XM - Đối tác Xuất sắc

Crypto cách mạng hoá khái niệm về quyền sở hữu tài sản

09 Tháng 08, 2023 15:13

Từ xa xưa đến nay, con người đã quen với việc sở hữu những tài sản vật lý. Nơi mà họ có thể cầm được sờ được, thấy được. Điển hình cho những tài sản đó là vàng bạc đá quý, bất động sản, nhà cửa, cho đến gần đây. Khi kỷ nguyên của cách mạng công nghiệp hoá, nơi mà nhiều công ty được xây dựng lên. Thì con người còn sở hữu một loại tài sản mới đó là chứng khoán.

Crypto cách mạng hoá khái niệm về quyền sở hữu tài sản

Trước khi có internet. Quyền sở hữu chứng khoán được thể hiện thông qua giấy tờ. Từ việc giao dịch, lưu giữ và mua bán.

Xét trên phương diện dòng lịch sử thời gian thì các tài sản vật lý được đưa lên internet và giờ đây bạn có thể quản lý cổ phiếu thông qua smartphone. Nhưng những tài sản đó đều cần sự liên kết với thế giới vật lý. 

Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn một loại tài sản mới. Chỉ tồn tại hoàn toàn trong không gian kỹ thuật số và đang tạo ra một cuộc cách mạng mới về khái niệm quyền sở hữu tài sản. Nơi bạn sẽ khám phá ra đâu mới là thứ bạn “thật sự” sở hữu. 

Khái niệm truyền thống về quyền sở hữu tài sản

Khái niệm truyền thống về quyền sở hữu tài sản thường liên quan đến việc sở hữu vật chất hoặc các tài sản truyền thống như đất đai, nhà cửa, chứng khoán hay tiền mặt. 

Các giao dịch liên quan đến quyền sở hữu tài sản truyền thống thường phải được thực hiện thông qua các trung gian tài chính và hỗ trợ bởi các giấy tờ pháp lý như sổ đỏ, hợp đồng hoặc chứng chỉ.

Quyền sở hữu tài sản là quyền pháp lý cho phép cá nhân hoặc tổ chức sở hữu, sử dụng và kiểm soát một tài sản cụ thể. Các loại tài sản truyền thống bao gồm:

Đất đai và bất động sản: Gồm các mảnh đất, nhà cửa, căn hộ và các công trình xây dựng khác. Quyền sở hữu tài sản này thường được xác nhận qua giấy tờ sở hữu đất đai hoặc sổ đỏ.

Chứng khoán: Bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và các chứng chỉ tài sản có giá trị trên thị trường chứng khoán. Quyền sở hữu chứng khoán thường được xác nhận qua các chứng chỉ chứng khoán hoặc tài khoản chứng khoán.

Tiền mặt: Là các phương tiện thanh toán chấp nhận được như, tiền giấy, tiền xu, tiền điện tử trong tài khoản ngân hàng, séc… 

Tài sản cá nhân: Bao gồm tài sản di động như ô tô, trang sức, đồ điện tử. 

Khi sở hữu các loại tài sản này. Bạn cần một cơ quan pháp quyền xác nhận những tài sản trên thuộc quyền sở hữu của bạn.

Bạn không thể nào đứng ra mà nói tôi sở hữu mảnh đất này khi không có giấy tờ chứng nhận của cơ quan địa phương (có thể trở về hàng trăm năm về xưa, trường hợp này là đúng thông qua thỏa thuận trong cộng đồng).

Ở kế kỷ 21 của chúng ta hiện nay. Khi xã hội đã phát triển, cơ chế về quản lý và xác nhận quyền sở hữu tài sản cũng trở nên chặt chẽ hơn. Nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về việc quản lý và chứng nhận quyền sở hữu đối với các tài sản truyền thống có thể kể đến như:

Phức tạp và đắt đỏ: Quy trình xác nhận và quản lý quyền sở hữu tài sản truyền thống thường phức tạp và yêu cầu nhiều thủ tục pháp lý, điều này có thể tốn kém và kéo dài thời gian.

Rủi ro gian lận và tranh chấp: Hệ thống giấy tờ pháp lý truyền thống có thể bị gian lận hoặc có sai sót, gây ra tranh chấp về quyền sở hữu và gây khó khăn trong việc xác định chính xác quyền sở hữu tài sản.

Sự phụ thuộc vào bên trung gian: Đối với một số loại tài sản, việc xác nhận và bảo vệ quyền sở hữu còn phụ thuộc vào các bên trung gian như các cơ quan quản lý tài chính, chính quyền hoặc bên thứ ba.

Tính di động và tiện lợi: Các loại tài sản truyền thống như vàng, bất động sản, chứng khoán và tiền mặt phụ thuộc vào các phiên bản vật lý hoặc giấy tờ để xác nhận quyền sở hữu. Thật khó để vác theo vài ký vàng bên người đúng không nào. 

Crypto đã đem đến một khái niệm hoàn toàn mới về tài sản trong không gian kỹ thuật số. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người mà chúng ta đã tạo ra một loại tài sản có thể tồn tại, được trao đổi và sở hữu hoàn toàn trong không gian số mà không cần cầm phiên bản vật lý.

Xem thêm: Crypto: Một Loại Tài Sản Mới Làm Thay Đổi Cả Thế Giới Tài Chính

Crypto tạo ra khái niệm mới về quyền sở hữu tài sản

Crypto là tên viết tắt của cryptocurrency. Là loại tiền dựa trên công nghệ mã hóa mật mã. Được tạo ra và quản lý thông qua mạng lưới phân cấp của các máy tính, thường dựa trên công nghệ blockchain. Tạo thành sổ cái công khai, minh bạch và không thể sửa đổi.

Không ai sở hữu mạng bitcoin. Không có Giám đốc điều hành, không có đội ngũ bán hàng, không có bộ phận tiếp thị và không có đường dây nóng cho các trường hợp khẩn cấp.

Do đó bitcoin không bị kiểm soát và kiểm duyệt như các loại tài sản truyền thống khác. Nó tăng mức độ sở hữu lên cao nhất. 

Với khả năng di chuyển và lưu trữ tài sản một cách toàn cầu và phi tập trung. 

Bitcoin đã giới thiệu một khái niệm hoàn toàn mới về quyền sở hữu tài sản trong không gian kỹ thuật số. Khác với các loại tài sản truyền thống như bất động sản, vàng và chứng khoán, việc sở hữu bitcoin không phụ thuộc vào sổ đỏ, giấy tờ hoặc bất kỳ sự chứng nhận từ các nhà cầm quyền. Thay vào đó, sở hữu và quản lý bitcoin nằm hoàn toàn trong tay người dùng, giúp tăng tính linh hoạt và độc lập.

Với tính di động và tính ẩn danh của mình. Bitcoin mang đến sự tiện lợi và bảo mật cho người dùng trong việc sở hữu và sử dụng tài sản. Bất kể nơi bạn đang ở nơi nào, bạn cũng có thể dễ dàng truy cập và quản lý tài sản của mình thông qua các ví crypto trên điện thoại hoặc máy tính. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức so với việc mang theo tài sản vật lý như vàng, tiền mặt hay giấy tờ pháp lý.

Ngoài ra, khả năng chia nhỏ bitcoin thành các đơn vị nhỏ hơn, gọi là satoshi, tạo ra tính linh hoạt cao hơn cho loại tài sản này. Có thể gọi đây là loại tài sản mà mọi tầng lớp trong xã hội từ giàu đến nghèo, từ già đến trẻ đều có thể sở hữu được. Một triệu VNĐ có thể không đủ để mua bất động sản, nhưng với bitcoin, bạn vẫn có thể sở hữu một phần nhỏ BTC và tham gia vào thị trường này

Đặc biệt, bitcoin không phụ thuộc vào chính quyền hay các tổ chức tài chính trung tâm. Mạng blockchain bitcoin hoạt động phi tập trung, được duy trì bởi một mạng lưới các nút trên toàn thế giới. Điều này giúp loại crypto này mang khái niệm toàn cầu, không bị ảnh hưởng bởi các quy định hay biên giới quốc gia.

Nhiều người nói rằng tuy bitcoin không phụ thuộc vào chính quyền, nhưng khi chính quyền cấm BTC (như Trung Quốc đã làm) thì việc bitcoin có phi tập trung cũng vô nghĩa. Nhìn lại hơn 10 năm phát triển của BTC. Thì xu hướng các quốc gia chấp nhận BTC luôn có xu hướng cao hơn qua thời gian so với việc cấm đoán nó.

Sự khác biệt giữa quyền sở hữu crypto và quyền sở hữu tài sản truyền thống

Khái niệm mới về quyền sở hữu tài sản thông qua crypto khác biệt so với quyền sở hữu tài sản truyền thống như sau:

Phi tập trung và minh bạch: Trong crypto, quyền sở hữu tài sản được xác nhận thông qua mạng lưới phân cấp và minh bạch của các giao dịch được ghi lại trên blockchain. Điều này loại bỏ sự phụ thuộc vào các trung gian truyền thống và tạo ra tính phi tập trung trong việc quản lý quyền sở hữu tài sản.

Theo dõi lịch sử giao dịch: Mỗi giao dịch crypto được ghi chép và liên kết với các giao dịch trước đó, tạo thành chuỗi liên tục, không thể thay đổi. Do đó, quyền sở hữu tài sản có thể được theo dõi và xác định một cách chính xác và minh bạch.

Quyền kiểm soát linh hoạt hơn: Người sở hữu crypto có quyền kiểm soát tài sản của mình một cách linh hoạt hơn, không cần phải phụ thuộc vào các trung gian tài chính truyền thống. Họ có thể thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng hoặc sử dụng tài sản một cách nhanh chóng và tiện lợi.

Bớt phụ thuộc vào các bên trung gian: Với crypto, các giao dịch có thể được thực hiện trực tiếp giữa các bên mà không cần sự can thiệp của các bên trung gian. 

Bitcoin giúp tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực tài chính và định nghĩa lại quyền sở hữu tài sản trong thế kỷ 21.

Ngoài việc bản thân crypto là một loại tài sản độc lập. Một loại tài sản kỹ thuật số hoàn toàn trên môi trường internet. Và tạo ra những khái niệm mới về quyền sở hữu tài sản ở mức độ cao nhất. 

Nhưng với sự phát triển của công nghệ blockchain. Thì nay các tài sản truyền thống như vàng, chứng khoán, bất động sản có thể được đưa lên blockchain để cùng tận hưởng những ưu điểm vượt trội vốn có của blockchain. 

Bitcoin không những đưa ra khái niệm mới về quyền sở hữu tài sản lên một tầm cao mới và còn cách mạng hoá quyền sở hữu của những loại tài sản truyền thống khác.

Token hoá các tài sản truyền thống

Token hóa tài sản (asset tokenization) là quá trình chuyển đổi một tài sản truyền thống, như bất động sản, chứng khoán, nghệ thuật, hay các loại tài sản khác, thành các đơn vị tài sản kỹ thuật số, gọi là token.

Giờ đây bạn có thể giao dịch cổ phiếu một cách phi tập trung trên các sàn DEX, hoặc mua bán bất động sản như một NFT riêng biệt. Đó là tương lai gần nhất cho việc áp dụng công nghệ blockchain vào việc giao dịch và token hoá các tài sản truyền thống. 

Xem thêm: Token hoá tài sản: bất động sản, vàng, cổ phiếu sẽ được đưa vào blockchain

NFT mang lại cuộc cách mạng cho lĩnh vực nghệ thuật và nhiều ngành nghề khác cần tính độc nhất và mang giá trị cao như bất động sản. 

Token hóa tài sản cũng sẽ đơn giản hóa cách thức trao đổi và giao dịch diễn ra. 

Cổ phiếu đã cho phép nhiều nhà đầu tư có cơ hội sở hữu một phần trong các công ty đang phát triển. Tuy nhiên, token hoá tài sản có thể tạo ra nhiều cơ hội hơn cho nhiều người hơn có thể sở hữu một phần nhỏ của những loại tài sản có giá trị cao hơn như bất động sản.

So sánh việc sở hữu BTC với các tài sản truyền thống

Trường hợp di chuyển một số lượng lớn tài sản xuyên biên giới

Dưới đây là ví dụ về việc di chuyển 1 tỷ USD giá trị của vàng từ quốc gia này sang quốc gia nọ và bán 1 tỷ USD giá trị bất động sản từ người này sang người kia khi so sánh với bitcoin.

Di chuyển 1 tỷ USD giá trị của vàng từ quốc gia này sang quốc gia nọ: 

Với Vàng: Với giá trị của 1 tỷ USD vàng tương đương với trọng lượng 16.01 tấn vàng. Bạn nghĩ chúng ta sẽ cần bao nhiêu súng ống, quân đội, cảnh sát cùng vô số thủ tục hải quan và sự bảo vệ nghiêm ngặt để phòng các trường hợp mất mát hoặc mất trộm vàng trong quá trình vận chuyển. 

Nếu bạn có đi trên đường thì cũng sẽ thường xuyên thấy được những xe 4 bánh được đóng kín cửa sổ chở tiền ngân hàng được hộ tống bởi công an. Và đương nhiên giá trị của số tiền bên trong xe luôn ít hơn rất nhiều con số 1 tỷ USD. 

Với Bitcoin: Di chuyển 1 tỷ USD giá trị của bitcoin không đòi hỏi vận chuyển vật lý. BTC được lưu trữ và quản lý trong ví crypto và có thể được gửi đi và nhận lại chỉ qua internet. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và tăng tính linh hoạt trong việc chuyển tiền giữa các quốc gia. 

di chuyển 1 tỷ USD giá trị Bitcoin

Vào tháng 6 năm 2020. Đã có một ai đó di chuyển hơn 1 tỷ USD giá trị bitcoin với phí giao dịch chỉ 1.7 USD - Nguồn: blockchain.com

Bán 1 tỷ USD bất động sản từ người này sang người kia:

Với bất động sản: Quy trình bán bất động sản có thể tốn nhiều thời gian và công sức. Người bán cần phải thỏa thuận giá bán, thực hiện các thủ tục pháp lý, chuyển nhượng quyền sở hữu, và đóng thuế. Các giao dịch này thường phụ thuộc vào sự can thiệp của các bên trung gian như luật sư và ngân hàng, tạo ra nhiều chi phí liên quan.

Với Bitcoin: Bán 1 tỷ USD giá trị của bitcoin có phần đơn giản hơn. Mặc dù về thực tế nếu ai đó bán 1 tỷ USD ngay lập tức có thể ảnh hưởng xấu đến giá. Nhưng với việc bán ra từng phần nhỏ trong một khoảng thời gian thì sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều đến phần giá cả. 

So sánh này cho thấy bitcoin nói riêng và crypto nói chúng mang lại sự tiện lợi, tốc độ và tính phi tập trung cao hơn so với các tài sản truyền thống như vàng và bất động sản trong việc di chuyển giá trị và chuyển nhượng quyền sở hữu. Điều này làm nổi bật tiềm năng và ưu điểm của crypto trong việc thay đổi quyền sở hữu tài sản và cách chúng ta thực hiện các giao dịch tài chính. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng crypto cũng đối mặt với những thách thức và rủi ro riêng liên quan đến bảo mật và quản lý tài sản.

Trường hợp chiến tranh xảy ra

Trong tình huống chiến tranh xảy ra và người dân cần tị nạn qua các quốc gia khác. Việc đem theo tài sản trở thành một vấn đề quan trọng. So sánh việc đem theo tài sản là bitcoin với các loại tài sản truyền thống khác trong tình huống này có những điểm khác biệt đáng chú ý:

Khả năng di chuyển và lưu trữ

Với bitcoin: Tài sản BTC có thể được di chuyển và lưu trữ dễ dàng và an toàn trong các ví crypto trên điện thoại hoặc máy tính. Người dùng có thể dễ dàng mang theo BTC khi di tản và truy cập vào tài sản của họ bất kể ở đâu trên thế giới, miễn là có kết nối internet.

Với tài sản truyền thống: Mang theo tài sản truyền thống như vàng, tiền mặt khi di tản có thể gặp nhiều khó khăn. Các tài sản này cần phải được vận chuyển vật lý và cần phải đảm bảo an toàn và bảo mật, điều này có thể gây rủi ro và mất mát trong quá trình di chuyển.

Bảo mật và tính ẩn danh:

Với bitcoin: Tài sản BTC được mã hóa và quản lý trong ví crypto với mã khóa riêng biệt của người dùng. Điều này giúp bảo mật và đảm bảo tính ẩn danh khi sở hữu và giao dịch BTC, giúp người dùng bảo vệ tài sản trước các tác động tiêu cực của chiến tranh và thảm họa.

Với tài sản truyền thống: Tài sản truyền thống có thể dễ dàng trở thành mục tiêu của cướp hoặc chiếm đoạt trong tình hình chiến tranh và khủng hoảng. Việc xác định chính xác quyền sở hữu và bảo vệ tài sản có thể trở thành một vấn đề phức tạp.

Giá trị và quy đổi:

Với bitcoin: Giá trị của Bitcoin được xác định bởi thị trường và có thể thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, người dùng có thể dễ dàng quy đổi BTC thành tiền mặt hoặc các loại tiền tệ khác trên các sàn giao dịch crypto, giúp họ tiếp tục sử dụng tài sản của mình dễ dàng trong môi trường mới.

Với tài sản truyền thống: Giá trị của vàng, tiền mặt và chứng khoán có thể biến đổi theo tình hình kinh tế và chính trị của từng quốc gia. Việc quy đổi và sử dụng các tài sản này trong môi trường mới có thể gặp nhiều khó khăn do các rào cản và quy định pháp lý.

Tóm lại, Bitcoin mang lại sự tiện lợi, tính ẩn danh và tính di động cao hơn so với các tài sản truyền thống trong tình huống tị nạn và di tản qua các quốc gia khác nhau trong tình hình chiến tranh và khủng hoảng. Điều này giúp người dùng bảo vệ và quản lý tài sản của họ một cách hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sở hữu và quản lý crypto cũng cần có kiến thức và cẩn trọng để tránh rủi ro và mất mát.

Thách thức và vấn đề liên quan

Một trong những thách thức lớn nhất của crypto là vấn đề bảo mật và an ninh. Việc sở hữu crypto thường dựa vào private key (khóa cá nhân) và ví crypto. Nếu người dùng không bảo vệ đúng cách mã khóa và ví, họ có thể dễ dàng bị tấn công và mất tài sản crypto. Các hình thức tấn công bao gồm truy cập trái phép vào ví, các cuộc tấn công mạng và các chiêu thức lừa đảo để lấy thông tin cá nhân và mã khóa.

Trước khi các loại ví lạnh như LedgerTrezor ra đời. Tình trạng mất đồng coin thường diễn ra rất phổ biến. 

Theo Chainalysis, khoảng 25% bitcoin được cho là đã bị mất vĩnh viễn vì quên mật khẩu hoặc mất thiết bị phần cứng như laptop. Ước tính 70% số bitcoin đó đến từ các nhà đầu tư ban đầu và những thợ đào bitcoin. 

Sự kiểm soát của chính phủ và quy định liên quan đến crypto

Chính phủ của mỗi quốc gia có sự quan tâm và ảnh hưởng đối với crypto do tiềm năng ảnh hưởng đến nền kinh tế và tài chính của đất nước. Một số quốc gia đã đưa ra các quy định và chính sách về việc sử dụng và giao dịch crypto nhằm kiểm soát rủi ro tiềm tàng như rửa tiền, trốn thuế và hoạt động bất hợp pháp. Sự kiểm soát này có thể tạo ra sự không đồng nhất và ảnh hưởng đến tính phổ biến và sử dụng crypto trong một số khu vực.

Xem thêm: Luật về crypto | Sự giành quyền quản lý | Loại tài sản mới sở hữu nhiều đặc tính

Rủi ro và thất thoát crypto do sự cố kỹ thuật 

Crypto có thể đối mặt với các rủi ro và thất thoát do sự cố kỹ thuật hoặc mất mã khóa. 

Tính đến hôm nay, có tổng cộng 148 vụ tấn công giao thức DeFi đã xảy ra, với số tiền bị mất lên tới tổng cộng khoảng 4,28 tỷ USD vào thời điểm xảy ra các vụ tấn công. Vụ tấn công lớn nhất là cầu nối Ronin, thiệt hại lên đến 625 triệu USD.

Các vấn đề như lỗi kỹ thuật, hacker tấn công hoặc lỗi trong mã nguồn có thể gây mất mát tài sản điện tử của người dùng. 

Để sở hữu và sử dụng crypto một cách an toàn và hiệu quả. Người dùng cần phải nắm vững kiến thức về bảo mật, quy định và các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân và mã khóa của mình.

Kết luận

Crypto đang thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về khái niệm quyền sở hữu tài sản trong nền kinh tế toàn cầu. Công nghệ blockchain đã mang đến tính minh bạch, an toàn và phi tập trung cho các giao dịch, giúp loại bỏ hoặc giảm thiểu sự phụ thuộc vào các trung gian truyền thống. 

Crypto mở ra tiềm năng rộng lớn trong việc áp dụng quyền sở hữu tài sản vào nhiều loại tài sản truyền thống khác. Đồng thời đưa ra khái niệm “sở hữu” mạnh mẽ nhất mà một cá nhân có thể giữ và quản lý tài sản của họ. 


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
09 Tháng 08, 2023 15:13