Bitcoin có thể bị hack không?
Bitcoin là một công nghệ tương đối mới, nhưng hơn 1 thập kỷ tồn tại, Bitcoin đã chứng tỏ mình là hệ thống kỹ thuật số an toàn nhất trên thế giới và là hệ thống tiền tệ đáng tin cậy nhất từng được phát minh.
Chuỗi khối của Bitcoin chưa bao giờ bị hack và chưa từng có BTC giả nào được tạo ra trên mạng lưới.
Nhưng với tuổi đời còn non trẻ của mạng lưới cùng với sự phát triển nhanh chóng. Bitcoin phải đối mặt với nhiều hoài nghi về tính an toàn của Bitcoin trong tương lai. Vì với danh nghĩa là một loại tài sản lưu trữ giá trị. Tồn tại hoàn toàn trên môi trường kỹ thuật số. Không được hỗ trợ hay bảo hiểm bở bất kỳ tổ chức nào đứng sau. Điều đó khiến một số người dùng mới hoặc không quá rành về công nghệ lo lắng về các lỗ hổng trong mật mã hoặc công nghệ blockchain của Bitcoin.
Tuy nhiên, mạng Bitcoin đã chứng tỏ mình mạnh mẽ trước tất cả các cuộc tấn công. Bản thân blockchain có khả năng chống lạm phát về mặt kinh tế và kỹ thuật.
“Cơ sở dữ liệu chuỗi khối Bitcoin chưa bao giờ bị hack”.
Bitcoin có thể bị hack không? Về mặt lý thuyết thì có nhưng về mặt thực tế thì không.
Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những lý do tại sao về mặt thực tế, Bitcoin không thể bị hack nhé!
Cơ chế bảo mật của Bitcoin - blockchain Bitcoin an toàn đến mức nào?
Công nghệ Blockchain
Blockchain là một cuốn sổ cái kỹ thuật số phân tán, nơi mà tất cả các giao dịch Bitcoin được ghi lại một cách công khai và không thể thay đổi. Mỗi khối trong blockchain chứa một tập hợp các giao dịch, và các khối này được liên kết với nhau theo thứ tự thời gian thông qua các mã hash.
Mỗi khối mới được thêm vào blockchain phải chứa mã hash của khối trước đó, tạo thành một chuỗi liên tục và an toàn. Điều này đảm bảo rằng một khi thông tin đã được ghi lại trong blockchain, nó không thể bị chỉnh sửa mà không làm thay đổi tất cả các khối sau đó.
Cơ chế proof of work - bằng chứng công việc (PoW)
Proof of work là một cơ chế đồng thuận được sử dụng để xác minh các giao dịch và thêm các khối mới vào blockchain. Trong hệ thống này, các thợ đào (miners) cạnh tranh với nhau để giải quyết các bài toán mật mã phức tạp. Người đầu tiên giải được bài toán này sẽ được phép thêm khối mới vào blockchain và nhận phần thưởng dưới dạng Bitcoin.
PoW đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mạng lưới Bitcoin bằng cách yêu cầu các thợ mỏ sử dụng một lượng lớn tài nguyên (công suất tính toán và điện năng) để giải quyết các bài toán. Điều này làm cho việc tấn công mạng lưới trở nên cực kỳ tốn kém và không khả thi về mặt kinh tế. Để tấn công mạng lưới Bitcoin, một hacker cần kiểm soát hơn 50% tổng công suất tính toán của toàn mạng lưới (tấn công 51%), điều này gần như không thể với quy mô hiện tại của mạng lưới Bitcoin.
Mạng lưới phi tập trung
Đương nhiên trong thế giới crypto có rất nhiều blockchain khác nhau và sử dụng nhiều công nghệ khác nhau để hoạt động. Nhưng Bitcoin đặc biệt hơn cả là do sử dụng cơ thế bằng chứng công việc (PoW) và sự phi tập trung hơn cả tất cả các blockchain còn lại trong thế giới crypto. Điều này giúp Bitcoin đứng đầu ở bảng xếp hạng, không chỉ đứng đầu về giá trị vốn hoá mà còn đứng đầu về sự phi tập trung và bảo mật.
Tether CEO nói Bitcoin là crypto duy nhất thật sự phi tập trung. Tether CEO thừa nhận rằng quan điểm của này “có thể gây tranh cãi” nhưng ông tin không đồng nào phi tập trung như Bitcoin, và ông thậm chí còn công khai nói rằng Tether tập trung, không giống như… pic.twitter.com/sT1sCK92lX
— ThuanCapital.eth (@ThuanCapital) June 13, 2024
Bitcoin hoạt động trên một mạng lưới phi tập trung với hàng ngàn nút độc lập trên toàn thế giới. Không có một trung tâm quản lý hay máy chủ duy nhất nào kiểm soát toàn bộ mạng lưới. Mỗi nút trong mạng lưới giữ một bản sao của toàn bộ blockchain và tham gia vào quá trình xác minh các giao dịch mới. Điều này tạo ra một hệ thống phi tập trung mà không có một điểm yếu nào để tấn công.
Nếu một máy tính cố gắng gian lận hoặc bị xâm nhập, mạng lưới Bitcoin sẽ loại bỏ dữ liệu không hợp lệ và tiếp tục hoạt động bình thường. Chính tính phi tập trung này giúp đảm bảo rằng mọi máy tính trong mạng đều giữ một bản sao chung và hợp lệ của chuỗi khối, từ đó bảo vệ tính bảo mật và toàn vẹn của Bitcoin.
Bitcoin như một sinh vật có 1000 cái đầu khác nhau ở khắp nơi, trong khi bạn chỉ có một cây súng, bạn không thể một lúc cùng bắn hết tất cả 1000 cái đầu để tiêu diệt nó, bạn chỉ có thể tấn công từng cái đầu riêng lẻ của nó, nhưng rồi nó lại mọc ra cái đầu ở nơi khác. Và mãi mãi bạn sẽ không bao giờ tấn công được Bitcoin.
Nhưng có giả thuyết thằng, nếu bạn hợp sức lại huy động 1000 cây súng từ khắp nơi trên thế giới để tấn công nó cùng một lúc thì sẽ tiêu diệt được con sinh vật này. Nhưng để thực hiện việc này trong thực tế rất khó, vì trong lúc bạn huy động lực lực bằng việc mua súng, phân tán nguồn lực thì hành động của bạn đã dễ dàng bị con sinh vật đó phát hiện ra rồi, và nó sẽ uyển chuyển để tránh được đòn tấn công của bạn.
Tính phi tập trung của Bitcoin làm cho nó cực kỳ khó bị tấn công. Để thực hiện một cuộc tấn công thành công, hacker cần phải kiểm soát đồng thời hàng ngàn nút trên toàn thế giới, điều này là không khả thi. Hơn nữa, việc phân tán dữ liệu trên nhiều nút khác nhau đảm bảo rằng ngay cả khi một số nút bị tấn công, mạng lưới vẫn hoạt động bình thường và không bị ảnh hưởng.
Mặc dù không có hệ thống nào là hoàn hảo và không thể bị tấn công, nhưng Bitcoin đã chứng minh được tính bảo mật và độ tin cậy của mình qua thời gian, trở thành một trong những mạng lưới tài sản kỹ thuật số an toàn và đáng tin cậy nhất trên thế giới. Nơi đang lưu trữ hàng nghìn tỷ đô la của người dùng khắp nơi trên toàn thế giới.
Liệu thị trường có quá lạc quan khi lưu trữ hàng nghìn tỷ USD vào một mạng lưới yếu ớt và dễ bị tấn công? Không, thị trường đang lưu trữ hàng nghìn tỷ USD vào Bitcoin vì nó là một mạng lưới an toàn và vững chắc nhất trên môi trường internet.
Có một điều tỷ lệ thuận ở mạng lưới Bitcoin, khi giá Bitcoin trở nên cao hơn, nhiều người sẽ dùng Bitcoin, nhiều thợ đào sẽ tham gia đào Bitcoin vì lợi nhuận, nhiều máy nodes sẽ được chạy, nhiều điện sẽ được dùng thì mạng lưới Bitcoin sẽ càng mạnh và khó hack, và cứ thế Bitcoin càng phát triển thì nó càng mạnh.
Mô hình khuyến khích của Bitcoin
Bitcoin sử dụng một cơ chế thưởng phạt đặc biệt để bảo vệ mạng lưới khỏi các cuộc tấn công và khuyến khích sự đóng góp tích cực từ người tham gia.
Khi một thợ đào (miner) thành công trong việc tạo ra một khối mới bằng cách giải quyết bài toán mật mã phức tạp, họ sẽ nhận được phần thưởng bằng Bitcoin. Hiện tại, phần thưởng là 3,125 BTC mỗi khối (giảm một nửa sau mỗi 210,000 khối). Điều này tạo động lực tài chính lớn để thợ đào bảo vệ mạng lưới thay vì tấn công nó.
Ngoài ra, thợ mỏ còn nhận được phí giao dịch từ các giao dịch trong khối họ xác nhận. Số phí này khuyến khích họ duy trì và bảo vệ mạng lưới.
Việc tấn công mạng lưới Bitcoin, như cuộc tấn công 51%, đòi hỏi một lượng tài nguyên khổng lồ, vì kẻ tấn công phải kiểm soát hơn 50% sức mạnh tính toán của toàn bộ mạng lưới, điều này cực kỳ tốn kém và gần như không thể. Thay vì tấn công, các thợ mỏ có thể sử dụng nguồn lực này để hỗ trợ mạng lưới và nhận được phần thưởng đáng kể.
Ngay cả khi thực hiện thành công một cuộc tấn công, chúng sẽ làm giảm giá Bitcoin, làm mất giá trị số Bitcoin mà chúng vừa đánh cắp. Thiết bị khai thác Bitcoin của kẻ tấn công, được gọi là ASIC, không thể tái sử dụng và đắt tiền, cũng sẽ trở nên vô dụng.
Những ưu đãi kinh tế này, cùng với thiết kế cốt lõi của Bitcoin, đã ngăn chặn một cuộc tấn công 51% thành công chống lại Bitcoin.
Các hình thức tấn công tiềm năng vào Bitcoin
Tấn công 51%
Tấn công 51% xảy ra khi một cá nhân hoặc nhóm người kiểm soát hơn 50% tổng công suất tính toán của mạng lưới Bitcoin. Nếu kiểm soát được phần lớn sức mạnh tính toán, họ có thể thực hiện các hành động gian lận như đảo ngược các giao dịch đã được xác nhận, ngăn cản các giao dịch mới và chi tiêu gấp đôi Bitcoin (double-spending).
Trong thực tế, việc thực hiện tấn công 51% là rất khó khăn và tốn kém. Mạng lưới Bitcoin hiện tại có một sức mạnh tính toán khổng lồ, yêu cầu một lượng lớn thiết bị khai thác và điện năng. Chi phí để thiết lập và vận hành một cuộc tấn công như vậy sẽ rất cao và gần như không khả thi đối với hầu hết các cá nhân hoặc tổ chức.
Tìm hiểu thêm: Lãng phí điện khi đào Bitcoin là một sự lừa dối từ truyền thông
Ví dụ, vào năm 2021, sức mạnh tính toán của mạng lưới Bitcoin đạt tới hơn 150 EH/s (exahashes per second). Để kiểm soát 51% của con số này, hacker sẽ cần một lượng tài nguyên vô cùng lớn, làm cho cuộc tấn công này trở nên không khả thi về mặt kinh tế.
Satoshi Nakamoto, người sáng lập Bitcoin, đã phác thảo cơ chế và toán học của cuộc tấn công 51% trên trang 8 của sách trắng Bitcoin.
Khi mạng Bitcoin phát triển và giá tăng thì tỷ lệ băm của các công cụ khai thác Bitcoin cũng tăng theo. Xu hướng này đã liên tục khiến các cuộc tấn công 51% trở nên “khó thực hiện hơn”, khiến Bitcoin trở nên an toàn hơn. Khi giá Bitcoin tiếp tục tăng, tỷ lệ băm và bảo mật của Bitcoin cũng sẽ tiếp tục tăng. Cộng với mô hình khuyến khích sẵn có của mạng lưới đã được đề cập phía trên thì việc tấn công 51% gần như “không khả thi” ở khía cạnh thực tế.
Tấn công từ chối dịch vụ (DDoS)
Tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDoS) xảy ra khi kẻ tấn công gửi một lượng lớn yêu cầu hoặc giao dịch đến mạng lưới để làm quá tải hệ thống. Mục tiêu của DDoS là làm gián đoạn hoạt động của mạng lưới, khiến cho các giao dịch hợp pháp bị trì hoãn hoặc không thể thực hiện được.
Cách Bitcoin ngăn chặn tấn công DDoS:
Phí giao dịch:
Chi phí cao cho kẻ tấn công: Mỗi giao dịch trên mạng lưới Bitcoin yêu cầu một khoản phí. Điều này làm tăng chi phí cho kẻ tấn công nếu họ muốn gửi một lượng lớn giao dịch để làm quá tải mạng. Việc phải trả phí giao dịch cao khiến các cuộc tấn công DDoS trở nên rất đắt đỏ và không thực tế.
Giới hạn tài nguyên:
Giới hạn kích thước giao dịch: Các giao dịch Bitcoin có giới hạn về tài nguyên mà chúng có thể tiêu thụ, bao gồm kích thước và số lượng đầu vào/đầu ra. Điều này giúp ngăn chặn các giao dịch phức tạp hoặc quá lớn làm quá tải mạng lưới.
Bitcoin Script:
Ngăn chặn vòng lặp vô hạn: Bitcoin Script, ngôn ngữ lập trình của Bitcoin, không hỗ trợ các vòng lặp vô hạn. Điều này ngăn chặn kẻ tấn công tạo ra các giao dịch làm cạn kiệt tài nguyên của các nút mạng bằng cách buộc chúng xử lý mã lặp vô tận.
Tính phân tán của mạng lưới Bitcoin:
Nhờ vào mạng lưới Bitcoin với hàng ngàn node trên toàn thế giới làm cho việc tấn công DDoS trở nên khó khăn hơn. Ngay cả khi một số node bị tấn công và ngừng hoạt động, mạng lưới vẫn có thể tiếp tục hoạt động bình thường nhờ vào các node khác.
Việc kết hợp các biện pháp trên giúp Bitcoin chống lại các cuộc tấn công DDoS và duy trì tính bảo mật và ổn định của mạng lưới.
Lỗ hổng phần mềm
Như bất kỳ phần mềm nào, Bitcoin cũng có thể chứa các lỗi (bugs) trong mã nguồn. Những lỗi này có thể “bị khai thác” để thực hiện các hành vi gian lận hoặc làm gián đoạn hoạt động của mạng lưới.
Vào ngày 15 tháng 8 năm 2010, mạng lưới Bitcoin đã gặp một sự cố nghiêm trọng được gọi là "Value Overflow Incident," khi một hacker không xác định đã tạo ra hơn 184 tỷ Bitcoin từ không khí. Sự cố này xảy ra do một lỗi trong mã nguồn của Bitcoin, nơi mà mã kiểm tra giao dịch không hoạt động đúng cách khi các đầu ra quá lớn, dẫn đến hiện tượng tràn giá trị.
Satoshi Nakamoto, người sáng lập Bitcoin, đã nhanh chóng hành động để khắc phục sự cố này bằng cách phát hành một bản vá lỗi và thực hiện một hard fork để xóa bỏ số Bitcoin được tạo ra bất hợp pháp. Chỉ trong vòng vài giờ sau khi sự cố xảy ra, mạng lưới đã được khôi phục và tiếp tục hoạt động bình thường.
Cộng đồng Bitcoin luôn chú trọng đến việc phát hiện và vá các lỗ hổng phần mềm. Quy trình này bao gồm việc kiểm tra mã nguồn một cách thường xuyên, tổ chức các cuộc thi an ninh để tìm kiếm lỗ hổng, và khuyến khích cộng đồng đóng góp vào việc cải thiện mã nguồn.
Vào năm 2018, một lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng được phát hiện trong mã nguồn Bitcoin Core (CVE-2018-17144). Lỗ hổng này bao gồm hai vấn đề chính: tấn công từ chối dịch vụ (DoS) và lỗi lạm phát.
Lỗi DoS:
Lỗi DoS cho phép một kẻ tấn công tạo ra một giao dịch chi tiêu kép (double-spend) và chèn giao dịch này vào một block có đủ bằng chứng công việc (proof-of-work). Nếu block này được phát sóng, nó có thể làm sập các node đang chạy phiên bản 0.14.x của Bitcoin Core. Tuy nhiên, để thực hiện cuộc tấn công này, kẻ tấn công cần chi phí rất lớn để tạo ra block hợp lệ, làm cho việc tấn công trở nên không thực tế về mặt kinh tế.
Lỗi lạm phát:
Lỗi lạm phát, nghiêm trọng hơn, xuất hiện trong các phiên bản 0.15-0.16.2, cho phép tạo ra Bitcoin mới mà không có đầu vào hợp lệ. Nếu được khai thác, lỗi này có thể dẫn đến việc tạo ra Bitcoin vượt quá giới hạn 21 triệu. Tuy nhiên, để thực hiện cuộc tấn công này, kẻ tấn công cũng cần sở hữu thiết bị khai thác mạnh mẽ và khả năng phát sóng block tới mạng lưới.
Ngay sau khi lỗ hổng được phát hiện, cộng đồng phát triển Bitcoin đã nhanh chóng phát hành phiên bản 0.16.3 để vá lỗi. Việc phát hiện và khắc phục kịp thời này giúp ngăn chặn nguy cơ tiềm ẩn và bảo vệ sự ổn định của mạng lưới Bitcoin.
Ngoài những sự cố này, không có nhiều lỗi nghiêm trọng nào khác trong mã nguồn của Bitcoin được biết đến.
Các hình thức tấn công vào Bitcoin rất đa dạng, từ tấn công 51% đến các tấn công mạng và lỗ hổng phần mềm. Tuy nhiên, với cơ chế bảo mật mạnh mẽ và sự cảnh giác của cộng đồng, Bitcoin đã chứng minh được tính bảo mật và độ tin cậy của mình qua thời gian. Những biện pháp bảo vệ và cải tiến liên tục giúp Bitcoin duy trì vị thế là một trong những tài sản kỹ thuật số an toàn và đáng tin cậy nhất trên thế giới.
Máy tính lượng tử
Nhiều người lo ngại rằng sự phát triển của máy tính lượng tử trong tương lai có thể đe dọa mạng lưới Bitcoin. Máy tính lượng tử có khả năng giải quyết các bài toán phức tạp nhanh hơn rất nhiều so với máy tính thông thường, điều này có thể khiến thuật toán mật mã của Bitcoin trở nên dễ bị phá vỡ.
Tuy nhiên, lo ngại này chỉ đúng về mặt lý thuyết. Trong thực tế, nếu công nghệ lượng tử phát triển, công nghệ kháng lượng tử cũng sẽ phát triển theo để bảo vệ các hệ thống, bao gồm cả mạng lưới Bitcoin.
Hơn nữa, nếu máy tính lượng tử có thể tấn công Bitcoin, chúng cũng có thể tấn công tất cả các máy chủ và hệ thống bảo mật trên toàn thế giới, từ chính phủ đến các công ty tổ chức. Vì vậy, sự phát triển của máy tính lượng tử không chỉ ảnh hưởng riêng đến Bitcoin mà sẽ là một mối đe dọa đối với toàn bộ hệ thống kỹ thuật số toàn cầu.
Chính vì lý do này, các nhà phát triển sẽ không ngừng nghiên cứu và triển khai các biện pháp bảo mật mới để bảo vệ mạng lưới Bitcoin khỏi các mối đe dọa tiềm tàng từ máy tính lượng tử.
Tìm hiểu thêm: 7 lớp bảo mật của mạng lưới Bitcoin
Lời khuyên cho người dùng và nhà đầu tư về cách bảo vệ tài sản của họ
Bitcoin, mặc dù đã tồn tại hơn một thập kỷ và đã khẳng định vị thế của mình là một loại tài sản kỹ thuật số an toàn, nhưng vẫn thường xuyên bị hiểu lầm, đặc biệt là khi những người bên ngoài thị trường crypto hoặc những người mới tham gia thị trường, thường bị các tin tức trên báo đài chi phối về các vụ hack có liên quan đến Bitcoin.
Một trong những hiểu lầm phổ biến nhất là Bitcoin thường xuyên “bị hack”. Thực tế, những vụ "hack" được đưa tin thường không liên quan đến bản chất mạng lưới Bitcoin mà là do lỗi bảo mật của người dùng hoặc các sàn giao dịch không an toàn. Dưới đây là một số cách để bảo vệ Bitcoin quý giá của bạn.
Sử dụng ví lạnh (cold wallet): Để bảo vệ Bitcoin của bạn khỏi các cuộc tấn công trực tuyến, hãy sử dụng ví lạnh. Một loại ví không kết nối với internet. Ví dụ, bạn có thể sử dụng ví cứng như Ledger hoặc Trezor để lưu trữ Bitcoin an toàn.
Tìm hiểu thêm: Giải thích dễ hiểu về khoá cá nhân, cụm từ hạt giống, ví nóng, ví lạnh
Bảo mật tài khoản của bạn: Đảm bảo rằng bạn sử dụng mật khẩu mạnh và kích hoạt xác thực hai yếu tố (2FA) và yubikey cho tất cả các tài khoản liên quan đến Bitcoin của bạn, đặc biệt là các sàn giao dịch và ví trực tuyến.
Cảnh giác với lừa đảo: Tránh nhấp vào các liên kết không xác định hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho các trang web không đáng tin cậy. Lừa đảo phishing và scam ICOs rất phổ biến trong thị trường crypto.
Chọn sàn giao dịch uy tín: Khi giao dịch Bitcoin, hãy chọn các sàn giao dịch uy tín và có lịch sử bảo mật tốt. Ví dụ, các sàn như Coinbase, Binance và Kraken được biết đến với các biện pháp bảo mật mạnh mẽ và đáng tin cậy.
Kết luận
Mạng lưới Bitcoin đã hoạt động mượt mà và an toàn trong suốt nhiều năm qua. Và với những công trình toán học được tạp ra ban đầu thì việc tấn công 51% đã được lường trước trong lý thuyết, nhưng với sự chấp nhận và phát triển của Bitcoin hiện tại thì nó gần như không thể trong thực tế.
Do đó, thay vì lo lắng về việc mạng lưới Bitcoin bị hack, người dùng nên tập trung vào việc bảo vệ tài sản của mình một cách tốt nhất để tránh bị mất cắp. Việc sử dụng các biện pháp bảo mật hiện đại và cảnh giác với các mối đe dọa là chìa khóa để đảm bảo an toàn cho tài sản của bạn trong thị trường crypto.
► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital