CARDANO - Xây dựng blockchain bằng các công trình toán học phức tạp
Như trong cuộc phỏng vấn gần đây Vitalik có chia sẻ tôi nghĩ rằng Cardano có một cách tiếp cận hơi khác so với Ethereum, và họ thực sự nhấn mạnh những bằng chứng học thuật lớn này cho mọi thứ. Ethereum có xu hướng ổn hơn với các lập luận heuristic… Chắc chắn có một số điều rất thú vị xuất hiện từ nghiên cứu của IOHK
Cardano là một dự án với thời gian phát triển tương đối dài hơi và cho đến nay thì vẫn chưa có hợp đồng thông minh chính thức chạy trên mạng lưới. Trong bài viết này chúng ta sẽ không nói quá nhiều về giá cả cũng như các thuật ngữ phức tạp hay so sánh qua lại giữa các dự án có hợp đồng thông minh, mà chúng ta sẽ khám phá những câu chuyện đằng sau dự án có phần khác biệt với cách xây dựng và tiếp cận blockchain qua quá trình xác minh các công trình toán học một cách chính thức.
Sau khi sớm tham gia vào ngành công nghiệp tiền điện tử với việc bắt đầu dự án giáo dục Bitcoin nhằm phổ biến kiến thức blockchain đến công chúng. Và rồi cuối năm 2013 cùng Vitalik Buterin (một trong 8 người sáng lập ban đầu) xây dựng nên dự án Ethereum. Do những bất đồng về triết học rất lớn về cách mà mọi thứ nên được vận hành nên vào năm 2014 Charles Hoskinson rời Ethereum và thành lập công ty IOKH vào năm 2015. Cho ra mắt dự án Cardano vào năm 2017.
Với tầm nhìn mà Charles Hoskinson vẽ ra cùng với việc nhận thấy được những vấn đề đến từ các thế hệ blockchain đầu tiên mà ông tham gia, nên ông đã tham vọng giải quyết cùng lúc 3 vấn đề lớn của các nền tảng blockchain hiện nay là:
-
Khả năng mở rộng
-
Khả năng kết nối
-
Tính bền vững
Cộng với việc giải được bài toán quản trị cho dự án nghĩa là các thành viên trong cộng đồng Cardano sẽ có những cơ chế biểu quyết các cập nhật tương lai cho dự án với việc sẽ đưa ra một quyết định cuối cùng như việc bầu tổng thống chứ không còn quá nhiều tranh cãi nội bộ dẫn đến hiện tượng chia chuỗi như bitcoin/bitcoin cash, ethereum/ethereum classic, gây chia rẽ cộng đồng nặng nề và hao tốn nhiều tài nguyên không đáng có.
Hiện nay các mạng lưới blockchain chủ yếu phát triển hệ sinh thái của riêng mình chứ rất ít mang các tương tác với nhau, như bitcoin không thể chạy trong ethereum, hay ethereum không thể kết nối với các mạng lưới ngân hàng truyền thống, Cardano với tầm nhìn trở thành “internet of blockchain” cho phép các nền tảng blockchain tương tác lẫn nhau, các mạng lưới tập trung như công ty và chính phủ có thể tương tác với mạng lưới phi tập trung, và sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực cuộc sống từ giáo dục, tài chính đến lĩnh vực giải trí qua các tác phẩm NFT.
Tôi không quan tâm ngày qua ngày các dự án cạnh tranh với nhau như Polkadot cạnh tranh với Ethereum, hay Cardano cạnh tranh với Ethereum, điều thực sự quan trọng là bạn có tập trung vào tầm nhìn cho thị trường và vấn đề bạn muốn giải quyết hay không? và bạn có sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đạt được điều đó?
Charles Hoskinson
Cardano là gì?
Giống như Ethereum là mạng lưới cho phép các dự án khác phát hành dự án trên blockchain của họ và đồng Ether là đồng tiền chính được trao đổi và chi trả các phí gas cho hợp đồng thông minh, thì Cardano là một mạng lưới blockchain đầu tiên sử dụng thuật toán Proof-of-stake thay vì Proof-of-work “ăn điện” như Bitcoin, Ethereum (đang chuyển dần qua PoS) và nhiều dự án khác.
Và Ada là mã thông báo gốc cho mạng lưới Cardano
Nó được đặt theo tên của Ada Lovelace, một nhà toán học thế kỷ 19, người được công nhận là lập trình viên máy tính đầu tiên, và là con gái của nhà thơ Lord Byron.
Lộ trình phát triển
Đây là dự án Blockchain đầu tiên được phát triển từ những công trình khoa học và xây dựng bởi đội ngũ kỹ sư và học giả hàng đầu thế giới. Với thiết kế blockchain 2 lớp là Cardano Settlement Layer (CSL) (lớp 1) là lớp mà các bạn đang sử dụng để gửi và nhận ADA từ ví này qua ví kia, đã phát triển xong và đang hoạt động.
Cardano Computation Layer (CCL) (lớp 2). Lớp này hiện vẫn đang được phát triển. Sau khi hoàn thiện, nó sẽ cho phép người dùng tạo và ký kết hợp đồng thông minh và DApps (đây là lớp mà mọi người đang mòn mỏi chờ đợi). Lớp 2 giữ sự độc lập với lớp 1. Còn với Ethereum, cả 2 lớp đều đan xen lẫn nhau. Điều này có nghĩa là khi nói đến việc thực hiện các thay đổi hoặc Fork thì cấu trúc Blockchain của Cardano vượt trội hơn so với Ethereum.
Với một lộ trình dài qua các thời kỳ được vẽ ra trong roadmap của dự án, hiện tại chúng ta vừa vượt qua thời kỳ SHELLEY với mục đích mang lại sự phi tập trung hoàn toàn cho mạng lưới, nghĩa là trước đó công ty IOHK vẫn hỗ trợ mạng lưới đúc khối (block) mới nhưng hiện tại tất cả các khối mới được đúc ra bởi cộng đồng những người đang tham staking thuật toán proof-of-stake, do vậy Cardano đang là một nền tảng phi tập trung hoàn toàn với sự hỗ trợ vòng ngoài của IOHK, Cardano Foundation và EMORGO.
(bạn có thể tham gia staking ADA cùng Thuan Capital tại đây)
(Có lẽ Charles là người rất yêu toán học, văn chương và cả triết học nữa, vì trên hình là những con người kiệt xuất trong các lĩnh vực đó)
Với lần nâng cấp tiếp theo ở thời kỳ GOGUEN sắp tới bạn sẽ được thấy lớp thứ 2 của blockchain Cardano chạy các hợp đồng thông minh và các ứng dụng phi tập trung (DApps) đa dạng như thế nào.
Để xây dựng tính bền vững cho sự phát triển lâu dài của dự án, hệ thống sẽ tạo ra một kho bạc, mà tiền được đưa vào kho bạc đến từ một số tiền nhỏ trích ra từ phí giao dịch và khoá lại bằng hợp đồng thông minh và không ai có thể can thiệp được, trong tương lai các nhà phát triển muốn cải thiện giao thức Cardano thì họ sẽ đề xuất lên cộng đồng cái họ muốn cải thiện và cần số tiền bao nhiêu để làm việc đó, nếu phần đa cộng đồng đồng ý thì kho bạc sẽ chuyển số tiền đó cho nhà phát triển như theo đề xuất của họ.
Bản cập nhật VOLTAIRE là giai đoạn cuối cùng trong lộ trình phát triển dự án Cardano. Với bản cập nhật này, hệ sinh thái Cardano sẽ hoạt động như một hệ thống tự cung tự cấp. Cardano vốn là một dự án nhằm mục đích cung cấp một hệ sinh thái phi tập trung hoàn toàn với công nghệ chuyển giao có thể mở rộng.
Tại sao Cardano lại đi chậm thế?
Bất cứ khi nào chúng ta đầu tư vào một dự án blockchain nào đó, chúng ta phải tự hỏi mình phần mềm blockchain đó sẽ tồn tại trong bao lâu, 10, 20 ,30, 50 năm nữa nó sẽ vẫn hoạt động theo đúng mục đích của nó không? như các mạng lưới blockchain Bitcoin, Ethereum, Cardano, Sonala, Tezos… theo cách mà nó được thiết kế hôm nay nó sẽ vẫn tiếp tục hoạt động và làm những gì nó phải làm sau hàng chục năm nữa không?
Vì những thứ chúng ta xây dựng nền tảng cho ngày hôm nay sẽ được sử dụng phổ biến với quy mô lớn trong tương lai, mọi sai lầm trong thiết kế và lỗ hổng sẽ để lại một hậu quả rất lớn và khó khắc phục.
Như bạn xây dựng một tên lửa, một chiếc máy bay, một hệ thống tàu điện ngầm siêu nhanh, bạn muốn đảm bảo rằng lúc chế tạo và sản xuất với những tính toán chính xác nhất và được kiểm tra qua lại nhiều lần, để khi đưa vào sử dụng trong thực tế nó chạy trơn tru và lâu dài, mọi sai lầm và lỗi vặt sẽ trả cái giá rất đắt trong thực tế sử dụng.
Bạn có muốn ngồi lên chiếc máy bay chưa được bảo trì kiểm tra hoàn hảo trước khi bay? Bạn có muốn đặt tiền của mình vào một hợp đồng thông minh mà nó có thể bị hack và làm mất hết tiền của bạn?
Hệ thống tên lửa, hệ thống chữa cháy, là những hệ thống quan trọng mà khi đến lúc cần thì nó phải làm được những gì nó phải làm và không có bất kỳ hỏng hóc hay sai sót nào trong đó.
Cộng đồng đã gây rất nhiều áp lực lên dự án Cardano vì nó hình như chậm như rùa, nó nhích từng bước một và cho đến nay nó vẫn chưa chính thức có được hợp đồng thông minh dù dự án được nghiên cứu từ năm 2015.
Nó không hoạt động theo cái cách bùng nổ và bay lên sao hoả như cái cách mà một vài dự án khác đang làm.
Quy trình chung mà các dự án thực hiện là khi hoàn thành xong sách trắng và họ sẽ đưa ra một danh sách các thông số kỹ thuật mà họ muốn và sau đó các kỹ sư phần mềm chuyển các yêu cầu thông số kỹ thuật đó thành mã code để có thể thực hiện và làm những nhiệm vụ được đưa ra.
Đó là cách mà đa số các dự án thực hiện và đưa ra cho thị trường sử dụng, nếu có các vấn đề về lỗi và bị hack thì các kỹ sư sẽ xem lại và sửa chữa nó. Để tránh đi những sai sót trên thì cái chúng ta cần có quá trình gọi là “xác minh chính thức”, việc xác minh nhằm chắc chắn rằng những công trình toán học và những thông số kỹ thuật đúng và chính xác, đó là lý do tại sao Cardano rất chú trọng trong việc xác minh, thử thách, và kiểm tra các công trình toán học của dự án bởi những chuyên gia hàng đầu trên khắp thế giới.
Chúng ta phải hỏi như vài chục năm sau kể từ bây giờ, blockchain đó được sử dụng cho một mục đích quan trọng thì nó sẽ vẫn hoạt động như cách nó được dự định?
Và không có cách nào để chúng ta biết vì có rất nhiều biến số khác nhau sẽ xảy ra vài chục năm tới. Vì vậy chỉ có một cách mà chúng ta có thể xác định rằng phần mềm này hoạt động chính xác như chúng ta dự định hay không là lấy các thông số kỹ thuật mà chúng ta có trong phần mềm cộng với lấy trực tiếp mã nguồn của phần mềm đó rồi chuyển đổi cả hai với bằng chứng toán học và sau đó dùng toán học để xác nhận rằng hai điều này là chính xác.
Và hãy ghi nhớ là mình không phải là nhà lập trình cũng không là nhà toán học nên những gì mình giải thích để giúp các bạn có cái nhìn đơn giản và cơ bản nhất.
Vì vậy dự án Cardano đã phải trải qua rất nhiều khó khăn và tốn rất nhiều thời gian để đi qua các giai đoạn xác minh chính thức này.
Rất nhiều người không biết chỉ trích dự án Cardano là lừa đảo vì mất một thời gian rất dài từ khi khởi chạy cho đến nay vẫn chưa có hợp đồng thông minh, họ so sánh với rất nhiều dự án ngoài kia khởi chạy dự án cùng thời điểm nhưng hầu như tất cả đã có hợp đồng thông minh để đưa vào sử dụng, cái họ không biết là cách mà Charles tiếp cận để giải quyết các vấn đề rất lớn của thế giới blockchain. Anh ấy muốn chắc chắn rằng mọi công trình toán học của dự án đều được kiểm tra nghiêm ngặt để không phát sinh một lỗi đáng tiếc nào trong khi đưa ra sử dụng ngoài đời thực, tầm nhìn của nhà sáng lập Cardano là đưa blockchain đi ra xa hơn rất nhiều lĩnh vực tài chính, anh ấy mong muốn không những người dùng có thể sử dụng hợp đồng thông minh để xử lý các giao dịch tài chính đơn thuần, mà còn là các công ty ở các lĩnh vực khác nhau, các tổ chức giáo dục, các chính phủ và quốc gia cũng có thể sử dụng mạng lưới này, một tham vọng bao trùm lên hầu như tất cả các dự án khác ngoài thị trường, tham vọng lớn thì rủi ro và độ khó khi thực thi cũng lớn, đó là cách tiếp cận xây dựng một nền tảng blockchain rất chắc chắn và mang tính bền vững, anh ta và đội của anh ta chia sẻ không quan tâm quá nhiều về giá của ADA hiện tại mà quan tâm nhiều hơn đến giá trị sau này mà dự án có thể cung cấp cho thị trường, từ đó giá cả mới phản ảnh giá trị thực tế của dự án.
Giống như người Pháp đã để lại bao nhiêu công trình kiến trúc tại Việt Nam đã tồn tại hàng trăm năm và cho đến nay một trong số đó vẫn đang hoạt động, có thể Nhà Thờ Đức Bà hay toà Bưu Điện trung tâm thành phố cần được bảo trì qua thời gian, nhưng về công năng sử dụng, kết cấu và nét đẹp nghệ thuật qua hàng trăm năm thì nó vẫn nằm đó.
Chúng ta có muốn xây dựng một thứ gì đó tồn tại một cách lâu dài nhưng nó vẫn phải làm những gì nó phải làm, xây dựng công trình nghệ thuật và thiết kế mạng lưới blockchain là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng qua đó cho ta thấy được việc chỉn chu, và đưa ra một số quy trình kiểm ngặt gắt gao lúc ban đầu sẽ giúp nó trường tồn lâu hơn với thời gian.
Như một hệ thống báo và cứu cháy của một một tòa nhà được hoàn thiện từ lúc toàn nhà được bàn giao, đưa vào thực tế sử dụng một thời gian 20, 30 năm và hệ thống báo cháy chưa được một lần sử dụng đến, nhưng đột nhiên vào một ngày nọ, có đám lửa xuất hiện, và nếu hệ thống báo cháy kia không hoạt động đúng lúc như mục đích nó được thiết kế thì hậu quả ra sao?
Và hãy tưởng tượng bạn thực hiện những hợp đồng thông minh quan trọng trên những mạng lưới blockchain như Ethereum, Cardano, Solana, Polkadot… hợp đồng thông minh là những câu lệnh với điều kiện nếu thì, nếu điều này diễn ra thì hợp đồng sẽ thực hiện những gì bạn viết trên nó, và đột nhiên nó không hoạt động, hoặc gặp một số lỗi mà bạn không thể sửa và mắc kẹt một số tiền lớn trong đó thì hậu quả sẽ như thế nào?
Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các dự án nào không có những bước đi giống như Cardano đang thực hiện đều không an toàn và sẽ bị hỏng hóc trong tương lai, đó là những cách tiếp cận xây dựng nền tảng blockchain khác nhau giữa các nhà sáng lập.
Như trong cuộc phỏng vấn gần đây Vitalik có chia sẻ Tôi nghĩ rằng Cardano có một cách tiếp cận hơi khác so với Ethereum, và họ thực sự nhấn mạnh những bằng chứng học thuật lớn này cho mọi thứ. Ethereum có xu hướng ổn hơn với các lập luận heuristic… Chắc chắn có một số điều rất thú vị xuất hiện từ nghiên cứu của IOHK.
Tuy nhiên, anh cũng đề cập rằng sự khắt khe trong học thuật bị đánh giá quá cao vì hầu hết các trường hợp thất bại đều có xu hướng xảy ra bên ngoài mô hình.
Không có ai đúng ai sai, thời gian sẽ trả lời cho chúng ta biết dự án nào sẽ được thị trường đón nhận và sử dụng rộng rãi, nhưng những gì Charles đang thực hiện với dự án của anh ấy là một điều thú vị và hiếm hoi trong cộng đồng.
Hãy dành một lời cảm ơn cho Charles Hoskinson một người giỏi về khoa học máy tính, là một nhà toán học và là một danh nhân điều hành công ty IOHK nơi những công trình toán học được các học giả hàng đầu trên thế giới kiểm gia và xác nhận có tính thực tiễn, là người đã ở trong ngành crypto từ thế hệ blockchain đầu tiên là Bitcoin đến thế hệ blockchain thứ hai là Ethereum và anh ấy có tầm nhìn và sứ mệnh để tạo nên một thế hệ blockchain thứ ba để giải quyết các vấn đề lớn của thị trường cùng cơ chế quản trị mang tính bền vững, giúp tránh được những xung đột nội bộ gây chia tách chuỗi nhánh trong blockchain.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital