Bitcoin không có giá trị vì nó không cung cấp sản phẩm hay dịch vụ gì cho xã hội?
Hôm trước tôi có viết một bài về chủ đề tại sao nhiều người lại xem Bitcoin là lừa đảo, bong bóng, hoặc hoa tulip của thị trường tài chính.
Nhưng với bối cảnh thị trường hiện tại. Mọi thứ đã dần trở nên cởi mở hơn. Những lời chỉ trích về việc Bitcoin là lừa đảo có lẽ đã nguội dần mà thay vào đó những suy nghĩ đầy hoài nghi về giá trị của Bitcoin. Một thứ mà được nhiều người cho rằng không cung cấp bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ gì cho thị trường?
Bitcoin là một thứ khó hiểu, ai cũng phải công nhận điều đó, bạn phải cần kha khá thời gian để tìm tòi và khám phá về nó trước khi nhận ra nó là thứ vô cùng quý giá cho thế giới ở thời điểm hiện tại.
Nhưng rất may là bạn sẽ không cần quá nhiều thời gian để tìm tòi ở nhiều nơi. Vì bài viết này sẽ chắt lọc những giá trị quan trọng nhất của Bitcoin. Và trình bày một cách dễ hiểu. Để qua đó, bạn có thể rõ ràng nhận biết rằng. Bitcoin đã và đang cung cấp rất nhiều giá trị cho xã hội. Và trả lời được mọi hoài nghi về câu hỏi huyền thoại rằng “Bitcoin không cung cấp bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ gì cho thị trường”.
Và bây giờ chúng ta sẽ khám phá từng giá trị một của Bitcoin.
Bitcoin như một phương tiện trao đổi
Ngay trong những chữ đầu tiên trong sách trắng của Bitcoin. Tác giả đã viết, Bitcoin là hệ thống tiền điện tử trao đổi ngang hàng.
Sách trắng Bitcoin - Nguồn: Bitcoin.org
Trao đổi ngang hàng là một thứ tưởng chừng như vô cùng đơn giản ở thế giới thực tế. Nhưng là một kỳ quan công nghệ đối với thế giới kỹ thuật số. Vì nó phải giải quyết được rất nhiều vấn đề về bảo mật, lưu trữ, mà đặt biệt là vấn nạn chi tiêu gấp đôi. Tức là bạn có thể tự copy thêm đồng tiền và chi trả cho nhiều nơi cùng một lúc. Vì trên môi trường internet, mọi thứ rất dễ sao chép và rất khó biết cái nào mới là hàng thật.
Bitcoin cung cấp thêm một phương tiện thanh toán mới cho thế giới, một phương tiện trao đổi mới, đặt biệt là “sự tự do” trong việc di chuyển tiền đi khắp thế giới, trước khi Bitcoin ra đời thì thế giới này không có một công nghệ nào tương tự như vậy.
Bitcoin cung cấp một phương tiện trao đổi mới cho nhân loại và giải quyết được rất nhiều vấn đề cố hữu của hệ thống tài chính truyền thống như chậm chạp, kiểm soát, không bảo mật, giới hạn số tiền gửi, cần lòng tin và tốn rất nhiều phí giao dịch.
Trước khi Bitcoin ra đời, thế giới chưa từng chứng kiến một công nghệ nào có khả năng di chuyển tiền tệ một cách nhanh chóng và tự do khắp các quốc gia mà không cần thông qua các cơ quan trung gian. Bitcoin, với công nghệ blockchain của mình, đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực tài chính, mang đến một phương tiện thanh toán toàn cầu.
Sự đóng góp của Bitcoin cho các quốc gia đang phát triển
Một trong những đóng góp vô cùng quan trọng của Bitcoin là khả năng mang lại dịch vụ tài chính cho những quốc gia không có hệ thống ngân hàng phát triển.
Người dân ở các khu vực này, nay đã có thể truy cập vào các dịch vụ thanh toán quốc tế và vận chuyển kiều hối mà trước đây là điều không tưởng. Bitcoin không chỉ là một phương tiện trao đổi mà còn là một công cụ giải phóng sự tự do trong việc sử dụng các công cụ tài chính. Giúp mọi người khắp nơi trên thế giới có thể tham gia vào nền kinh tế toàn cầu mà không cần đến tài khoản ngân hàng truyền thống.
Ngoài ra, Bitcoin ngày càng được chấp nhận rộng rãi như một phương thức thanh toán, với nhiều công ty và thậm chí các quốc gia như El Salvador chấp nhận nó như một loại tiền tệ chính thức.
Bitcoin như một khoản đầu tư
Từ khi ra đời Bitcoin như một loại tài sản mới cho thị trường tài chính.
Ban đầu sự xuất hiện của Bitcoin chỉ thu hút sự quan tâm từ một nhóm nhỏ các chuyên gia công nghệ, nhưng sự phát triển của Bitcoin dần thu hút thêm nhiều nhà đầu tư cá nhân hơn, sau đó đến các công ty, sau đó nữa đến các quỹ đầu tư hàng đầu trên thế giới. Các chính phủ trên thế giới cũng dần công nhận Bitcoin là một loại tài sản chịu thuế và cấp phép để phát hành các quỹ đầu tư vào Bitcoin như Bitcoin spot ETF.
Giờ đây, ngoài các tài sản truyền thống như vàng, trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản. Thì nay còn một lựa chọn khác là Bitcoin.
Bitcoin mang lại sự linh hoạt lớn cho việc đầu tư vì bất cứ số tiền từ lớn đến nhỏ đều có thể đầu tư vào Bitcoin và có thể tự lưu trữ nó trong ví cá nhân của mình, tạo ra tính sở hữu cao nhất trong các loại hình tài sản mà con người từng phát minh ra.
Sự tăng trưởng của Bitcoin không chỉ làm phong phú thêm các tùy chọn đầu tư mà còn mở ra vô số cơ hội để gia tăng tài sản cho những ai hiểu biết và nắm bắt được tiềm năng của nó.
Bitcoin được coi là một dạng tài sản mới mẻ cho thế giới và vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai. Vốn hóa thị trường của Bitcoin đã được nhiều người dự đoán có thể vượt qua cả thị trường vàng, đạt giá trị hàng chục nghìn tỷ đô la, mở ra một chân trời mới cho các nhà đầu tư tìm kiếm sự đổi mới trong danh mục đầu tư của họ.
Để làm rõ hơn về vai trò của Bitcoin như một công cụ đầu tư, chúng ta có thể xem xét một số số liệu và thống kê cụ thể:
Vốn hoá thị trường
Kể từ khi ra đời vào năm 2009, giá trị của Bitcoin đã trải qua nhiều biến động đáng kể. Vào tháng 12 năm 2017, Bitcoin đạt mức cao nhất mọi thời đại lúc bấy giờ là gần 20.000 USD. Sau một giai đoạn suy giảm, Bitcoin đã phục hồi và tiếp tục lập kỷ lục mới vào năm 2021, khi nó vượt qua mốc 69.000 USD. Vốn hóa thị trường của Bitcoin đã tăng từ dưới 1 tỷ USD vào năm 2013 lên hơn 1.2 nghìn tỷ USD vào tháng 4 năm 2024.
Bitcoin market cap - Nguồn: coingecko
Sự chấp nhận của Bitcoin
Tesla, dưới sự lãnh đạo của Elon Musk, đã mua 1.5 tỷ đô la Bitcoin vào đầu năm 2021, mặc dù sau đó đã bán một phần và tạm dừng chấp nhận Bitcoin để mua xe do lo ngại về môi trường liên quan đến việc khai thác Bitcoin.
Dưới sự dẫn dắt của CEO Michael Saylor, MicroStrategy đã trở thành một trong những công ty nổi bật nhất về đầu tư vào Bitcoin. Công ty đã mua Bitcoin với tổng giá trị hàng tỷ đô la và tiếp tục mua thêm trong các đợt giảm giá, coi Bitcoin như một chiến lược kinh doanh của công ty và không bao giờ bán nó.
Doanh nghiệp của Jack Dorsey, Square, đã mua 50 triệu đô la Bitcoin vào cuối năm 2020 và tiếp tục đầu tư thêm vào năm 2021. Jack Dorsey, cũng là CEO của Twitter, là một người ủng hộ mạnh mẽ Bitcoin và đã đề xuất nhiều sáng kiến để thúc đẩy sử dụng nó.
Vào tháng 1 năm 2024, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã chấp thuận quỹ Bitcoin ETF giao ngay đầu tiên, mở ra cánh cửa cho mọi nhà đầu tư có thể tiếp cận Bitcoin một cách dễ dàng mà không cần phải trực tiếp sở hữu nó.
🔥 Blackrock Rick Rieder: Khi niềm tin của nhà đầu tư vào Bitcoin tăng lên, BlackRock có thể xem xét việc phân bổ nhiều % hơn vào Bitcoin trong các mô hình đầu tư của công ty.
— ThuanCapital.eth (@ThuanCapital) February 9, 2024
Đây sẽ là bước thứ 3 trong 3 bước Thuận thường hay nhắc đến. pic.twitter.com/fGgqtX8svb
Và Bitcoin sẽ từ từ thâm nhập vào phố Wall thông qua quỹ Bitcoin ETF giao ngay.
Bitcoin như một kho lưu giữ giá trị
Bitcoin đã nhanh chóng trở thành một kho lưu trữ giá trị quan trọng, tương tự như vàng trong những năm gần đây. Sự so sánh này không phải là ngẫu nhiên mà dựa trên các “đặc tính” cụ thể của Bitcoin mà khiến nó trở thành một tài sản đầu tư hấp dẫn và một phương tiện bảo toàn giá trị trong bối cảnh kinh tế biến động.
Vậy những đặc tính nào đưa Bitcoin trở thành một kho lưu trữ giá trị?
Tính khan hiếm và giới hạn
Giống như vàng, Bitcoin có tính khan hiếm do số lượng tối đa được giới hạn là 21 triệu đồng. Điều này ngăn chặn việc phát hành thêm Bitcoin, giúp bảo vệ nó khỏi lạm phát. Bitcoin không thể được "in" thêm như tiền tệ giấy, và quá trình "đào" Bitcoin mới cũng trở nên ngày càng khó khăn và tốn kém hơn qua từng năm do thiết kế thuật toán của nó.
Tính thanh khoản và chấp nhận rộng rãi
Một đặc tính quan trọng khác của kho lưu trữ giá trị là tính thanh khoản. Bitcoin dễ dàng được chuyển đổi thành tiền mặt hoặc các tài sản khác thông qua các sàn giao dịch.
Sự phổ biến của Bitcoin đã lan rộng ra khắp thế giới, phần lớn các quốc gia đều cho phép sự xuất hiện của Bitcoin như một loại tài sản được đầu tư.
Sự bền vững trong môi trường lạm phát
Trong các quốc gia trải qua lạm phát cao, như Venezuela, Zimbabwe, và gần đây là Thổ Nhĩ Kỳ, người dân đã chuyển sang Bitcoin như một cách để bảo vệ tài sản của mình khỏi sự sụt giảm giá trị của tiền tệ quốc gia. Bitcoin cung cấp một lựa chọn an toàn hơn vì nó không phụ thuộc vào các chính sách tài chính của chính phủ có thể dẫn đến lạm phát.
Tất cả ví Petro sẽ bị đóng vào ngày 15/01. Số dư Petro còn lại sẽ được chuyển đổi thành Bolivar, đồng tiền chính thức của Venezuela. Petro từng được hỗ trợ bởi dự trữ dầu mỏ và có giá trị 60 USD mỗi đơn vị khi ra mắt.
— ThuanCapital.eth (@ThuanCapital) January 14, 2024
Petro không được người dân sử… pic.twitter.com/RP1yQ4HuYF
Tìm hiểu thêm: Bitcoin: Bức tường vững chắc trước lạm phát và sóng gió kinh tế
Biến động giá và quản lý rủi ro
Mặc dù Bitcoin có thể chứng kiến sự biến động giá lớn, nhà đầu tư có thể quản lý rủi ro này thông qua đa dạng hóa danh mục đầu tư và sử dụng các chiến lược đầu tư thông minh. Trong dài hạn, giá trị của Bitcoin đã cho thấy xu hướng tăng trưởng ổn định, tương tự như vàng và các kho lưu trữ giá trị khác.
Bitcoin không chỉ là một hiện tượng đầu cơ. Nó đang dần được công nhận như một tài sản lưu trữ giá trị bền vững qua thời gian. Với tính chất khan hiếm, tính thanh khoản cao và khả năng chống lạm phát, Bitcoin có thể được coi là "vàng kỹ thuật số" của kỷ nguyên mới. Khi thế giới tiếp tục chứng kiến sự biến động trong kinh tế và tài chính, Bitcoin có thể sẽ ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong danh mục đầu tư của những người tìm kiếm sự ổn định và bảo toàn giá trị.
Bitcoin như một công cụ đa dạng hóa danh mục đầu tư
Trong thế giới đầu tư đa dạng và phức tạp ngày nay, Bitcoin đã nổi lên như một công cụ đa dạng hóa danh mục đầu tư mạnh mẽ, thu hút sự chú ý của các công ty, quỹ đầu tư và nhà đầu tư cá nhân. Giống như cách các nhà đầu tư truyền thống phân bổ tài sản vào bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu và vàng. Bitcoin ngày càng được xem như một phần không thể thiếu trong danh mục đầu tư đa dạng để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Một trong những đặc tính quan trọng nhất của Bitcoin là tính không tương quan với các loại tài sản truyền thống. Trong khi thị trường chứng khoán có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô hoặc chính sách của chính phủ, Bitcoin hoạt động dựa trên cơ chế cung cầu riêng biệt trong thị trường crypto. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro tổng thể khi các thị trường khác biến động, bởi Bitcoin thường phản ứng khác biệt với các sự kiện kinh tế và chính trị.
Mặc dù biến động giá của Bitcoin có thể được coi là một rủi ro, nhiều nhà đầu tư và công ty lại xem đây là một cơ hội để tăng cường lợi nhuận. Bằng cách phân bổ một phần nhỏ của danh mục vào Bitcoin.
Các quỹ đầu tư lớn và các tổ chức tài chính đã bắt đầu nhận ra giá trị của Bitcoin như một phần của danh mục đầu tư đa dạng.
🔥 Anthony Pompliano trên CNBC hôm nay, tóm tắt những gì đã nói:
— ThuanCapital.eth (@ThuanCapital) February 12, 2024
1- Các quỹ Bitcoin ETF đang mua với tốc độ 12.5 lần so với số BTC được đào hàng ngày.
2- Nếu cứ tiếp tục như vậy thì sẽ đạt đỉnh cao mới sớm.
3- Bitcoin sẽ được thêm vào các mô hình đầu tư,… pic.twitter.com/vSugJj1QOs
Bitcoin đang dần chứng tỏ mình là một khoản đầu tư đáng giá trong kỷ nguyên số, cung cấp cả cơ hội tăng trưởng lớn và bảo vệ tài sản trong thời điểm khó khăn. Với tính không tương quan, khả năng chống lạm phát và sự thanh khoản cao, Bitcoin không chỉ là một tài sản đáng được đầu tư mà còn là một công cụ cần thiết để đa dạng hóa danh mục đầu tư, giúp nhà đầu tư tiếp cận với cơ hội và bảo vệ vốn trong một thế giới tài chính ngày càng phức tạp và không chắc chắn.
Tìm hiểu thêm: Chiến lược nắm giữ Bitcoin cho quốc gia - Bước ngoặt trong dự trữ tài chính
Bitcoin và sự đổi mới công nghệ.
Khái niệm blockchain mà nhiều người nói đến hiện nay chỉ xuất hiện sau khi sự ra đời của Bitcoin vào năm 2009. Trong suốt quá trình phát triển của crypto. Nhiều người cho rằng crypto không quan trọng, công nghệ blockchain mới quan trọng. Nhưng thực tế ở thời điểm hiện tại thì chúng ta vẫn thấy rằng crypto mới là quan trọng. Blockchain chỉ là một nền tảng, nếu nền tảng đó thiếu đi crypto, có nghĩa là thiếu đi cơ chế thưởng phạt thì nó khó có thể xây dựng được cộng đồng và người dùng một cách bền vững.
Bitcoin là người tiên phong trong việc giới thiệu công nghệ blockchain cho thế giới tài chính. Sự phát triển của Bitcoin đã thay đổi cách chúng ta hiểu về các giao dịch tài chính, đặc biệt là khả năng gửi tiền một cách ngang hàng từ nơi này đến nơi khác mà không cần trung gian.
Sàn Giao dịch Chứng khoán New York đang xem xét đề xuất cho giao dịch 24/7.
— ThuanCapital.eth (@ThuanCapital) April 22, 2024
Nhu cầu giao dịch 24/7 tương tự như thị trường crypto rất cao và nhiều công ty đầu tư đang hướng tới việc token hoá cổ phiếu và trái phiếu. pic.twitter.com/lx03TipspI
Sàn Giao dịch Chứng khoán New York đang xem xét đề xuất cho giao dịch 24/7.
Từ đó gia tăng việc ứng dụng công nghệ blockchain vào ngành tài chính. Ở đây có nghĩa là các ngân hàng và tổ chức tài chính đang tìm cách áp dụng các blockchain công cộng này vào hoạt động kinh doanh hàng ngày của họ. Một trong những ứng dụng đáng chú ý nhất là token hoá tài sản.
Qua đó, các tài sản như bất động sản, cổ phiếu, hay nghệ thuật được chuyển đổi thành token kỹ thuật số trên blockchain, cho phép chia nhỏ tài sản và mua bán chúng dễ dàng hơn trên thị trường toàn cầu.
Điều này làm tăng tính thanh khoản và dễ dàng tiếp cận hơn với nhiều loại tài sản, đồng thời cũng tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia vào các khoản đầu tư lớn hơn một cách an toàn và minh bạch.
Tìm hiểu thêm: Tác động của Crypto đối với tương lai của chuyển tiền kiều hối
Vai trò của Bitcoin trong tương lai của tiền tệ
Trong khi nhiều quốc gia vẫn còn e ngại về Bitcoin, một số khác, như El Salvador, đã chấp nhận Bitcoin như một loại tiền tệ hợp pháp, cho thấy tiềm năng của nó trong việc định hình lại tương lai của tiền tệ kỹ thuật số. Sự ra đời của crypto cũng tạo cảm hứng cho rất nhiều chính phủ tạo ra đồng tiền kỹ thuật số quốc gia (CBDC) cho quốc gia của họ.
Bitcoin và công nghệ blockchain đã khuyến khích các ngân hàng và tổ chức tài chính khác đổi mới sản phẩm của họ, từ việc phát triển các dịch vụ thanh toán mới cho đến việc tạo ra các hình thức đầu tư mới như ETF Bitcoin, mở rộng thêm lựa chọn cho các nhà đầu tư.
Kết luận
Bitcoin không chỉ là một hiện tượng nhanh nở chóng tàn. Mà nó đã và đang cung cấp nhiều giá trị to lớn cho hệ thống tài chính toàn cầu thông qua đổi mới công nghệ và mang lại khả năng tiếp cận tài chính cho tất cả mọi người ở tất cả mọi ngóc ngách trên thế giới.
Mặc dù còn gặp phải những thách thức về quy định và nhận thức, tác động kinh tế và xã hội mà Bitcoin mang lại cho thế giới không thể phủ nhận. Nó đang dần được công nhận như một phần không thể thiếu của hệ thống tài chính toàn cầu, hứa hẹn một tương lai mà trong đó crypto và công nghệ blockchain sẽ tiếp tục làm thay đổi cách chúng thế giới suy nghĩ về tiền và tài sản.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital