Đốt coin là gì? - Nó có thật sự giúp dự án tăng giá trong dài hạn?
Đốt là một từ tượng hình. Được dùng để mô tả một cách dễ hiểu cho việc làm mất đi một đồng tiền mãi mãi.
Các bạn có thắc mắc tại sao trong thế giới Fiat (tiền pháp định) người ta thường in thêm tiền. Và trong thế giới Crypto người ta lại đốt bớt tiền.
Không phải dự án nào cũng tham gia vào việc đốt coin. Và đốt coin cũng không phải là một phong trào lớn. Nhưng nó cũng đủ phổ biến để chúng ta chú ý đến. Tại sao chúng ta lại đốt đi một đồng tiền có giá trị? Chúng ta lấy tiền của ai để đốt và nó tạo ra lợi ích cho ai? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những điều thú vị trên qua bài viết này.
Đốt coin là gì?
Đốt là một từ tượng hình. Được dùng để mô tả một cách dễ hiểu cho việc làm mất đi một đồng tiền. Ở thế giới vật chất chúng ta còn có xăng, có lửa để đốt.
Nhưng trong thế giới của blockchain chúng ta lấy đâu ra lửa để đốt? Thật ra thì không có một đồng tiền nào được đốt cả. Khi muốn huỷ một đồng tiền nào đó. Thì chúng ta sẽ chuyển đồng tiền đó vào một địa chỉ chết. Gọi là địa chỉ chết vì khi một khi chúng ta chuyển coin vào đó. Nó sẽ mãi mãi bị mắc kẹt tại đó và không bao giờ được lấy ra được.
Đồng tiền đó sẽ bị lấy ra khỏi lưu thông và nó sẽ biến mất mãi mãi. Chúng ta gọi đó là việc đốt tiền.
Ai cũng có thể thực hiện việc đốt coin được. Chỉ với một điều kiện nhỏ. Là bạn phải có coin. Rồi sau đó gửi coin đó vào địa chỉ chết. Vậy là bạn đã có thể tự đốt coin của mình rồi.
Có một sự thật thú vị rằng, chúng ta có xu hướng thích coin của ai đó bị đốt đi để tăng giá trị của coin mình đang nắm giữ.
Một số dự án đã tích hợp tính tăng đốt coin vào trong luôn hợp đồng thông minh của họ ngay từ ban đầu. Mục đích ở đây là để trấn an các nhà đầu tư tiềm năng rằng. Nguồn cung của token trong tương lai sẽ tiếp tục thu hẹp. Xoa dịu lo ngại về lạm phát hoặc thị trường quá loãng.
Có lẽ các nhà đầu tư đã ám ảnh với câu chuyện lạm phát của hệ thống tiền tệ pháp định (fiat). Nên các dự án Crypto mới tạo ra một phương pháp. Giúp các nhà đầu tư có niềm tin nơi một loại tài sản có thể giảm phát trong tương lai qua việc đốt coin.
Polygon (MATIC) Đốt, Binance Đốt, Ai Ai Cũng Đốt
Một vài ví dụ cho những dự án đốt coin
Việc các dự án đốt coin đã không còn quá xa lạ. Nó được khởi xướng từ năm 2017. Với một vài dự án và từ từ lan ra rộng hơn trong cộng đồng.
BNB Chain
Khi ra mắt đồng BNB vào năm 2017. Họ đã cam kết đốt đi một nửa nguồn cung của BNB. Tổng nguồn cung BNB là 200 triệu coin. Có nghĩa là họ sẽ đốt đi 100 triệu coin. Thời gian đốt được thực hiện 3 tháng 1 lần.
Có hai cách chính để đốt BNB:
Cách thứ nhất: một phần phí gas được chi tiêu trên BNB Chain sẽ được đốt cháy theo thời gian thực theo đề xuất BEP95.
Cách thứ nhì: bao gồm các sự kiện đốt BNB hàng quý. Trước đây, việc đốt BNB hàng quý dựa trên khối lượng giao dịch BNB trên sàn giao dịch Binance. Nhưng từ tháng 12/2021. Binance đã thông báo rằng cơ chế đốt hàng quý sẽ được thay thế bằng cơ chế tự động đốt BNB mới (BNB Auto-Burn).
Cơ chế tự động đốt của BNB sẽ tự động điều chỉnh lượng BNB được đốt dựa trên giá BNB. Và số khối được tạo trên BNB Chain trong quý. Điều này mang lại sự minh bạch và khả năng có thể dự đoán cao hơn cho cộng đồng BNB.
Ethereum
Từ đầu Ethereum được xây dựng nên với một blockchain đi theo mô hình lạm phát mãi mãi. Để đảm bảo có thể trả trưởng cho thợ đào hỗ trợ hệ thống. Vì Vitalik Buterin nghĩ nếu giống như Bitcoin. Khi đã đào hết 21 triệu đồng rồi thì phí giao dịch không đủ hấp dẫn và mang lại động lực cho thợ đào tiếp tục bảo vệ hệ thống an toàn. Ethereum trả khoảng 2 ETH cho mỗi block mới được đào ra. 13 giây đào được 1 block. (Đây là hình thức cũ và áp dụng cho Ethereum lúc còn sử dụng hệ thống đồng thuận Proof-of-Stake)
Nhưng vào năm 2021. Ethereum (ETH) đã cập nhật thành công bản nâng cấp EIP-1559. Điều đó đã tái cấu trúc lạ mô hình phí gas trên Ethereum và bắt đầu đốt ETH. Bạn có thể xem số ETH đã bị đốt tại đây.
Trước đó phí giao dịch trên Ethereum theo hình thức đấu giá. Ai trả giá cao hơn thì được đi trước. Nhưng từ khi EIP-1559 xuất hiện thì tạo ra cái gọi là base fee. Thay vì người mua và người bán đặt phí. Mạng sẽ tự động tạo giá “base fee – giá sàn” phù hợp với mức hoạt động hiện có của mạng. Nếu mạng đang đông đúc, base fee sẽ đi lên. Nếu mạng không hoạt động, base fee sẽ giảm xuống. Người dùng vẫn có thể trả thêm tiền cho thợ đào để xử lý giao dịch. Nhưng đó không phải điều kiện bắt buộc.
Nếu tổng số tiền base fee được đưa cho thợ đào. Thì sẽ dẫn đến các thợ đào sẽ tạo khống nhiều giao dịch giả để nâng base fee lên cao. Nhằm hưởng được nhiều phí hơn. Nên Vitalik mới đưa ra giải pháp sẽ đốt hết tất cả phí đó.
Dẫn đến một kết quả phụ là việc kiềm chế lại tốc độ lạm phát của Ethereum. Càng nhiều giao dịch được sử dụng. Càng nhiều ETH được đốt. Nếu số lượng ETH bị đốt nhiều hơn số lượng ETH được phát hành mới ra thì nó sẽ có sự giảm phát.
Bạn có thể đọc thêm về đề xuất EIP-1559 tại đây.
Shiba Inu
Khi tạo nên dự án Shiba Inu (SHIB). Những người sáng lập dự án này đã gửi đến người sáng lập Ethereum là Vitalik Buterin. 50% tổng nguồn cung của SHIB, nhằm mục đích quảng cáo.
Vào năm 2021. Giữa lúc giá của SHIB tăng cao. Vitalik Buterin đã đốt hết 90% đồng SHIB mà anh ta nhận được. Nó có giá trị khoảng 6.7 tỷ USD. Và từ thiện 10% số SHIB còn lại ở Ấn Độ.
Vitalik Buterin đốt SHIB bằng cách gửi số lượng token này vào một địa chỉ chết. Và số token SHIB đó sẽ mãi mãi ở đó.
Buterin tuyên bố rằng anh ta làm điều này để không bị coi là người có ảnh hưởng đến hệ sinh thái Shiba Inu. Vì vậy, không có mục tiêu tài chính nào đằng sau vụ đốt cháy SHIB này. Nhưng ít nhất các tổ chức từ thiện cũng có một lượng SHIB để sử dụng cho mục đích tốt.
Tôi đã đưa ra 3 ví dụ, về việc đốt coin ở 3 dự án khác nhau. Và nó cũng là đại diện cho 3 kiểu ý định đốt coin.
Ở Binance. Việc đốt coin được đưa vào dự án ngay từ đầu. Như một thông điệp gửi đến các nhà đầu tư và cộng đồng rằng đây là một dự án sẽ giảm phát trong tương lai. Khi mà 50% sẽ được đốt liên tục từ năm này qua năm khác. Tạo sự khan hiếm theo thời gian.
Ở Ethereum. Việc đốt coin như một bản cập nhật để giải quyết các vấn đề mà Ethereum đang gặp phải ở việc phí gas dao động quá cao. Việc đốt ETH ở cập nhật EIP-1559 không phải vì mục đích làm cho đồng ETH khan hiếm hơn hay giảm phát. Mà là để giải quyết những vấn đề hiện tại Ethereum đang gặp phải.
Ở Shiba Inu. Đốt coin là quyết định của một cá nhân sở hữu đồng coin đó. Nó không có mục đích giúp dự án bớt lạm phát. Hay là nằm trong kế hoạch ban đầu của của nhà sáng lập. Giống như bạn cũng có thể đốt bất cứ coin nào bạn muốn khi bạn có coin đó trong ví.
Tại sao lại phải đốt coin?
Đốt để tăng giá trị đồng coin.
Thông thường, các blockchain sẽ trích một phần phí, lợi nhuận có được để mua lại token rồi đem đi đốt. Quá trình đốt có thể được lập trình ngay từ đầu. Hoặc thông qua các đề xuất được bỏ phiếu bởi cộng đồng.
Một dự án đốt các đồng tiền của họ nhằm mục đích giảm nguồn cung tổng thể. Từ đó tạo ra sự giảm phát. Khiến cho đồng coin đó trở nên khan hiếm hơn. Nhưng điều đó không đảm bảo việc tăng giá cho token và có thể sẽ không tạo được bất kỳ lợi ích gì cho nhà đầu tư.
Ngoài ra còn một số hình thức khác của việc đốt coin:
Là một cơ chế đồng thuận
Một số blockchain sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-Burn (PoB). Đây là một cơ chế không phổ biến bên cạnh PoW và PoS. Điều này yêu cầu người khai thác phải đốt một số đồng tiền của họ một cách thường xuyên. Thay vì đốt tiền vào máy đào và điện. Thì thợ đào sẽ đốt coin của họ như một cách “đầu tư” tài nguyên vào blockchain đó.
Để bảo vệ chống lại thư rác
Khi việc gửi giao dịch trên blockchain là miễn phí hay quá rẻ thì nó sẽ dẫn đến việc có các cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDOS). Và ngăn chặn các giao dịch spam làm tắc nghẽn mạng. Vì phí quá rẻ nên người ta có thể đẩy vào blockchain hàng triệu giao dịch khiến nó đứng hình và không xử lý được. Từ đó blockchain cần thu phí giao dịch và một số mạng yêu cầu người khai thác/người xác thực phải đốt các khoản phí mà họ nhận được cho các giao dịch.
Để giữ Stablecoin ổn định
Đốt tiền và in tiền trong các dự án Stablecoin là việc thường xuyên xảy ra. Và mục đích duy nhất cho việc đó là giữa giá của đồng coin được neo theo sát đồng USD.
Ngoài ra cũng còn nhiều trường hợp đốt coin một cách "vô tình" khác. Như việc bạn gửi coin nhầm địa chỉ. Quên mật khẩu ví. Đã có vô số đồng BTC trên thị trường bị mất đi mãi mãi vì chủ nhân của nó đã gửi nhầm địa chỉ ví, hay quên mật khẩu ví cá nhân. Bao gồm 1 triệu đồng BTC ban đầu được Satoshi Nakamoto người sáng tạo ra Bitcoin đào ra. Và cho tới hiện tại thì 1 triệu đồng BTC đó vẫn nằm im bất động mặc cho giá cả có lên hay xuống theo thời gian.
Nhưng thật lạ là khi có ai đó lại muốn đốt đi chính đồng coin của mình đi chứ. Nó chẳng khác gì việc ném tiền qua cửa sổ.
Và việc đốt coin có thật sự sẽ làm tăng giá trị cho một dự án nào đó? Chúng ta sẽ cùng khám phá tiếp chủ đề thú vị này qua phần tiếp theo.
Đốt coin có giúp tăng giá trị của đồng coin đó?
Một trong những yếu tố lớn ảnh hưởng lớn nhất đến giá cả của một đồng tiền nào đó. Là sự quan hệ qua lại giữa cung và cầu. Nếu nhu cầu giữa nguyên mà nguồn cung đột ngột giảm đi do bị đốt bớt thì giá của dự án đó sẽ tăng cao.
Thường chúng ta hay nghe người ta tập trung đến điểm này. Nếu cung ít hơn cầu thì giá sẽ tăng. Điều này hoàn toàn đúng chứ không sai. Nhưng nó chỉ đúng ở phần hiện tượng chứ không nằm ở bản chất.
Giờ chúng ta sẽ cùng nhau khám phá sâu hơn. Về mặt bản chất thì điều gì mới khiến giá của một đồng coin tăng?
Muốn giá của đồng coin tăng thì chúng ta cần có “cầu”. Là nhu cầu mua và sở hữu từ người dùng. Vậy điều gì sẽ thúc đẩy người dùng có nhu cầu sở hữu đồng coin đó.
Nếu bạn hiểu được nguyên lý hoạt động này. Thì bạn sẽ nhìn ra được bức tranh tổng thể và biết ra được lý do tại sao một án có giá trị và điều gì tạo ra giá trị cho dự án đó.
Coin/Token là vật đại diện giá trị cho blockchain/dApps. Để một đồng Coin/Token có giá trị thì Blockchain/dApps đó phải cung cấp những giải pháp hữu ích cho các vấn đề của thị trường. Và giải pháp đó được càng nhiều người chấp nhận thì giá trị của đồng Coin/Token đó càng tăng.
Đó là một động lực dài hạn cho các dự án phát triển.
Giá trị của BTC không phải nằm ở sự khan hiếm của 21 triệu đồng. Vì nếu dự án không thật sự có giá trị thì bạn có tạo ra 1 triệu đồng hay 100 đồng thì nó vẫn không có giá trị.
Giá trị của một dự án nào đó được đo bằng vốn hoá thị trường của dự án đó. Còn từng dự án sẽ có số nguồn cung lưu thông trong thị trường khác nhau. Nếu dự án đó ít coin thì tổng vốn hoá chia số coin đó thì giá trị mỗi coin sẽ cao. Còn dự án có nhiều coin thì tổng vốn hoá chia tổng số coin thì giá trị mỗi đồng coin sẽ thấp.
Kết luận
Lạm phát hay giảm phát là sự lựa chọn về chính sách tiền tệ của từng dự án và nó có những ưu và nhược điểm khác nhau. Qua bài viết này chúng ta đã biết được việc đốt coin là gì và nó nhằm vào mục đích gì. Đốt coin vẫn có những giá trị nhất định và nó sẽ ảnh hưởng đến sự khan hiếm của tổng nguồn cung. Giá coin sẽ tăng nếu chúng bị đốt đi một cách dài hạn nhưng với điều kiện về "nhu cầu" phải giữ nguyên hoặc tăng.
Qua bài viết này hy vọng bạn có cái nhìn sâu sắc hơn. Về việc làm thế nào để một dự án có giá trị và tăng giá theo thời gian qua những nguyên lý cốt lõi.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital