XM - Đối tác Xuất sắc

Các cố vấn tài chính có đang ngủ quên khi nói đến Bitcoin không?

08 Tháng 04, 2024 13:34

Trong thế giới đầu tư ngày nay, Bitcoin không chỉ còn là một hiện tượng mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong danh mục đầu tư của các nhà đầu tư tổ chức. Sự chấp nhận ngày càng tăng từ các quỹ đầu tư, công ty quản lý tài sản, và các tổ chức tài chính lớn đã chứng minh Bitcoin là một tài sản đầu tư hợp lệ và có giá trị.

Các cố vấn tài chính có đang ngủ quên khi nói đến Bitcoin không?

Bài viết này sẽ phân tích lý do tại sao Bitcoin nên được xem xét như một phần không thể thiếu trong danh mục đầu tư của các nhà đầu tư tổ chức. Và cùng với vai trò của của các cố vấn tài chính trong việc cung cấp thông tin về loại tài sản mới là Bitcoin cho các khách hàng của mình.

Khi Bitcoin Spot ETF được Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) chính thức phê duyệt. Cánh cửa thị trường tài chính truyền thống đã mở ra rộng lớn cho đồng tiền crypto hàng đầu này. Sự kiện này không chỉ đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc chấp nhận Bitcoin như một loại tài sản hợp pháp và đáng tin cậy mà còn là bằng chứng cho thấy sự thâm nhập sâu rộng của Bitcoin vào hệ thống tài chính toàn cầu.

Trong thế giới tài chính hiện đại, một lượng tiền khổng lồ đang được quản lý bởi các tổ chức và cá nhân khác nhau. 

Đây là những con số khổng lồ trị giá hàng trăm nghìn tỷ USD được quản lý bởi các văn phòng gia đình (family offices), ngành quản lý tài sản cá nhân và tổ chức quản lý, quỹ hưu trí đến quỹ đầu tư. 

Cho thấy rằng một lượng lớn vốn đang được kiểm soát bởi một số lượng nhỏ các tổ chức. Trong bối cảnh này, Bitcoin xuất hiện như một tài sản mới mẻ, mang lại cơ hội đầu tư độc đáo nhưng cũng không kém phần thách thức.

Theo người đoạt giải Nobel, Harry Markowitz, “Đa dạng hóa là bữa trưa miễn phí duy nhất” có sẵn trên thị trường tài chính. Có nghĩa là bạn có cơ hội tìm kiếm thêm lợi nhuận mà không phải chịu thêm rủi ro. 

Nhưng thật sự là các nhà cố vấn tài chính và các quỷ đầu tư đã thật sự quan tâm đến Bitcoin? 

Nhà đầu tư quan tâm, cố vấn thì không

Dù có sự quan tâm lớn từ phía nhà đầu tư. Nhưng các nhà tư vấn tài chính lại tỏ ra thờ ơ với crypto do định kiến và mối lo ngại thực sự về loại hình đầu tư này. 

Christina Lynn, chuyên gia tư vấn quản lý tài sản tại Mariner Wealth Advisors, cô chia sẻ rằng nhiều nhà tư vấn tài chính thường mù quáng trước các định kiến tài chính, khiến họ khó có thể đánh giá một cách khách quan về việc đầu tư vào crypto cho khách hàng của mình.

Mặc dù thị trường crypto đã trải qua một "mùa đông" khắc nghiệt vào năm 2022, sự quan tâm đầu tư vào crypto vẫn không hề giảm sút. Khoảng một nửa số nhà đầu tư hiện tại dự định tiếp tục đầu tư thêm vào crypto trong ngắn hạn, và gần một nửa số nhà đầu tư chưa tham gia cũng đang cân nhắc mua crypto trong tương lai.

Đến 90% nhà tư vấn tài chính cho biết họ thường xuyên nhận được câu hỏi về crypto từ khách hàng của mình. Tuy nhiên, đáng chú ý là có tới 59% trong số họ không cung cấp lời khuyên hoặc tư vấn về lĩnh vực này. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư tự mình quyết định và dễ dàng mắc phải những sai lầm trong quản lý tài chính. Những sai lầm mà có thể đã được tránh nếu họ nhận được sự hỗ trợ và tư vấn đúng đắn từ nhà tư vấn tài chính của mình.

Thiên kiến về crypto của những nhà tư vấn tài chính 

Những nhà tư vấn tài chính cũng gặp phải những định kiến riêng, từ việc coi thường crypto do sự khác biệt về giao thức cho đến việc lo ngại về việc mất uy tín nghề nghiệp nếu xem crypto là một loại tài sản hợp lệ. 

Họ cũng lo ngại về việc công nhận mình thiếu hiểu biết về công nghệ blockchain, khiến họ không thoải mái khi tư vấn cho khách hàng về lĩnh vực này.

Các nhà tư vấn cảm thấy không xứng đáng để đầu tư công sức vì việc trở nên thông thạo trong việc tư vấn về crypto đòi hỏi một quá trình học hỏi gian nan và thời gian đầu tư lớn. 

Các nhà tư vấn tài chính có nỗi lo về rủi ro mất uy tín nghề nghiệp vì họ luôn nỗ lực không ngừng để xây dựng và duy trì uy tín chuyên môn. Khi xem xét crypto như một phân khúc tài sản chính thống có thể gây nguy hiểm cho sự nghiệp của họ, bởi vì crypto vẫn còn nhiều biến động, lo ngại về an toàn, thiếu bằng chứng lịch sử đầu tư và còn là một loại tài sản rất non trẻ.

Tuy nhiên, việc từ chối cung cấp tư vấn hoặc hỗ trợ đầu tư về crypto cho khách hàng không phải là giải pháp. Nếu các nhà tư vấn tài chính tiếp tục lơ là với crypto, họ có nguy cơ bị bỏ lại phía sau. 

Công nghệ blockchain được dự đoán sẽ gây ra sự xáo trộn cho nền kinh tế và văn hóa giống như internet đã làm. Các ứng dụng của nó được nhìn thấy trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.

Ngành dịch vụ tài chính không phải là ngoại lệ. Công nghệ blockchain có khả năng tăng tốc độ và an toàn của giao dịch, giới thiệu một loạt khả năng mới thông qua hợp đồng thông minh và giảm chi phí. 

Mặc dù crypto có thể xuất hiện như một phần không đáng kể trong một danh mục đầu tư, nguyên tắc Pareto cho thấy rằng ngay cả một phân bổ nhỏ từ 1 đến 5 phần trăm cũng có thể dẫn đến lợi nhuận đáng ngạc nhiên.

Vấn đề với ngành quản lý tài sản

Trong ngành quản lý tài sản, có một số vấn đề cốt lõi mà Bitcoin có thể giúp giải quyết, nhưng trước hết, chúng ta cần hiểu rõ về hai khái niệm quan trọng: "tỷ lệ rủi ro bằng không - risk free" và chỉ số CPI.

Tỷ lệ rủi ro bằng không và những hiểu lầm

Trong ngành quản lý tài sản, người ta thường dùng "tỷ lệ rủi ro bằng không" như một chuẩn mực để đo lường và so sánh hiệu suất của các khoản đầu tư khác nhau. 

Nói cách khác, đây là lãi suất mà một nhà đầu tư có thể kiếm được mà không phải chấp nhận bất kỳ rủi ro mất mát nào. 

Trong thực tế, không có khoản đầu tư nào hoàn toàn không rủi ro, nhưng các khoản đầu tư được coi là "gần như không rủi ro" thường bao gồm trái phiếu chính phủ của các quốc gia có nền kinh tế ổn định, như trái phiếu kho bạc của Hoa Kỳ (U.S. Treasury bonds). Lợi suất của trái phiếu kho bạc 10 năm của Mỹ, hiện nay là khoảng 4.2%.

Tính đến tuần trước, tổng lỗ trên Trái phiếu kho bạc Mỹ đang tiến gần đến 1.5 nghìn tỷ đô la, chúng không hề có vẻ như là "tỷ lệ rủi ro bằng không" khi bạn buộc phải bán chúng.

Điều này chứng minh rằng khái niệm "tỷ lệ rủi ro bằng không" không còn chính xác. Khi những người nắm giữ trái phiếu buộc phải bán chúng trước hạn (ví dụ, do cần tiền mặt hoặc do lo ngại giá trị sẽ giảm thêm), họ có thể phải chấp nhận bán với giá thấp hơn giá mua ban đầu, dẫn đến lỗ. Điều này cho thấy rằng, ngay cả các khoản đầu tư được coi là "risk free" như Trái phiếu kho bạc Mỹ cũng có thể mang lại rủi ro và lỗ lớn, đặc biệt trong bối cảnh thị trường biến động hoặc khi có sự can thiệp của chính sách tiền tệ.

Chỉ số CPI và những hiểu lầm

CPI (chỉ số giá tiêu dùng), chỉ số được xem là đo lường lạm phát hiện tại, cũng bị chỉ trích là bị thao túng và không phản ánh đúng mức lạm phát thực tế mà người dân đang trải qua.

Thay vì chỉ dựa vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để đánh giá lạm phát. Chúng ta nên xem xét các chỉ số khác như sự tăng trưởng của tổng lượng tiền M2 hoặc chỉ số Chapwood để có cái nhìn đúng đắn và chính xác hơn về mức độ lạm phát thực sự.

*Chỉ số Chapwood là một cách đo lường lạm phát thực tế dựa trên giá của khoảng 500 sản phẩm và dịch vụ mà người dân thường xuyên mua, được cập nhật mỗi 6 tháng ở 50 thành phố lớn nhất Mỹ. Mục đích của chỉ số này là cung cấp cái nhìn thực tế hơn về mức độ tăng giá hàng năm, thường cho thấy mức lạm phát cao hơn so với Chỉ số Giá Tiêu Dùng (CPI) chính thức. Chỉ số Chapwood giúp mọi người hiểu rõ hơn về áp lực tài chính thực sự mà họ phải đối mặt do lạm phát.

Một trong những vấn đề lớn nhất mà ngành quản lý tài sản đang đối mặt là việc đầu tư dựa trên những chuẩn mực và chỉ số không chính xác, dẫn đến quyết định đầu tư sai lầm, làm mất giá trị thực của tài sản.

Bitcoin, với cơ chế hoạt động dựa trên công nghệ blockchain, cung cấp một hệ thống tài chính minh bạch và độc lập với sự can thiệp của chính phủ hay bất kỳ tổ chức tài chính trung ương nào. Điều này giúp Bitcoin trở thành một lựa chọn đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh lạm phát cao và sự bất ổn của thị trường tài chính truyền thống.

Hơn nữa, việc đưa Bitcoin vào danh mục đầu tư không chỉ giúp đa dạng hóa tài sản mà còn cung cấp một phương tiện bảo vệ giá trị tài sản trước lạm phát. Bitcoin, với số lượng cung cố định và không thể thao túng, cung cấp một giải pháp hấp dẫn cho những ai lo ngại về việc mất giá trị của tiền tệ do in tiền và chính sách tiền tệ lỏng lẻo.

Hiệu suất các loại tài sản từ khi công ty MicroStrategy mua Bitcoin đầu tiên từ tháng 8 năm 2020. 

Nghĩa vụ của nhà tư vấn tài chính đối với Bitcoin 

Tại Hoa Kỳ, nhà tư vấn tài chính là một chuyên gia được thuê để giúp khách hàng quản lý tài chính cá nhân của họ một cách hiệu quả. Họ cung cấp lời khuyên về đầu tư, lập kế hoạch hưu trí, bảo hiểm, quản lý nợ, và các vấn đề tài chính khác. Mục tiêu của họ là giúp khách hàng đạt được mục tiêu tài chính cá nhân thông qua việc lập kế hoạch và quản lý tài sản một cách có chiến lược.

Trong ngành tư vấn tài chính, một khái niệm quan trọng mà mọi nhà tư vấn đều phải hiểu và tuân thủ chính là "fiduciary responsibility - trách nhiệm của người được uỷ thác". 

Đây là một nguyên tắc đạo đức và pháp lý yêu cầu nhà tư vấn phải đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, đảm bảo mọi quyết định và tư vấn đều vì lợi ích tốt nhất của họ.

Nghĩa vụ ủy thác của cố vấn có nghĩa là họ không thể hành động cẩu thả, thực hiện các giao dịch không cần thiết hoặc xuyên tạc một giao dịch. Ngoài ra, nhiều cố vấn có nhiều quyền quyết định về những gì có lợi và không có lợi nhất cho khách hàng của họ.

Ở Việt Nam, dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân chưa thực sự phổ biến như ở Hoa Kỳ. Trong khi ở Mỹ, nhà tư vấn tài chính là một phần quan trọng của hệ thống quản lý tài chính cá nhân, giúp khách hàng lập kế hoạch tài chính, đầu tư, và quản lý rủi ro một cách hiệu quả, thì ở Việt Nam, nhiều người vẫn tự quản lý tài chính cá nhân mà không cần đến sự hỗ trợ của nhà tư vấn chuyên nghiệp.

Bài viết này tập trung vào bối cảnh Hoa Kỳ, nơi mà dịch vụ tư vấn tài chính đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một phần không thể thiếu trong việc quản lý tài sản cá nhân. 

Trong bối cảnh này, câu hỏi được đặt ra là liệu các nhà tư vấn tài chính ở Mỹ có đang bỏ lỡ cơ hội khi không tích cực tư vấn cho khách hàng về đầu tư vào crypto hay không, đặc biệt trong bối cảnh thị trường crypto đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Việc Blackrock, công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, được chấp thuận triển khai quỹ Bitcoin ETF giao ngay mở ra cánh cửa mới cho việc đầu tư vào Bitcoin một cách chính thống. Điều này đánh dấu một bước tiến quan trọng, giúp Bitcoin không chỉ là lựa chọn đầu tư mới mẻ mà còn có thể trở thành một phần quan trọng trong danh mục đầu tư của mọi nhà đầu tư.

Khách hàng tự mua Bitcoin khi chờ cố vấn 

Nhiều cố vấn tài chính gặp khó khăn trong việc cung cấp quyền truy cập đến crypto cho khách hàng của họ. Theo một cuộc khảo sát mới nhất vào tháng 1 năm 2024 bởi Bitwise Asset Management và ETF Trends, chỉ có 19% cố vấn có khả năng mua crypto cho khách hàng.

Tuy nhiên, trước khi quỹ Bitcoin Spot ETF được chấp thuận, có đến 88% cố vấn đang chờ đợi quyết định này để xem liệu họ có thể bắt đầu mua Bitcoin cho khách hàng hay không. Trong thời gian chờ đợi, nhiều khách hàng đã không ngần ngại tự mình đầu tư vào Bitcoin mà không cần tới sự tư vấn của cố vấn tài chính.

Điều này khiến các cố vấn lo lắng vì nếu khách hàng tự đầu tư mà không thông qua họ, họ không thể đảm bảo lợi ích tốt nhất cho khách hàng. Điều này cũng đặt ra một thách thức. Nếu cố vấn không cập nhật và thông báo cho khách hàng về các lựa chọn đầu tư mới, họ có thể mất khách hàng vào tay các đối thủ cạnh tranh.

Vì vậy, các cố vấn tài chính nên ít nhất cung cấp thông tin giáo dục về tiền mã hóa và cách đầu tư an toàn vào loại tài sản này. Việc trang bị kiến thức cho khách hàng là một phương pháp hiệu quả để hỗ trợ họ trong thế giới đầu tư đầy biến động và phức tạp hiện nay.
Tuy nhiên, việc tích hợp Bitcoin vào danh mục đầu tư dưới nguyên tắc trách nhiệm fiduciary, tức là đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Vẫn còn gặp thách thức. Một số nhà tư vấn tài chính còn do dự vì lo ngại về sự mới mẻ, biến động giá, và thiếu minh bạch trong quy định.

Nhưng, với vai trò là người ủy thác, nhà tư vấn tài chính cần xem xét Bitcoin như một lựa chọn đầu tư tiềm năng, đặc biệt khi nó có thể mang lại lợi ích cho khách hàng.

Khi nhà tư vấn tài chính xem xét việc đầu tư vào Bitcoin dưới góc độ "trách nhiệm ủy thác", họ cần lưu ý những điểm sau để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng:

Hiểu biết kỹ lưỡng: Nhà tư vấn cần hiểu rõ về Bitcoin, từ cách thức hoạt động đến các cơ hội và rủi ro liên quan. Điều này đòi hỏi việc nghiên cứu sâu và cập nhật thông tin liên tục.

Cân nhắc cẩn thận: Xem xét kỹ lưỡng liệu Bitcoin có phù hợp với mục tiêu đầu tư và mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng hay không.

Minh bạch và giáo dục khách hàng: Cung cấp thông tin đầy đủ và giáo dục khách hàng về Bitcoin, giúp họ hiểu rõ về các quyết định đầu tư của mình.

Theo dõi và điều chỉnh kịp thời: Do thị trường Bitcoin biến động nhanh chóng, việc theo dõi và điều chỉnh danh mục đầu tư một cách linh hoạt là cần thiết để bảo vệ lợi ích của khách hàng.

Bitcoin Spot ETF cũng mang lại lợi ích cho nhà tư vấn, giúp họ dễ dàng bổ sung Bitcoin vào danh mục đầu tư của khách hàng mà không làm mất đi phí quản lý tài sản. Điều này giúp nhà tư vấn tài chính cung cấp một lựa chọn đầu tư mới mẻ và hấp dẫn, đồng thời giữ vững vị thế và uy tín trong mắt khách hàng.

Bitcoin Spot ETF và sự thay đổi trong ngành tư vấn tài chính

Vào tháng 1 năm 2024, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã chấp thuận quỹ Bitcoin ETF giao ngay đầu tiên, mở ra cánh cửa cho mọi nhà đầu tư có thể tiếp cận Bitcoin một cách dễ dàng mà không cần phải trực tiếp sở hữu nó. Điều này đánh dấu một bước ngoặt lớn cho các cố vấn tài chính, bởi giờ đây họ có thêm một lựa chọn để giới thiệu cho khách hàng của mình khi được hỏi về việc đầu tư vào Bitcoin.

Sự chấp thuận của ETF Bitcoin giao ngay không chỉ là một dấu hiệu tích cực cho việc nhận diện Bitcoin như một loại tài sản đầu tư chính thống mà còn giúp công việc của các nhà tư vấn tài chính trở nên thuận tiện hơn. Bây giờ, họ có thể dễ dàng tích hợp Bitcoin vào danh mục đầu tư của khách hàng (như mua thêm một mã chứng khoán) mà không gặp phải những rắc rối liên quan đến việc quản lý trực tiếp crypto như ví hoặc khoá cá nhân.

 


 

Dòng tiền được đưa vào Bitcoin Spot ETF

Lợi ích của Bitcoin ETF đối với nhà đầu tư truyền thống:

Dễ dàng tiếp cận Bitcoin: Bitcoin ETF giúp việc đầu tư vào Bitcoin trở nên đơn giản, không cần lo lắng về việc lưu trữ hay bảo mật.

Lợi ích cho nhà tư vấn: Trước đây, khi khách hàng muốn mua Bitcoin, họ thường phải qua sàn giao dịch crypto, khiến nhà tư vấn có thể mất phí quản lý. Nhưng với Bitcoin ETF, nhà tư vấn có thể giới thiệu Bitcoin như một phần của danh mục đầu tư mà không lo mất phí quản lý.

Quản lý tài sản linh hoạt: Bitcoin ETF giúp nhà tư vấn dễ dàng điều chỉnh tỷ lệ Bitcoin trong danh mục đầu tư, giúp tối ưu hóa lợi nhuận và quản lý rủi ro.

Cơ hội đầu tư không đối xứng: Bitcoin mang lại cơ hội đầu tư với tiềm năng tăng giá có thể vượt xa rủi ro giảm giá, làm cho nó trở thành công cụ đa dạng hóa tuyệt vời. Điều này cung cấp cho nhà đầu tư cơ hội tăng cường lợi nhuận trong khi kiểm soát được rủi ro.

An toàn và minh bạch: ETF Bitcoin mang lại sự an toàn và minh bạch cho nhà đầu tư nhờ sự quản lý của các tổ chức tài chính uy tín.

Như vậy, ETF Bitcoin không chỉ làm cho việc đầu tư vào Bitcoin trở nên dễ dàng và an toàn hơn cho nhà đầu tư và nhà tư vấn.

Lý do khiến bitcoin trở thành lựa chọn đầu tư hấp dẫn cho các quỹ đầu tư tổ chức

Lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại (MPT) của Harry Markowitz, người đoạt giải Nobel, đã đặt nền móng cho việc đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro mà không làm giảm lợi nhuận kỳ vọng. 

da dạng hoá danh mục với bitcoin

Bitcoin, với tính chất biến động và không tương quan với các tài sản truyền thống như cổ phiếu và trái phiếu, cung cấp một cơ hội độc đáo để tối ưu hóa danh mục đầu tư thông qua sự đa dạng hóa.

Một tài sản độc lập 

Khác biệt với các tài sản truyền thống, Bitcoin không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của bất kỳ công ty nào hoặc chính sách tiền tệ của bất kỳ quốc gia nào. Sự độc lập này giúp Bitcoin trở thành một tài sản hấp dẫn trong bối cảnh kinh tế và chính trị không chắc chắn, cung cấp một lớp bảo vệ khỏi sự biến động của thị trường.

Sự chấp nhận rộng rãi

Sự chấp nhận ngày càng tăng của Bitcoin bởi các tổ chức tài chính lớn và công ty công nghệ cũng làm tăng tính hợp lệ và khả năng tiếp cận của nó như một tài sản đầu tư. Điều này giúp giảm bớt mối lo ngại về rủi ro pháp lý và tăng cường sự tin tưởng của các nhà đầu tư tổ chức.

Bảo vệ khỏi lạm phát

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao và giảm giá trị của tiền tệ fiat, Bitcoin được coi là một khoản đầu tư hấp dẫn để bảo vệ giá trị tài sản. Với nguồn cung cố định 21 triệu đồng, Bitcoin không thể bị pha loãng như tiền fiat, làm cho nó trở thành một công cụ chống lạm phát tiềm năng.

Tiềm năng tăng trưởng 

Bitcoin đã chứng minh khả năng tạo ra lợi nhuận đáng kể trong những năm qua, với mức tăng trưởng vượt trội so với các tài sản truyền thống. Sự đa dạng hóa vào Bitcoin không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro mà còn tăng cơ hội tối ưu hóa lợi nhuận cho danh mục đầu tư.

Các nhà đầu tư lớn đang dần chuyển hướng tăng cường đầu tư vào Bitcoin, với kế hoạch chiếm đến 3% tổng nguồn vốn đầu tư của họ cho loại tài sản này, theo Matt Hougan, Giám đốc Đầu tư của Bitwise. Hougan giải thích rằng, sự quan tâm và dòng tiền vào các quỹ Bitcoin ETF ở Mỹ cho thấy một xu hướng ổn định và dài hạn, dự kiến sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới.

Trong các cuộc trò chuyện với những nhà đầu tư chuyên nghiệp về việc đầu tư vào Bitcoin, Hougan nhận thấy một sự thay đổi lớn trong cách họ nhìn nhận việc phân bổ vốn. Trước đây, 1% vốn là mức phổ biến nhất được cân nhắc cho Bitcoin, nhưng bây giờ, con số đó đã tăng lên hơn 3%.

Hougan nói: "Từ năm 2018, tôi đã thảo luận với nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp về Bitcoin. Trong suốt sáu năm qua, chúng tôi thường nói về việc chỉ phân bổ 1% vốn. Nhưng bây giờ, mọi thứ đã thay đổi. Gần như mọi người tôi nói chuyện đều đang xem xét phân bổ hơn 3%. Một phần lớn lý do là sự xuất hiện của Bitcoin ETF đã làm giảm đáng kể rủi ro giảm giá của Bitcoin. Trước kia, mọi người lo ngại rằng Bitcoin có thể mất giá trị hoàn toàn và trở về 0. Trong trường hợp đó, việc phân bổ 1% là mức tối đa bạn có thể chấp nhận. Nhưng nếu rủi ro về 0 không còn là vấn đề, thì việc phân bổ 3% hoặc thậm chí 5% trở nên hợp lý hơn."

Hougan cũng chỉ ra rằng, trong khi các nhà đầu tư tổ chức có thể vẫn cân nhắc phân bổ dưới 1% cho Bitcoin, đối với thị trường tài sản lớn (wealth market) việc phân bổ hơn 3% đang trở thành xu hướng mới.

Kết luận

Bitcoin đã chứng tỏ bản thân không chỉ là một hiện tượng mà còn là một tài sản đầu tư có giá trị, đặc biệt là trong bối cảnh của các nhà đầu tư tổ chức. Sự độc lập, khả năng đa dạng hóa, và tiềm năng tăng trưởng làm cho Bitcoin trở thành một phần không thể thiếu trong danh mục đầu tư hiện đại. Đối với các nhà đầu tư tổ chức tìm kiếm sự đa dạng hóa và tối ưu hóa lợi nhuận, Bitcoin không chỉ là một lựa chọn hấp dẫn mà còn là một yếu tố quan trọng để xem xét trong chiến lược đầu tư dài hạn của họ.


► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


Ví trữ lạnh Ledger Nano X
08 Tháng 04, 2024 13:34