài nguyên khác mà chính phủ giữ lại để đảm bảo an ninh quốc gia và ổn định trong những trường hợp khẩn cấp, như thiên tai, khủng hoảng kinh tế, hoặc xung đột quân sự. 

Những kho lưu trữ này được thiết kế để giúp quốc gia có thể đáp ứng nhanh chóng mà không cần phụ thuộc vào nguồn cung cấp bên ngoài, từ đó bảo vệ sự an toàn và lợi ích của quốc gia trong những thời điểm bất ổn.

Ví dụ về kho dự trữ quốc gia:

  • Dự trữ vàng: Nhiều quốc gia, như Hoa Kỳ và Đức, lưu trữ vàng trong các kho an toàn để đảm bảo giá trị tiền tệ và củng cố niềm tin vào hệ thống tài chính.
  • Dự trữ dầu mỏ: Hoa Kỳ có Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (Strategic Petroleum Reserve) để sử dụng trong các trường hợp gián đoạn nguồn cung năng lượng.
  • Dự trữ thực phẩm: Một số quốc gia lưu trữ gạo, lúa mì hoặc các loại thực phẩm thiết yếu để đảm bảo an ninh lương thực.

Kho dự trữ quốc gia không chỉ là một biện pháp phòng ngừa rủi ro mà còn là công cụ chiến lược để duy trì sự ổn định và thịnh vượng trong dài hạn. Nó thể hiện năng lực quản lý và chuẩn bị của một quốc gia trước các biến động và khủng hoảng tiềm tàng. 

Dự trữ Bitcoin chiến lược là gì?

Nhưng mọi thứ bắt đầu trở nên thú vị khi vào tháng 7 năm 2024, Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis đã giới thiệu Đạo luật Thúc đẩy Đổi mới, Công nghệ và Năng lực cạnh tranh thông qua Đầu tư Tối ưu hóa Toàn quốc tại Thượng viện Hoa Kỳ.

Sau đây là bản tóm tắt các ý chính quan trọng của dự luật này:

Dự luật đưa ra một kế hoạch chi tiết nhằm thiết lập dự trữ Bitcoin chiến lược tại Hoa Kỳ. Các điểm chính bao gồm:

Tầm quan trọng của Bitcoin:

Bitcoin được xem như một tài sản kỹ thuật số bền vững, giống như vàng, với tiềm năng nâng cao vị thế tài chính và công nghệ của Hoa Kỳ trên toàn cầu.

Việc tích trữ Bitcoin giúp chống lại sự bất ổn kinh tế và tiền tệ, đồng thời bổ sung vào nguồn dự trữ quốc gia.

Thiết lập dự trữ Bitcoin chiến lược:

Dự trữ Bitcoin sẽ được phân bổ trên khắp nước Mỹ với các biện pháp an ninh nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn và an ninh mạng cao nhất cho các khoản nắm giữ Bitcoin của quốc gia.

Kế hoạch tích lũy Bitcoin: 

Chính phủ Mỹ dự kiến mua 200,000 Bitcoin mỗi năm trong vòng 5 năm (tổng cộng 1 triệu Bitcoin, gần 5% tổng nguồn cung Bitcoin) và sẽ giữ tài sản này tối thiểu 20 năm.

Quá trình mua sẽ được thực hiện minh bạch để tránh xáo trộn thị trường.

Tác động và lợi ích dự kiến:

Củng cố kinh tế Mỹ: 

Việc tích trữ Bitcoin có thể giảm thiểu rủi ro tài chính, đặc biệt trong bối cảnh USD bị cạnh tranh bởi các tài sản khác.

Lan tỏa quốc tế: 

Nếu Hoa Kỳ thành công, các quốc gia khác có thể theo bước, tạo hiệu ứng domino trong việc sử dụng Bitcoin như tài sản dự trữ.

Bảo vệ quyền sở hữu cá nhân:

Dự luật nhấn mạnh rằng chính phủ không có quyền xâm phạm quyền sở hữu Bitcoin hợp pháp của các cá nhân hoặc tổ chức.

Minh bạch và giám sát:

Chính phủ sẽ báo cáo thường xuyên về việc quản lý dự trữ Bitcoin, bao gồm các đợt kiểm toán độc lập để đảm bảo trách nhiệm giải trình.

Dự luật này đánh dấu một bước tiến quan trọng, mở ra tiềm năng Bitcoin trở thành một phần quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu, tương tự như vàng. Nó không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn khẳng định vị thế của Mỹ trong lĩnh vực công nghệ tài chính.

Bà Lummis tuyên bố rằng số tiền này có thể được thanh toán bằng cách đa dạng hóa các quỹ hiện có trong Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED), bao gồm trái phiếu, khoản vay và các tài sản khác như vàng, hiện có giá trị khoảng 7 nghìn tỷ đô la thay vì tạo ra thêm nợ để mua Bitcoin.

“Quỹ Dự trữ Bitcoin Chiến lược sẽ phản ánh trách nhiệm hiện tại của Bộ Tài chính trong việc quản lý dự trữ vàng của quốc gia, hoạt động độc lập với Hệ thống Dự trữ Liên bang”, Lummis giải thích. “Mục tiêu của chúng tôi là thiết lập nó như một sự song song hiện đại với kho dự trữ vàng của chúng tôi, đóng vai trò là hàng rào kỹ thuật số chống lại sự bất ổn kinh tế trong khi vẫn duy trì vai trò lịch sử của Bộ Tài chính trong việc bảo vệ các dự trữ quốc gia quan trọng”.

Điều thú vị là chính phủ Hoa Kỳ đang nắm giữ hàng chục tỷ đô la Bitcoin bị tịch thu thông qua các vụ án hình sự. Theo Arkham Intelligence, chính phủ Hoa Kỳ hiện nắm giữ hơn 19 tỷ đô la giá trị Bitcoin, cùng với các tài sản kỹ thuật số khác. 

Và với lời tuyên thệ của tổng thống Donald Trump rằng, dưới thời tổng thống của mình, chính phủ sẽ không bán bất cứ Bitcoin nào trong số những Bitcoin đã bị tịch thu.

Dự luật này đã được Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis trình lên Thượng viện vào tháng 07/2024 nhưng đã không được quốc hội phê duyệt tại thời điểm đó. 

“Quốc hội tiếp theo là thời điểm hoàn hảo để đưa luật này và các dự luật tài sản kỹ thuật số hợp lý khác đạt được mục tiêu”, Lummis nói thêm.

Bà cho biết, “Tổng thống Trump đã chứng minh rằng ông sẽ là tổng thống ủng hộ Bitcoin và crypto nhất trong lịch sử quốc gia chúng ta, và dưới sự lãnh đạo của ông, chúng ta đang ở vị thế tốt hơn bao giờ hết để xây dựng một tương lai kinh tế tươi sáng hơn bằng cách tạo ra một “kho dự trữ Bitcoin chiến lược”.

Dự trữ Bitcoin chiến lược sẽ giúp ích gì cho Hoa Kỳ?

Nợ công của Hoa Kỳ hiện đã vượt quá 35 nghìn tỷ USD và tiếp tục tăng với tốc độ nhanh chóng. 

Chính phủ Hoa Kỳ đã liên tục chi nhiều hơn số tiền thu được từ thuế trong hơn 20 năm qua, thâm hụt hiện ở mức 1,6 nghìn tỷ đô la mỗi năm. Văn phòng Ngân sách Quốc hội ước tính rằng thâm hụt liên bang sẽ tiếp tục tăng trong những thập kỷ tới và không có dấu hiệu dừng lại.

Chỉ riêng chi phí lãi vay cho nợ công đã đạt hơn 1 nghìn tỷ USD hàng năm, trở thành khoản chi lớn thứ hai sau An sinh xã hội.

Các giải pháp truyền thống để giảm nợ công, như thắt lưng buộc bụng, tăng thuế, hoặc dựa vào lạm phát, đều mang lại những thách thức lớn:

  • Thắt lưng buộc bụng: Việc cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế là không thực tế vì vấp phải sự phản đối từ công chúng và một phần đáng kể trong ngân sách của chính phủ bao gồm các khoản chi bắt buộc, chẳng hạn như An sinh xã hội và Medicare, không thể dễ dàng cắt giảm.
  • Tăng thuế: Việc tăng thuế nhanh chóng có thể dẫn đến những tác động tiêu cực, chẳng hạn như hoạt động kinh tế giảm và doanh thu thuế thấp hơn.
  • Vỡ nợ: Là một lựa chọn cực đoan và không khả thi vì sẽ phá hủy niềm tin vào đồng đô la và hệ thống tài chính Hoa Kỳ.
  • In tiền: Mặc dù việc in thêm tiền làm giảm giá trị thực của nợ, nhưng hậu quả của nó là khiến lạm phát cao sẽ phá hủy giá trị tiền tệ, gây bất ổn xã hội và làm mất lòng tin vào chính phủ.
  • Trong bối cảnh này, Bitcoin nổi lên như một giải pháp sáng tạo và khác biệt để đối phó với vấn đề nợ công.

Bitcoin có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ của Hoa Kỳ như thế nào?

Một tài sản tăng giá nhanh hơn lạm phát

Bitcoin đã chứng minh tiềm năng tăng giá vượt trội so với các tài sản truyền thống và tốc độ lạm phát. Kể từ năm 2014, giá trị Bitcoin trung bình tăng nhanh hơn lạm phát và các loại tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu hay bất động sản. 

Với tổng vốn hóa thị trường hiện tại còn nhỏ (dưới 1% giá trị các tài sản truyền thống), Bitcoin có tiềm năng tiếp tục tăng giá mạnh mẽ khi được áp dụng rộng rãi hơn.

Theo lý thuyết, một chiến lược đơn giản nhưng đầy táo bạo có thể giải quyết toàn bộ vấn đề nợ công khổng lồ của Hoa Kỳ.

Chính phủ Hoa Kỳ sẽ mua 1 triệu Bitcoin và đợi giá Bitcoin tăng đến mức đủ để trả hết tất cả nợ công. Hiện tại, giá một Bitcoin là khoảng 90.000 USD. Với 1 triệu Bitcoin, để đạt được mục tiêu 35 nghìn tỷ USD tương đương tổng nợ công liên bang, giá Bitcoin sẽ phải tăng lên 35 triệu USD mỗi Bitcoin. Một con số gần như không tưởng trong thế giới tài chính ngày nay. Nhưng để đợi đến khi Bitcoin tăng đến 35 triệu USD cho một Bitcoin thì nợ công đã tăng lên một con số khác. 

Đây là một kịch bản nghe qua giống như "giấc mơ viển vông," nhưng nó minh họa sức mạnh tiềm năng của Bitcoin nếu được chấp nhận rộng rãi và tăng trưởng mạnh mẽ.

Mặc dù Bitcoin không phải là cây đũa thần để hô biến các khoản nợ biến mất, nhưng nó có thể là một chiến lược đầy tiềm năng để giảm áp lực nợ nần, tăng cường vị thế kinh tế và đảm bảo tương lai tài chính. So với các giải pháp truyền thống, Bitcoin mang lại lợi ích lớn hơn về dài hạn mà không yêu cầu những thay đổi cơ cấu gây bất ổn. Và chiến lược tích lũy Bitcoin vẫn mang đến nhiều tiềm năng. 

Dưới đây là một số lý do tại sao dự trữ Bitcoin chiến lược vẫn là khoản đầu tư đáng giá:

Giảm chi phí nợ và tăng niềm tin quốc tế

Nếu Hoa Kỳ đầu tư vào Bitcoin như một phần của dự trữ quốc gia, quốc gia này sẽ trở thành người dẫn đầu trong việc áp dụng tài sản kỹ thuật số. Điều này có thể:

Tăng giá trị của dự trữ Bitcoin 

Lượng Bitcoin được tích trữ sẽ tăng giá trị theo thời gian, giúp chính phủ giảm áp lực nợ nần.

Tăng niềm tin quốc tế

Một lượng lớn bitcoin dự trữ sẽ giúp đảm bảo niềm tin vào khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ của chính phủ, điều này sẽ khuyến khích các nhà đầu tư quốc tế tiếp tục tin tưởng vào trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, do đó giảm lãi suất phải trả cho khoản nợ.

Một chiến lược với rủi ro thấp

Hoa Kỳ có thể bắt đầu mua 200.000 Bitcoin mỗi năm trong vòng 5 năm, chiếm chưa đến 0,2% ngân sách liên bang hàng năm. Đây là một khoản đầu tư nhỏ, nhưng lợi ích dài hạn lại rất lớn.

Đảm bảo vị thế đồng USD

Dự trữ Bitcoin chiến lược có thể đóng vai trò như một biện pháp phòng ngừa rủi ro nếu USD mất vị thế đồng tiền dự trữ toàn cầu. Với vai trò là người tiên phong, Hoa Kỳ sẽ kiểm soát phần lớn lượng Bitcoin, vẫn tạo được sức ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế toàn cầu.

Thúc đẩy đổi mới và vị thế công nghệ

Việc xác nhận Bitcoin như một phần dự trữ quốc gia sẽ củng cố vị thế của Hoa Kỳ là trung tâm của công nghệ và đổi mới toàn cầu. Điều này không chỉ giúp kinh tế Mỹ mạnh hơn mà còn thúc đẩy phát triển trong lĩnh vực blockchain và tài sản kỹ thuật số.

Các quốc gia khác có dự trữ Bitcoin chiến lược không?

Không rõ có bao nhiêu quốc gia khác đã bắt đầu tích lũy dự trữ bitcoin. Hiện tại, El Salvador là quốc gia duy nhất công khai tuyên bố bitcoin là tài sản dự trữ chiến lược. Quốc gia này bắt đầu tích trữ bitcoin vào tháng 9 năm 2021, khi tuyên bố bitcoin là tiền tệ hợp pháp. El Salvador đã tạo một trang web nơi có thể dễ dàng theo dõi dự trữ của mình, hiện ở mức gần 6.000 BTC.

Tác động lan tỏa đến các quốc gia khác

Khi Bitcoin được lưu trữ như một phần trong dự trữ quốc gia, mà đặc biệt là các quốc gia lớn như Hoa Kỳ, thì vị thế và thương hiệu của loại tài sản này tăng lên nhanh chóng, dù bạn có thích hay ghét, thì bạn khó có thể gọi Bitcoin là một đồng tiền ảo lừa đảo vô giá trị. Những nhận xét về Bitcoin sẽ thay đổi, và các quốc gia khác cũng sẽ đi theo xu hướng mà các quốc gia lớn đang làm để không bị bỏ lại phía sau.


 

Các quốc gia đang áp dụng lý thuyết trò chơi - game theory trong dự trữ bitcoin chiến lược 

Hiệu ứng domino

Khi Hoa Kỳ tiên phong tích trữ Bitcoin, các nền kinh tế phát triển khác có thể sẽ cân nhắc tích lũy loại tài sản này để đảm bảo sự đa dạng và ổn định trong kho dự trữ quốc gia của mình. 

Ở các nền kinh tế mới nổi, nơi thường xuyên gặp phải sự mất ổn định của tiền tệ do lạm phát hoặc quản lý yếu kém, việc tích trữ Bitcoin có thể là một cách để bảo vệ giá trị tài sản. Ví dụ, các quốc gia như Argentina và Venezuela, vốn gặp khó khăn với lạm phát cao, có thể tìm thấy sự ổn định hơn trong việc nắm giữ một loại tài sản phi lạm phát như Bitcoin.

Củng cố thêm câu chuyện Bitcoin là vàng kỹ thuật số

Nếu ngày càng có nhiều quốc gia bắt đầu tích trữ Bitcoin, loại tài sản này có thể nhanh chóng được công nhận là “vàng kỹ thuật số” toàn cầu.

Giống như cách mà vàng đã và đang là một phần quan trọng trong dự trữ quốc gia do tính chất lưu trữ giá trị của nó, Bitcoin có thể trở thành một lựa chọn thay thế hiện đại, tiện lợi hơn với khả năng giao dịch dễ dàng và lưu trữ kỹ thuật số an toàn.

Lịch sử đã chứng minh rằng khi một loại tài sản được nhiều quốc gia và tổ chức lớn công nhận và tích trữ, nó sẽ ngày càng gia tăng giá trị và uy tín. 

Xem thêm: Bitcoin - Kho lưu trữ giá trị

Cạnh tranh kinh tế

Việc Mỹ và các quốc gia lớn khác tích trữ Bitcoin có thể thúc đẩy một cuộc đua giữa các quốc gia khác để không bị tụt lại phía sau. Các quốc gia sẽ tìm cách nắm giữ Bitcoin để tăng cường vị thế tài chính và chứng minh sự linh hoạt trong việc thích nghi với xu hướng tài chính mới. Cạnh tranh này không chỉ dừng lại ở việc dự trữ Bitcoin mà còn thúc đẩy phát triển công nghệ blockchain, đầu tư vào khai thác Bitcoin, và xây dựng các chính sách hỗ trợ crypto.

Nếu Hoa Kỳ thực sự tích trữ Bitcoin như một phần trong dự trữ quốc gia, điều này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế trong nước mà còn tạo ra những thay đổi lớn trong bối cảnh tài chính toàn cầu. Bitcoin từ chỗ là một tài sản đầu cơ có thể tiến tới trở thành một phần không thể thiếu của hệ thống tài chính quốc tế, với những tác động lâu dài đến chiến lược dự trữ và cạnh tranh kinh tế của các quốc gia khác.

Bitcoin: Hành trình từ cá nhân đến quốc gia

Bitcoin đã trải qua một hành trình đáng kinh ngạc, từ chỗ chỉ được biết đến bởi một nhóm nhỏ các nhà đầu tư cá nhân đến việc trở thành một tài sản chiến lược được các công ty và quốc gia xem xét lưu trữ.

Ban đầu, Bitcoin thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, những người tìm kiếm một phương pháp lưu trữ giá trị độc lập, không bị lạm phát và tác động bởi chính sách tiền tệ. Khi niềm tin này lan rộng, các công ty lớn và quỹ đầu tư tổ chức bắt đầu coi Bitcoin là một phần không thể thiếu trong chiến lược tài chính của họ. Điển hình là MicroStrategyTesla, những doanh nghiệp đã chuyển một phần tiền mặt nhàn rỗi sang Bitcoin, xem đây như một "tài sản lưu trữ giá trị vượt trội."

Bước phát triển kế tiếp, và cũng là bước ngoặt lớn nhất, là sự chấp nhận của các quốc gia. El Salvador đã tiên phong khi công nhận Bitcoin là đồng tiền hợp pháp và tích trữ Bitcoin như một phần dự trữ quốc gia. Điều này tạo tiền đề cho các quốc gia khác, đặc biệt là những nước có nền kinh tế không ổn định, cân nhắc Bitcoin như một phương án bảo vệ tài sản quốc gia.

Kết luận 

Hiện tại, mặc dù các quốc gia lớn như Hoa Kỳ hay Trung Quốc chưa chính thức mua và lưu trữ Bitcoin, nhưng đã có những dấu hiệu rõ ràng thông qua các dự luật được trình lên quốc hội với ý tưởng này. Bitcoin đang ngày càng tiến gần hơn đến sự chấp nhận toàn diện, không chỉ bởi công chúng mà còn ở cấp độ quốc gia. Với những bước tiến này, Bitcoin đã đi quá xa để có thể thất bại, và sự công nhận rộng rãi chỉ còn là vấn đề thời gian.


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
19 Tháng 11, 2024 17:51