XM - Đối tác Xuất sắc

Các ứng dụng phi tập trung (dApps) đang kiếm tiền như thế nào?

18 Tháng 10, 2022 11:57

Cũng giống như các công ty truyền thống. dApps cũng tập trung vào việc kiếm được doanh thu cao. Doanh thu là một phần quan trọng của dApps.

Các ứng dụng phi tập trung (dApps) đang kiếm tiền như thế nào?

Chúng ta đã quá quen thuộc với các mô hình kinh doanh truyền thống. Bao gồm cả những công ty offline và online. Nhưng điểm chung của họ là được xây dựng trên một thực thể gọi là công ty và chúng được đăng ký với quốc gia sở tại. Nguồn doanh thu của các công ty đó có được từ việc bán các sản phẩm và dịch vụ của mình.

Nhưng hiện nay dưới sự phát triển mạnh của thế giới phi tập trung. Số lượng các dApps lên cả hàng chục nghìn dự án. Vậy chúng ta luôn tự hỏi. Nếu đó là một ứng dụng phi tập trung. Thì động lực để họ phát triển là gì. Doanh thu cũng như cách kiếm tiền của họ sẽ ra sao?

Nhưng trước hết, thì dApps là gì cơ chứ?

dApps là gì? 

Điều gì để đủ điều kiện cho một dự án gắn mác “phi tập trung”?

Ứng dụng phi tập trung hoàn toàn là mã nguồn mở. Nó hoạt động tự chủ. Không có thực thể nào kiểm soát phần lớn token. Và dữ liệu và hồ sơ hoạt động của nó sẽ được lưu trữ bằng mật mã trên các blockchain công cộng. 

Ứng dụng có thể điều chỉnh giao thức của mình để đáp ứng với các cải tiến được đề xuất và phản hồi của thị trường. Nhưng tất cả các thay đổi phải được quyết định bởi sự đồng thuận của đa số người dùng.

Nhưng đó vẫn còn là một giải thích khó hiểu. Hãy thử giải thích bằng một cách dễ hiểu hơn.

dApps được ví như những công ty phi tập trung. Được xây dựng trên những quốc gia phi tập trung. 

Có rất nhiều quốc gia phi tập trung ngoài kia. Điển hình như Ethereum, BNB Chain, Polkadot, Cardano

Những công ty xây dựng trên những quốc gia đó sẽ được gọi là dApps.

Bạn có thể xem chi tiết bài viết về dApps tại đây.

Vì mang tiếng là phi tập trung. Nên mô hình kinh doanh và cách kiếm tiền cũng rất khác so với các ứng dụng và công ty truyền thống.

Bất cứ một mô hình kinh doanh nào cũng cần có tiền để hoạt động. Nếu không có tiền thì dự án phi tập trung hay tập trung gì cung sẽ tan vỡ trong một thời gian ngắn. 

Cách kiếm tiền của Apps truyền thống

Có nhiều mô hình kinh doanh cho các ứng dụng truyền thống. Các mô hình này giúp các công ty kiếm được tiền từ các ứng dụng của họ. 

Mục tiêu của các ứng dụng là tập trung vào việc thu hút người dùng và kiếm tiền từ họ. Dưới đây là một số cách thức phổ biến để kiếm tiền của ứng dụng truyền thống.

Quảng cáo trong ứng dụng

Ứng dụng sẽ tạo ra một cộng đồng trong nó. Và hiển thị quảng cáo cho người dùng. Ứng dụng sẽ nhận được tiền từ những người mua quảng cáo. Các mạng xã hội làm rất tốt công việc này. 

Tính năng nâng cao 

Ban đầu họ cung cấp một vài tính năng miễn phí cho người dùng. Và để sử dụng hết tất cả các tính năng nâng cao, thì người dùng cần mua gói cao cấp hơn. 

Một ví dụ điển hình cho chiến lược này là Canva (một ứng dụng chỉnh sửa ảnh đơn giản). Canva cho người dùng sử dụng phiên bản miễn phí và để truy cập vào được các tính năng cao cấp hơn. Thì người dùng cần mua bản một phiên bản cao cấp từ Canva để sử dụng nó. 

Tiếp thị liên kết

Mô hình kiếm tiền bằng cách giới thiệu cho người dùng các tính năng hay ho của sản phẩm và tạo nhu cầu cho họ. Qua đó người dùng có thể truy cập vào đường link mua hàng và người tiếp thị sẽ được một phần trăm hoa hồng từ người bán được sản phẩm.

Như việc Amazon sẽ trả tiền cho bạn nếu một ai đó mua hàng qua link tiếp thị liên kết của bạn. 

Đăng ký

Ban đầu họ sẽ mở ra tất cả các tính năng cho người dùng trải nghiệm cho một thời gian nhất định. Sau đó khách hàng phải tiến hành đăng ký để có thể tiếp tục sử dụng các tính năng đó. 

Apple Music đang thực hiện theo cách này bằng việc cho khách hàng trải nghiệm trong một thời gian trước khi khách hàng quyết định mua dịch vụ của họ. 

Bây giờ chúng ta sẽ qua đến các cách thức kiếm tiền của dApps. Vì là phi tập trung nên các cách thức huy động tiền và kiếm tiền cũng khác hơn rất nhiều các công ty truyền thống.

Cách kiếm tiền của dApps

Vì dApps và các blockchain cũng phải được tạo ra từ một tổ chức nào đó. Nên pháp nhân của họ là ai và họ có quyền hạn như thế nào đối với dApps. 

Pháp nhân là ai và họ làm gì?

Việc phát hành token thường được thực hiện bởi một tổ chức phi lợi nhuận quản lý sự phát triển của mã. Tổ chức phi lợi nhuận này sẽ không nhận được lợi ích tài chính từ phần mềm và có thể có các trách nhiệm sau:

  • Phát hành token ban đầu.

  • Nắm giữ mã thông báo của nhà phát triển.

  • Quản lý các khoản thanh toán tiền thưởng.

  • Định hướng phát triển dự án.

Tổ chức phi lợi nhuận có thể đưa ra các quyết định được phân quyền hoàn toàn. Cho phép cơ chế bỏ phiếu bằng số lượng token nắm giữ để xác định bất kỳ quyết định nào. 

Cũng giống như các công ty truyền thống. dApps cũng tập trung vào việc kiếm được doanh thu cao. Doanh thu là một phần quan trọng. Là dấu hiệu tốt để nhận biết dự án đó có đang hoạt động hiệu quả và có thể phát triển lâu dài hay không.

Doanh thu là những khoản tiền được đưa từ bên ngoài vào bên trong giao thức. Có nhiều nguồn tiền từ vào bên ngoài vào bên trong giao thức nhưng chủ yếu vẫn đến từ phí giao dịch do người dùng thực hiện. 

Một số mô hình dApps còn có cơ chế chia sẻ lợi nhuận cho người dùng. Lợi ích cả đôi bên, đó là một cách thức khá hiệu quả và bền vững. Nhằm giữ chân nhiều người ở lại với giao thức. 

Sau đây là những cách thức kiếm tiền phổ biến của dApps.

Phân phối token ra công chúng

Có nhiều hình thức phân phối mã thông báo ra công chúng. Trước kia thì ICO (Initial Coin Offering) là cách phổ biến. Rồi đến Airdrop. Gần đây thì các dự án có thể bán ra trên các sàn tập trung (IEO), hoặc bán ra trên sàn phi tập trung (IDO)... 

Giờ thì càng ngày có nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm (VCs) tham gia đầu tư vào các dự án Crypto. Và thường là trước cả nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ ngoài thị trường. Ít nhiều gây nên một sự “méo mó” nhất định cho sự “sự phi tập trung”. 

Phí giao dịch

Theo mô hình này. Nhiều nền tảng dApps tính phí trên giao dịch mà người dùng sử dụng dịch vụ của họ. 

Đây là một trong những phương pháp phổ biến nhất để kiếm tiền từ dApp. 

Bán các vật phẩm 

Nhiều nền tảng trò chơi phi tập trung cho phép mua và bán NFT trong chợ giao dịch của riêng họ.

Các trò chơi như Axie Infinity, Decentraland… Bán các vật phẩm và đất đai trong thế giới Metaverse cho người tham gia. 

Ngoài ra người mua cũng có thể tự do giao dịch qua lại lẫn nhau trên các chợ NFT bên trong dApps hay trên các chợ NFT lớn và nổi tiếng như Opensea. 

Trào lưu “play-to-earn” đình đám trong năm 2021. Đã mang lại một trong những mô hình kinh doanh mới. Ngoài chơi game để giải trí. Người chơi còn có thể kiếm tiền từ những vật phẩm mà họ sở hữu trong game. 

Ngoài ra các bộ sưu tập NFT như Bored Ape Yacht Club bán 10.000 con vượn NFT với giá khá cao. Hiện tại BAYC là một trong những bộ sưu tập NFT giá trị nhất của thị trường Crypto. 

Những dApps mang lại doanh thu cao nhất 

Tuy thị trường có nhiều mảng cho dApps phát triển. Nhưng cho đến hiện tại thì AMM DEX và NFT Marketplace là hai nơi tạo ra nhiều doanh thu nhất. 

Còn mảng Lending/Borrowing và phái sinh chỉ chiếm một phần nhỏ. 

Người ta hay nhầm lẫn giữa phí giao dịch và doanh thu. Phí giao dịch là người dùng sẽ trả khi giao dịch trên một blockchain nào đó. Như Opensea chạy trên Ethereum. Người dùng muốn mua NFT thì họ phải phải phí giao dịch cho Ethereum. Phí này sẽ về tay thợ đào chứ không về Opensea. Nên không tính là doanh thu. Doanh thu là phần tiền mà dApps đó sẽ tính kèm trong giao dịch đó. 

phí giao dịch trên các dapps

OpenSea và Uniswap là 2 dApps đốt xăng nhiều nhất trên blockchain Ethereum - Nguồn: Tokenterminal 

doanh thu của các dapps

Doanh thu của các dApps hàng đầu trong 1 năm qua (10/2021-10/2022).

Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách kiếm tiền của một vài dApps nổi tiếng. 

Cách kiếm tiền của Uniswap 

Uniswap là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) lớn nhất. Nó cho phép người dùng hoán đổi token. Bằng cách sử dụng thanh khoản do người dùng khác cung cấp. 

Uniswap kiếm tiền theo nhiều cách riêng biệt: phí giao dịch, phí từ các bể thanh khoản, phát hành token UNI. 

Khối lượng giao dịch càng cao thì doanh thu càng lớn. 

Uniswap thu tổng 0.3% trên giao dịch. Từ đó chia lại 0.25% cho người cung cấp thanh khoản. 0.05% con lại họ cất vào quỹ. Còn việc sẽ làm gì với số tiền trong quỹ đó thì chúng ta vẫn chưa nghe Uniswap công bố một cách cụ thể. 

Những người cung cấp thanh khoản những cặp tiền vào sàn để cho những người khác giao dịch. Họ phải chịu sự rủi ro khá lớn đến từ việc mất mát không lường trước (Impermanent Loss) nên phần thưởng nhận về cũng phải tương đối. 

Hiện tại tổng giá trị vốn hoá của token UNI là hàng tỷ USD. Và đội ngũ của Uniswap sở hữu 21.5% trong số đó. 

phân bổ token UNI

Phân bổ token của dự án Uniswap - Nguồn: Messari

Uniswap đã tạo ra hơn 1 tỷ đô la doanh thu vào năm 2021. Trong khi phần lớn doanh thu này được phân phối lại cho các nhà cung cấp thanh khoản. Công ty đã có thể đạt được doanh thu hơn 40 triệu đô la.

Cách kiếm tiền của Opensea

OpenSea là chợ giao dịch NFT lớn nhất. OpenSea kiếm tiền thông qua phí dịch vụ. Khoản phí 2.5% được thu bất cứ khi nào một mặt hàng kỹ thuật số được bán trên nền tảng.

Nền tảng này cũng rất dễ sử dụng và phí OpenSea thấp hơn các thị trường khác.

phí giao dịch của Opensea NFT

Dưới đây là là một vài so sánh về phí giữa các chợ mua bán NFT. (bạn sẽ trả % phí này dựa trên số tiền mà bạn bán được trên chợ): 

  • OpenSea: 2.5%
  • Ebay NFT: 5%
  • Rarrible: 2.5%
  • SuperRare: 15%
  • Nifty Gateway: 20%
  • Foundation: 15% 
  • Binance NFT: 1% 

Theo báo cáo của nghiên cứu dữ liệu on-chain của dappradar. Mang lại khoảng 326,4 triệu đô la doanh thu vào năm 2021. (những con số này là phân tích của bên thứ 3 chứ không phải xác nhận từ OpenSea). 

*OpenSea chưa công bố bất kỳ con số doanh thu chính thức nào về hoạt động của công ty trong năm 2021.

Nguồn doanh thu thứ hai của OpenSea đến từ mô hình kinh doanh mua bán và sáp nhập (M&A).

OpenSea do tư nhân nắm giữ và chưa có bất kỳ kế hoạch phát hành rộng rãi nào. Cho đến nay. Tất cả nguồn vốn của OpenSea đều đến từ các vòng gọi vốn từ VC và các nhà đầu tư thiên thần.

Cách kiếm tiền của Curve Finance 

Curve Finance là một sàn giao dịch phi tập trung (DEX) AMM giống Uniswap nhưng họ lại tập trung vào stablecoin. Curve Finance thu 0.04% phí dựa trên khối lượng giao dịch swap. 

50% chia lại cho những người cung cấp thanh khoản.

50% còn lại để mua token 3CRV để chia lại cho các CRC holder  

Cách kiếm tiền của Axie Infinity

Sky Mavis thu hút doanh thu từ những người chơi của Axie Infinity bằng cách tính phí 4.25% khi họ giao dịch Axie trên chợ giao dịch của Axie Infinity.

Bản thân phí được người bán thanh toán sau khi giao dịch được thực hiện. Người chơi có thể mua và bán Axies, đất đai, vật phẩm…

Sky Mavis, đơn vị đứng sau Axie Infinity hiện đang được định giá 3 tỷ đô la sau khi huy động được 152 triệu đô la vòng Series B vào tháng 10 năm 2021.

Vì Sky Mavis vẫn thuộc sở hữu tư nhân. Nên không có nghĩa vụ phải tiết lộ số liệu doanh thu cho công chúng. Tuy nhiên, công cụ theo dõi blockchain Token Terminal ước tính rằng Axie Infinity đã tạo ra doanh thu 364 triệu đô la chỉ trong tháng 8 năm 2021. Con số này tăng 85% so với con số tháng 7. Trong đó công ty tạo ra 196 triệu đô la.

Kết luận 

Một mô hình kinh doanh tốt là mô hình cho phép những người tham gia vào dự án với tư cách là những người mua token. Người đóng góp cho dự án hoặc người cung cấp tài nguyên cho mạng nhận về phần thưởng cho công sức của mình. Tất cả nhóm người này đều có thể kiếm được lợi ích giá của token dự án tăng lên theo hướng dài hạn. Nó mang lại lợi ích cả tất cả các bên.

Một dự án thành công là một dự án mang lại giá trị cho thị trường. Bất kể nó là phi tập trung hay tập trung. Nếu giá trị mà dự án mang lại càng lớn thì sẽ có nhiều người dùng. Từ đó tạo ra doanh thu và dòng tiền cho dự án tiếp tục phát triển trong tương lai.

Không phải tự nhiên mà chúng ta có cả một ngành công nghiệp đào Bitcoin. Cho đến khi nào công việc đó còn mang lại lợi nhuận thì người ta sẽ vẫn tiếp tục làm. 


 


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
18 Tháng 10, 2022 11:57