XM - Đối tác Xuất sắc

CELESTIA là gì? - Kiến trúc blockchain mô-đun đầu tiên

29 Tháng 09, 2022 19:05

Celestia là một blockchain theo kiến trúc mô-đun. Điều đó giúp các dự án hoặc tổ chức có thể xây dựng blockchain lên trên nó.

CELESTIA là gì? - Kiến trúc blockchain mô-đun đầu tiên

Với mục đích giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng thông qua kiến trúc mô-đun mới. Bằng cách tách biệt cơ chế đồng thuận khỏi lớp thực thi.

Nhưng trước hết chúng ta cần biết mô-đun là gì đã chứ?

Mô-đun là các thành phần nhỏ được cấu thành trong một tổng thể. Mỗi một mô-đun sẽ đảm nhận các chức năng khác nhau. Và chúng sẽ cùng tạo nên một tổng thể chung. 

Tại sao blockchain của Celestia lại chia nhỏ ra và thực hiện các công việc độc lập mà không gộp chung lại. Để xử lý tất cả như các blockchain hiện tại. 

Có thể hiểu nôm na kiến trúc mô-đun như một dây chuyền lắp ráp ô tô. Mỗi mô-đun sẽ chịu trách nhiệm gia công một phần trên chiếc xe (vd một mô-đun sẽ chuyên sản xuất cửa xe). Để rồi kết hợp các bộ phận đó lại thành một thể thống nhất là chiếc xe. 

Còn kiến trúc nguyên khối chỉ có một bộ phận. Sẽ đảm nhận toàn bộ quá trình gia công và lắp ráp xe từ đầu đến cuối mà không cần phải chia nhỏ quy trình ra. 

Đa số blockchain layer 1 hiện nay vẫn theo kiến trúc nguyên khối (monolithic). Điều này có nghĩa là tất cả các full nodes và trình xác nhận thực hiện mọi thứ từ thực thi và đồng thuận. Đến tính khả dụng của dữ liệu trong chính blockchain.

Monolithic Blockchain vs Modular Blockchains

Các blockchains yêu cầu bốn chức năng sau:

Thực thi (Execution): phải đảm bảo rằng chỉ các giao dịch hợp lệ mới được thực hiện. 

Giải quyết (Settlement): giải quyết tranh chấp gian lận và làm cầu nối giữa các lớp thực thi khác.

Sự đồng thuận (Consensus): đòi hỏi sự đồng ý về thứ tự của các giao dịch.

Tính sẵn có của dữ liệu (Data Availability): đòi hỏi phải cung cấp dữ liệu giao dịch.

Các blockchain hiện tại. Nghĩa là các blockchains nguyên khối. Cần thực hiện tất cả bốn chức năng cùng nhau trong một lớp đồng thuận cơ sở duy nhất. Kết quả là sẽ bị giới hạn thông lượng của hệ thống. 

dự án celestia blockchain modolar

Giải pháp của Celestia là tách các chức năng này thành từng lớp. Tách biệt của bốn chức năng thành ba lớp chuyên biệt. Như những mô-đun trong một hệ thống tổng thể. Kết quả là, mọi layer có thể được chuyên biệt hóa để chỉ thực hiện một cách tối ưu chức năng của nó và do đó, tăng thông lượng của hệ thống.

Celestia là gì?

Celestia là một blockchain theo kiến trúc mô-đun, giúp mở rộng và chuyên biệt hoá cho từng blockchain được xây dựng trên nó. Cho phép các blockchain có quyền tự chủ và thoát khỏi những ràng buộc của kiến trúc nguyên khối (monolithic) hiện có. 

Nghe đến đây, hẳn bạn đã liên tưởng đến một vài dự án hiện có trên thị trường cho phép các bên thứ 3 có thể xây dựng các blockchain tùy chỉnh. Có thể kể đến như Cosmos, Polkadot, Avalanche

Với tầm nhìn tương tự. Celestia muốn trao cho cộng đồng chủ quyền của riêng họ bằng cách dễ dàng triển khai blockchain riêng với các quy tắc cụ thể. Đồng thời hưởng lợi từ cơ sở hạ tầng và bảo mật của Celestia.

Theo Celestia công bố. Thì đây là blockchain mô-đun đầu tiên trên thế giới. 

Điểm nổi bật của Celestia 

Trong kiến trúc Monolithic Blockchain. Các chức năng đồng thuận và thực thi được hoạt động trên cùng một layer. Monolithic Blockchain được cho là nhanh và có thông lượng cao nhất từ trước đến nay có thể kể đến là Solana

Với Modular Blockchain. Celestia tách sự đồng thuận và thực thi ra từng lớp riêng biệt. 

Lớp đồng thuận sẽ được đảm nhiệm bởi Celestia blockchain. Dựa trên cơ chế đồng thuận proof-of-stake.

Lớp thực thi sẽ tồn tại trên các blockchain xây dựng trên Celestia. Vì Celestia không áp đặt bất kỳ quy định thực thi nào. Cho phép các blockchain đó tối ưu hoá và chuyên môn hoá cho các trường hợp sử dụng cụ thể. Celestia sẽ hỗ trợ tất cả các phiên bản Rollups. Nhưng ban đầu dự án sẽ tập trung vào EVM (Ethereum Virtual Machine) và Cosmos SDK.

Một trong những thách thức của Blockchain mô-đun là việc xử lý dữ liệu. Vì Celestia tách lớp thực thi ra. Nên việc giải quyết giao dịch được thực hiện bởi các blockchain xây dựng trên Celestia. Nên các node của chuỗi chính không thể lấy được dữ liệu của các giao dịch này. 

Celestia giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng công nghệ Rollup. Thay vì gửi tất cả giao dịch xuống node của Celestia. Điều đó khiến mạng lưới vô cùng nặng nề và nhiều dữ liệu. Công nghệ Rollup cho phép node trên blockchain Celestia có thể xác minh một block 100mb chỉ với 10kb dữ liệu. Vì các giao dịch sẽ được gói lại thành từng bó để gửi xuống Celestia nên tiết kiệm không gian và thời gian xử lý giao dịch. 

Tìm hiểu thêm: 2 dự án tiêu biểu sử dụng công nghệ Rollup để hỗ trợ Ethereum mở rộng là ArbitrumOptimism

Cách hoạt động của Celestia

Celestia áp dụng kiến trúc mô-đun. Phân tách một ngăn xếp blockchain thành các thành phần chuyên biệt. Các chức năng cốt lõi, sự đồng thuận và thực thi, được tách thành các lớp khác nhau.

Tách sự đồng thuận và thực thi thành các lớp riêng biệt. 

Lớp đồng thuận sẽ được đảm nhiệm bởi Celestia blockchain.

Lớp thực thi tồn tại trên những blockchain xây dựng trên nó. Cho phép tối ưu hóa và chuyên môn hóa cho các trường hợp sử dụng cụ thể.

celestia blockchain mô đun

Trong Polkadot. Mặc dù cho phép những blockchain khác xây dựng lên bên trên. Nhưng giao dịch của những blockchain đó vẫn được gửi về chuỗi chính của Polkadot là Relay chain để giải quyết. 

Còn đối với những blockchain xây dựng trên Celestia thì giao dịch sẽ được giải quyết trực tiếp trên các blockchain đó (lớp thực thi) và thu thập dữ liệu từ nhiều giao dịch vào một giao dịch duy nhất (dùng công nghệ rollup) để gửi về Celestia. Vì nếu không cuộn các giao dịch đó thành một mẫu nhỏ và gửi xuống full node. Thì theo thời gian một full node sẽ trở nên quá nặng và cồng kềnh. Khiến việc chạy một full node là một điều khó vì cần một máy tính đủ mạnh. Việc đó làm giảm tính phí tập trung của Celestia. 

Celestia token 

Hiện Celestia chưa có token. Nhưng họ cho biết là sẽ phát hành nó trong tương lai. Cùng với đó sẽ triển khai cơ chế đốt token tương tự như EIP-1559 trong Ethereum. 

Đội ngũ sáng lập Celestia 

Các nhà sáng lập Celestia là những người đã có kinh nghiệm lâu năm trong ngành crypto. Trước đó họ cũng có kinh nghiệm trong việc xây dựng các dự án khác như Optimistic Rollups, CosmosHarmony

đội ngũ sáng lập celestia

CEO - Mustafa Al-Bassam, có bằng Tiến sĩ trong mở rộng quy mô blockchain tại UCL. Trước đây. Anh đã đồng sáng lập Chainspace. Một nền tảng hợp đồng thông minh đã được chia nhỏ mà Facebook sau đó đã mua lại. 

CRO - John Adler, là một nhà nghiên cứu về khả năng mở rộng Lớp 2. Trước đây anh ấy đã làm việc tại ConsenSys. Làm việc trên giai đoạn 2 của Ethereum 2.0. Lấy cảm hứng từ các công trình của Mustafa về tính sẵn có của dữ liệu. Adler đã tạo ra đặc điểm kỹ thuật đầu tiên cho một sơ đồ Optimistic Rollups.

CTO - Ismail Khoffi, cựu kỹ sư cao cấp tại Tendermint và Interchain Foundation (Cosmos).

COO - Nick White, có bằng BS & MS từ Stanford. Trước khi gia nhập Celestia, Nick White đã đồng sáng lập Harmony. Một giao thức blockchain xây dựng cơ sở hạ tầng blockchain có thể mở rộng để cung cấp năng lượng cho cuộc cách mạng phân quyền. 

cố vấn dự án celestia

Những nhà cố vấn cho dự án Celestia cũng đến từ dự án Cosmos. Điều đó cho chúng ta thấy sẽ có những sự liên kết mật thiết giữa hai dự án này. 

Nhà đầu tư 

Với một dự án blockchain mô-đun đầu tiên. Thì có vẻ số tiền mà Celestia gọi được có phần hơi khiêm tốn so với những dự án layer 1 khác. 

Vào đầu năm 2021. Celestia gọi vốn thành công $1.5M từ nhiều quỹ đầu tư, bao gồm: Interchain Foundation, Binance Labs, Maven 11, KR1, Signature Ventures, Divergence Ventures, Dokia Capital, P2P Capital, Tokonomy, Cryptium Labs, Michael Ng, Simon Johnson, Michael Youssefmir và Ramsey Khoury.

Đây là số tiền từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Chưa bao gồm huy động vốn từ công chúng qua việc bán token trong tương lai. 

Roadmap

03/2021: Gọi vốn vòng Seed và phát hành MVP (sản phẩm khả thi tối thiểu).

2/2021: Triển khai Devnet.

02/2022: Giới thiệu Quantum Gravity Bridge.

2022-2023: Khởi chạy testnet (đã hoàn thành từ tháng 5/2022). 

2023: Khởi chạy mainnet.

Kết luận 

Hiện tại việc tạo ra một blockchain mới không khó khăn như xưa. Nhưng phần khó khăn nhất là tạo dựng một cộng đồng lớn xung quanh blockchain đó. 

Với kiến trúc mới về việc chia các thành phần trong blockchain ra nhiều lớp khác nhau để chuyên môn hóa trong việc thực thi và mở rộng. Liệu sự sáng tạo trong kiến trúc mới của việc thiết kế blockchain này có được thị trường đón nhận một cách nồng nhiệt trong tương lai.


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
29 Tháng 09, 2022 19:05